Nạn ô nhiễm ở Trung Quốc - Bài học cho Việt Nam
Chuyên mục Khoa học- Môi trường kỳ này trình bày lại một số tình hình ô nhiễm ở Trung Quốc. Đó là một bài học mà Việt Nam cần tránh trong phát triển công nghiệp trước khi quá muộn. Ảnh AFP: Một số công nhân viên điều hành của Trung Quốc phải chịu đựng mùi hôi từ các ống cống bốc lên từ lỗ thông hơi dưới lòng đất ở phía trước của các cơ sở văn phòng của họ ở ngay trung tâm Bắc Kinh.Đất
Một phần năm đất đai canh tác của Trung Quốc đã bị ô nhiễm bởi những kim loại độc hại. Đây là đánh giá được đưa ra trong báo cáo hồi trung tuần tháng tư vừa qua. Báo cáo kết quả khảo sát như vừa nói được đưa ra do áp lực từ người dân mỗi lúc một giận giữ hơn về trình trạng đất, nước, không khí tại Hoa Lục bị ô nhiễm trầm trọng mà không được giải quyết khiến cho người dân phải sống trong một môi trường độc hại gây ra nhiều chứng bệnh.
Trước đây những thông tin như vừa nêu tại Trung Quốc đều bị cho là nhạy cảm và thuộc loại ‘bí mật’ quốc gia. Khảo sát do hai bộ là Bộ Bảo vệ Môi trường và Bộ Đất đai- Tài Nguyên tiến hành từ năm 2005 cho đến năm ngoái ban đầu cũng bị một số quan chức không cho công bố với lý do đó là ‘bí mật quốc gia’. Thế nhưng qua cân nhắc, nếu tiếp tục không cho dân chúng biết thì hậu quả còn tệ hại hơn, nên cơ quan chức năng Trung Quốc đồng ý công bố báo cáo.
Kết quả cụ thể cho thấy tổng quát chừng 16% đất đai tại Hoa Lục bị ô nhiễm, riêng đất canh tác bị ô nhiễm là 19,4%. Tình trạng ô nhiễm được cho biết ở những nơi khác nhau có những mức độ khác nhau, có nơi được nói là nhẹ gấp đôi mức cho phép, có nơi là nghiêm trọng như không còn sử dụng được trở thành hoang mạc.
Một phần năm đất đai canh tác của Trung Quốc đã bị ô nhiễm bởi những kim loại độc hại. Đây là đánh giá được đưa ra trong báo cáo hồi trung tuần tháng tư vừa qua
Đây là hậu quả của hơn hai thập niên phát triển với tăng trưởng bùng nổ mà việc sử dụng hóa chất trong canh tác quá mức trong khi đó biện pháp bảo vệ môi trường lại rất ít, chỉ ở mức được gọi là tối thiểu.
Báo cáo liệt kê những chất gây ô nhiễm đứng hàng đầu cho đất canh tác tại Hoa Lục gồm kim loại nặng cadmium, kền và arsenic. Người dân phơi nhiễm những chất độc hại đó phải sau nhiều thập niên bệnh tình mới phát ra.
Theo nhận định trong báo cáo thì không được phép lạc quan về tình hình chung đất đai tại Trung Quốc hiện nay.
Như trên đã trình bày, biện pháp cho khảo sát và công bố tình trạng ô nhiễm đất tại Trung Quốc được cơ quan chức năng nước này tiến hành sau khi phản ứng giận dữ của dân chúng ngày càng gia tăng trước tình hình đất đai không thể canh tác, môi trường không thể sống nổi.
Các nhà lãnh đạo Trung Quốc lên tiếng nói rằng họ sẽ quyết tâm giải quyết vấn nạn ô nhiễm môi trường của đất nước. Trước hết đó là tình hình ô nhiễm khói bụi, không khí và ô nhiễm nguồn nước; và nay lại là quan ngại về ô nhiễm đất đai sau khi sản phẩm nông nghiệp như gạo và các loại hoa màu khác bị phát hiện ô nhiễm.
Hồi năm ngoái, cơ quan chức năng Trung Quốc cho tiến hành điều tra các nhà máy xay xát sau khi phát hiện có đến gần phân nửa nguồn cung gạo bán ra tại thành phố Quảng Châu bị nhiễm cadmium. Đây là một chất có thể gây hư thận và nhiều chứng bệnh khác do gạo hấp thu trong đó.
Đầu năm 2013, tin tức cho biết hằng chục tấn gạo nhiễm cadmium được bán cho các cơ sở làm bún tại khu vực miền nam Trung Quốc từ năm 2009. Loại này chỉ có thể nấu rượu, nhưng các nhà buôn lại bán hầu hết cho các cơ sở chế biến lương thực như thế.
Nước
Chỉ ít ngày sau khi có báo cáo về tình trạng đất đai bị ô nhiễm, truyền thông Trung Quốc cũng loan báo thống kê nói có đến 60% nước ngầm tại Hoa Lục bị nhiễm bẩn không thể uống được nữa.
Khảo sát vào năm ngoái do Bộ Đất Đai và Tài Nguyên nước này tiến hành kiểm tra chất lượng nguồn nước tại hơn 200 thành phố khắp Hoa Lục xếp hạng từ rất kém đến tương đối kém. Chất lượng tương đối kém là không thể uống mà không được xử lý. Còn chất lượng kém là không còn được dùng làm nguồn nước uống. So với năm trước đó thì nguồn nước chất lượng tương đối kém tăng lên gần 58%.
Một vụ mới xảy ra hồi đầu tháng tư năm nay ở thành phố Lan Châu, thủ phủ tỉnh Cam Túc là dân chúng địa phương phải đổ xô đi mua nước đóng chai để uống sau khi phát hiện ra nước máy ở thành phố này nhiễm hóa chất độc hại benzene quá mức cho phép.
Nguyên nhân của vụ này được nói là do đường ống dẫn dầu của Tập đoàn Dầu Khí Quốc gia Trung Quốc bị rò rĩ gây ô nhiễm cho nguồn nước của khu vực.
Hơn 200 thành phố khắp Hoa Lục xếp hạng từ rất kém đến tương đối kém. Chất lượng tương đối kém là không thể uống mà không được xử lý. Còn chất lượng kém là không còn được dùng làm nguồn nước uống. So với năm trước đó thì nguồn nước chất lượng tương đối kém tăng lên gần 58%
Vào tháng tư năm nay, Trung Quốc cũng đưa ra thừa nhận là nguồn nước ngầm của nước này bị ô nhiễm đến 60%. Trước đó có phúc trình cho biết sông, hồ tại Hoa Lục bùng phát nạn tảo, hóa chất và nước nhiễm bẩn xả thẳng vào.
Cơ quan Quản lý Rừng Nhà Nước Trung Quốc còn cho biết trong thập niên qua có 9% vùng đất ngập nước của Trung Quốc bị chuyển thành đất nông nghiệp hoặc dành làm những dự án hạ tầng lớn.
Các biện pháp đề ra
Trước tình hình ô nhiễm không khí, đất, nước trầm trọng như bấy lâu nay, chính quyền Bắc Kinh cố áp dụng một số biện pháp nhằm giải quyết vấn nạn đau đầu sau hơn hai thập niên phát triển kinh tế bất chấp mọi giá như thế.
Vào cuối tháng năm vừa qua, Trung Quốc chuẩn thuận 170 dự án mới với hy vọng có thể tăng cường nguồn cung và giải quyết khủng hoảng nguồn nước.
Hội đồng Nhà Nước Trung Quốc đồng ý cho tiến hành những dự án mở rộng hệ thống thủy lợi, đẩy mạnh xây dựng dự án chuyển nước nam- bắc trị giá đến 62 tỷ đô la Mỹ. Cụ thể các dự án sẽ được triển khai trong vòng 6 năm tới sẽ tăng nguồn nước cung cấp hằng năm lên chừng 80 tỷ mét khối, trong khi đó giảm nhu cầu nước tại các vùng nông thôn thêm 26 tỷ mét khối. Số lượng này chiếm hơn 11% tổng trần sử dụng về nước ở Hoa Lục vào năm 2030 là chừng 700 tỷ mét khối.
Một quan chức Kinh tế Công nghiệp, thuộc Viện Hàn Lâm Khoa học Xã Hội Trung Quốc cho báo chí biết là nay Trung Quốc không nhắm mắt chạy theo tăng trưởng GDP nhanh chóng nữa
Những dự án được chuẩn thuận hồi tháng tư là tiếp theo cam kết của chính quyền Bắc Kinh đưa ra hồi năm 2011 sẽ dành 4 ngàn tỷ Nhân dân tệ, tương đương hơn 640 triệu đô la để giải quyết tình hình khủng hoảng nguồn nước tại Trung Quốc.
Cơ quan chức năng Trung Quốc đưa ra kêu gọi cần phải tiết kiệm nước sử dụng cho nông nghiệp. Đây là khu vực sử dụng nhiều nước nhất tại Trung Quốc.
Để giải quyết nạn khói bụi gây ô nhiễm, chính quyền Trung Quốc đề ra kế hoạch trong năm nay sẽ ngưng không cho lưu hành 6 triệu xe cũ kỹ thải khói ô nhiễm.
Những loại xe đăng ký trước năm 2005 không qua khỏi kiểm tra về thải khỏi theo qui định sẽ không còn được lưu thông nữa. Dự kiến có 5 triệu xe thuộc loại này tại Bắc Kinh, Thiên Tân, các tỉnh thành thuộc lưu vực Sông Dương Tử, quanh Thượng Hải, lưu vực Châu Giang, và quanh khu thương mại Quảng Châu. Số còn lại 1 triệu phải loại khỏi giao thông chưa được nêu rõ đang lưu hành ở đâu.
Hội đồng Nhà Nước Trung Quốc yêu cầu các thành phố như Bắc Kinh, Thượng Hải và những thành phố lớn khác cần chuyển sang bán các loại xăng và dầu diesel cấp sạch nhất.
Chính quyền các thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải đều ban hành giới hạn đăng ký thêm xe mới như là biện pháp chống ô nhiễm và ùn tắc giao thông ở những nơi đó.
Các loại taxi và xe bút công cộng ở những thành phố lớn cũng được yêu cầu chuyển sang chạy bằng khí tự nhiên hay năng lượng pin điện.
Thống kê cho thấy ở Trung Quốc có khoảng 240 triệu xe cộ lưu thông trên đường, phân nửa số này là xe hành khách. Đây cũng là thị trường xe ô tô lớn nhất thế giới. Hồi năm ngoái số lượng xe bán ra tăng gần 16 % với gần 18 triệu chiếc.
Chính quyền trung ương Bắc Kinh cho biết sẽ tăng cường ngân sách tài trợ cho những địa phương thực hiện tốt công tác khống chế ô nhiễm không khí. Trong khi đó những nơi làm không tốt có thể bị phạt.
Chính quyền Bắc Kinh sẽ cho xếp loại các thành phố về mức độ ô nhiễm từ mức cao là tốt cho đến mức chưa đạt tiêu chuẩn dựa trên những tiêu chí đề ra.
Cái bài học mà chúng tôi có thể rút ra được là bằng mọi cách học hỏi kinh nghiệm của các nước mà đã trải qua những thời kỳ khó khăn về mặt môi trường do phát triển kinh tế để chúng tôi tránh đi vào những vết xe đổ đó. Bởi vì chúng tôi biết chắc rằng nếu không tìm cách tránh đi thì giá phải trả sau này rất đắtÔng Bùi Cách Tuyến
Theo Hội đồng Nhà nước Trung Quốc thì những viên chức nào đưa ra các dữ liệu giả mạo, không đúng về tình trạng môi trường của địa phương sẽ bị phạt, thậm chí bị truy tố tội hình sự.
Một quan chức Kinh tế Công nghiệp, thuộc Viện Hàn Lâm Khoa học Xã Hội Trung Quốc cho báo chí biết là nay Trung Quốc không nhắm mắt chạy theo tăng trưởng GDP nhanh chóng nữa, không chỉ chính quyền Trung Ương thấy được điều này mà chính quyền các cấp địa phương cũng nhận ra điều đó.
Nhiều chỉ số nay được chính quyền Trung Quốc quan tâm xem xét gồm có việc sử dụng nguồn tài nguyên, tình trạng môi trường bị hủy hoại, khả năng công nghiệp, sáng kiến khoa học, an toàn lao động và nợ gia tăng…
Ý kiến chuyên gia Việt Nam
Ông Bùi Cách Tuyến, thứ trưởng Bộ Tài Nguyên- Môi trường Việt Nam cho biết mọi bài học về môi trường của các nước như Trung Quốc cạnh Việt Nam đều được học hỏi để mà tránh:
‘Cái bài học mà chúng tôi có thể rút ra được là bằng mọi cách học hỏi kinh nghiệm của các nước mà đã trải qua những thời kỳ khó khăn về mặt môi trường do phát triển kinh tế để chúng tôi tránh đi vào những vết xe đổ đó. Bởi vì chúng tôi biết chắc rằng nếu không tìm cách tránh đi thì giá phải trả sau này rất đắt. Mà không phải chỉ những nước nhỏ đang phát triển như Việt Nam đâu mà những nước lớn ở Châu Á cũng như nhiều nước khác đều để xảy ra những ô nhiễm môi trường mà sau này phải rất tốn kém để phục hồi lại. Cho nên bài học lớn nhất chúng tôi phải rút kinh nghiệm ở nhiều nước- ở Nhật, ngay cả Trung Quốc bên cạnh hiện là nước có rất nhiều vấn đề về môi trường và nhiều nước khác chúng tôi phải tìm cách tránh đi trong bước đường phát triển’.
Nói là một chuyện, nhưng biết cách tránh đến đâu lại là chuyện khác vì thực tế hiện nay cho thấy vấn nạn môi trường vẫn còn là một thách thức lớn tại Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét