Mộng bành trướng Trung Hoa: Ăn thua đủ với Nga
Thời hậu Xô viết, Nga đã một số lần nhượng bộ, chuyển giao cho Trung Quốc nhiều phần lãnh thổ. Những láng giềng “khổ sở” vì Trung Quốc: Quá hung hãn trên biển! / Những láng giềng "khổ sở" vì Trung Quốc / Mấy khi Trung Quốc để láng giềng yên?
Nga được ví như gấu, còn Trung Quốc được ví là rồng, Ảnh: VIA-MIDGARD
Đường biên giới quốc tế giữa Nga và Trung Quốc (TQ) dài hơn 4.300 km, đứng thứ sáu trên thế giới, bao gồm 2 phần: phía Đông dài và phía Tây ngắn hơn. Bản thân đường biên giới này cũng như mối quan hệ Nga - Trung có một lịch sử lâu đời và gây ra khá nhiều xung đột, khởi thủy từ cuộc chinh phục Siberia. Biên giới Trung - Nga ngày nay hầu hết tồn tại từ thời Liên Xô trong khi đường biên giới Trung - Xô giống như biên giới giữa Nga và triều đại nhà Thanh, được xác lập bởi một số hiệp ước vào thế kỷ XVII cho đến hết thế kỷ XIX.
Suýt lãnh bom hạt nhân
Biên giới giữa Liên Xô (sau này là Nga) và TQ tồn tại tranh chấp lâu dài. Theo Hiệp ước Aigun (1858) và Hiệp ước Bắc Kinh (1860), Nga có được hơn 1 triệu km² vùng Manchuria rộng lớn ở miền Đông Bắc Á vốn thuộc về TQ và 500.000 km² khác ở phía Tây từ các hiệp ước khác.
Từ lâu, TQ đã xem những hiệp ước này là không công bằng và vấn đề này đã được nêu ra cùng với cuộc tranh chấp Trung - Xô. Cuối cùng, căng thẳng đã dẫn đến các cuộc đụng độ quân sự cấp sư đoàn dọc biên giới vào cuối những năm 1960.
Trung Quốc tranh chấp lãnh thổ với nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ: Ấn Độ, Nhật Bản, Afghanistan, Bhutan, Myanmar, Đài Loan, Kazakhstan, Lào, Brunei, Tajikistan, Campuchia, Indonesia, Kyrgyzstan, Malaysia, Mông Cổ, Việt Nam, Nepal, CHDCND Triều Tiên, Philippines, Nga, Singapore, Hàn Quốc (theoThe Economic Times).
Nhà sử học TQ Liu Chenshan cho biết TQ đã 5 lần đối mặt với mối đe dọa hạt nhân và mối đe dọa nghiêm trọng nhất vào năm 1969, cao điểm của cuộc tranh chấp biên giới giữa Moscow và Bắc Kinh. Ông kể rằng các nhà ngoại giao Liên Xô đã cảnh báo Washington về kế hoạch tấn công TQ bằng vũ khí hạt nhân, đồng thời yêu cầu Mỹ đứng trung lập.
E ngại khả năng như nêu trên xảy ra, TQ đã xây dựng những căn hầm trú ẩn ngầm quy mô lớn, chẳng hạn như thành phố ngầm ở Bắc Kinh, trung tâm chỉ huy dự án ngầm 131 ở Hồ Bắc và trung tâm nghiên cứu hạt nhân dự án 816 ở Trùng Khánh.
Tuy nhiên, Moscow đã nghĩ lại sau khi Washington tuyên bố sẽ tấn công hạt nhân vào 130 thành phố ở Liên Xô nếu nước này tấn công TQ và Mỹ sẽ coi như đó là khởi đầu Thế chiến thứ ba. Nhà sử học Liu cho rằng Mỹ xem Liên Xô là mối đe dọa lớn hơn TQ và muốn giữ một đất nước TQ hùng mạnh làm thế đối trọng với Liên Xô.
Ngoài ra, Tổng thống Mỹ Richard Nixon lúc đó vẫn còn không bằng lòng vì 5 năm trước Liên Xô đã từ chối tổ chức cuộc tấn công phối hợp vào chương trình hạt nhân của TQ. Theo báo The Telegraph, những lời khẳng định trên của nhà sử học TQ nhiều khả năng làm dấy lên cuộc tranh luận về một giai đoạn lịch sử hiện đại vẫn còn nhiều tranh cãi.
Sau cuộc tranh chấp Trung - Xô vào những năm 1950-1960 và lên cao điểm trong cuộc xung đột biên giới năm 1969, đã xảy ra hiện tượng quân sự hóa một cách quy mô dọc theo biên giới. Năm 1990-1991, Nga và TQ đồng ý rút quân khỏi các vị trí đóng quân dọc theo biên giới.
Bắc Kinh lấn tới
Sau khi Liên Xô tan rã, 4 quốc gia Nga, Kazakhstan, Kyrgyzstan và Tajikistan thừa hưởng những phần biên giới khác nhau của Liên Xô trước đây. Về sau, qua nhiều giai đoạn, 2 bên Trung - Nga đã nhiều lần ký các thỏa thuận phân chia biên giới và Moscow đã nhiều lần nhượng bộ. Theo ước tính của nhà sử học Nga Boris Tkachenko, với thỏa thuận biên giới Trung - Xô 1991, TQ nhận được khoảng 720 km² lãnh thổ, kể cả khoảng 700 hòn đảo.
Vào năm 2005, qua việc phân chia biên giới Nga - Trung, TQ đã nhận được một loạt phần lãnh thổ có tổng diện tích lên đến 337 km2, bao gồm phần đất ở khu vực đảo Bolshoi (thượng nguồn sông Argun ở vùng Chita) và ở khu vực các đảo Tarabarov và Bolshoi Ussursky.
Người ta cho rằng với việc chuyển giao các hòn đảo như vừa nêu, bất đồng giữa Nga và TQ đã được giải quyết thỏa đáng. Đến năm 2008, Moscow ký kết các văn kiện tại Bắc Kinh khép lại vấn đề biên giới. Khi đó, TQ nhận được gần 74 km2 đất ở khu vực Khabarovsk. Như vậy, biên giới TQ lúc này đã dịch chuyển vào lãnh thổ nước Nga 50 km.
Đến năm 2012, khi kinh tế TQ phát triển song song với sức mạnh quân sự, Bắc Kinh đã lên tiếng yêu cầu Moscow thực hiện những sự nhượng bộ mới về lãnh thổ. Lần này, người ta nói về việc dịch chuyển đường biên giới vào sâu bên trong CH Altai thuộc Nga và khi đó, phần diện tích lãnh thổ mà phía Nga phải từ bỏ là 17 ha. Trong bản tin trên, hãng tin Regnum đã không cho biết lý lẽ do phía TQ đưa ra khi yêu cầu lấn biên giới như nêu trên.
Đáng chú ý là chẳng bao lâu sau khi công bố thông tin trên, chính phủ CH Altai đã thay đổi bản thông cáo báo chí của mình và con số 17 ha trên không còn xuất hiện trong văn bản đó nữa. Sau đó, 2 bên ký nghị định thư, đồng ý xem xét những bất đồng phát sinh tại phiên họp thường kỳ Ủy ban Nga - Trung về việc tiến hành kiểm tra chung đường biên giới…
Đó là chưa kể đến tham vọng thôn tính miền Viễn Đông mênh mông của Nga mà phía TQ vẫn ấp ủ từ lâu và tìm cơ hội thực hiện, như dư luận nước Nga đang lo ngại.
Hàng ngàn người mất mạng
Năm 1961, Liên Xô tập trung 12 sư đoàn và 200 máy bay dọc theo biên giới 4.380 km giữa 2 nước, đặc biệt là tại khu vực biên giới Tây Tạng ở phía Tây Bắc TQ; năm 1968, Liên Xô điều động 25 sư đoàn và 1.200 máy bay cùng với 120 tên lửa tầm trung.
Tháng 3-1969, cuộc xung đột biên giới Trung - Xô diễn ra tại khu vực sông Ussuri và đảo Damansky - Zhenbao; chiến sự quy mô nhỏ hơn diễn ra ở Tielieketi vào tháng 8 cùng năm. Theo báo Pravda, cuộc xung đột biên giới đã phát triển thành những trận đánh khốc liệt với sự tham gia của xe tăng, pháo binh và tên lửa, lấy đi sinh mạng của hàng ngàn người, cả lính biên phòng Liên Xô và binh sĩ TQ.
Các năm sau đó, Moscow và Bắc Kinh đã nhiều lần cáo buộc nhau theo đuổi chủ nghĩa bá quyền và chủ nghĩa bành trướng.
Kỳ tới: Giành đất với Ấn Độ
NGÔ SINH
Tôi ko nghĩ nhận xét trên là xác đáng. Nói như thế thì ko chỉ VN mà cả Nhật, Hàn, Phi đều đau khổ? có chắc ko? tôi lại thấy ngược lại. Họ đang ổn hơn VN khi thắc chặt quan hệ với Mỹ.
Trả lờiXóaThế giới không chỉ 3 nước Nga, TQ và Mỹ. Dù 3 nước này là những tay chơi chính nhưng ko có nghĩa Mỹ muốn tranh thủ TQ và bất chấp tất cả hoặc làm điều tương tự đối với Nga. Hiện nay Nga và TQ đang hòa hoãn. Nên không thích hợp khi để cái hình Rồng phun lửa vào gấu Nga. Ngay cả Nga + TQ thì có phải là tất cả? Mỹ + EU + Nhật và một loạt các nước đồng minh và không đồng minh khác có phải là không đáng kể.
Bi kịch của VN không phải là Mỹ muốn tranh thủ với TQ hay ko mà là các nước nhỏ hơn nên thuộc một hệ thống nào đó để khi hữu sự thì có tương trợ. Thường kẻ gây sự mạnh hơn, cảm thấy có phần thắng nên mới gây sự. Và đau khổ cho VN là chính cái VN đang dựa vào lại gây sự với VN. Thằng đàn anh bợp tay thằng đàn em trong băng đó là nguyên nhân chính. Chứ ko phải Mỹ.
Nên nhìn cho rõ nguyên nhân trực tiếp. Khoan đổ lỗi cho nhưng mưu toan địa chính trị của Mỹ. Nhật, Hàn, Phi ko đau khổ và lâm vào tình cảnh chớ trêu như VN.
Bạn nặc danh nói đúng đấy. Nhật, Hàn, Phi dựa vào Mỹ thì sống tốt...
Trả lờiXóaNhưng tôi cho rằng hai tình huống có khác nhau. Nhật, Hàn, Phi và Mỹ có quan hệ đồng minh chiến lược hơn nửa thế kỷ qua; cực kỳ thân mật, nước nào cũng có căn cứ quân sự của Mỹ... Họ thực lòng là bạn với nhau, thân nhau, nên quyết chí giúp nhau.
Còn VN ta ư ? Ta và Mỹ đều hiểu tình bạn chỉ là giả vờ. VN suốt ngày chửi Mỹ, Mỹ nữ là gái đẹp, Mỹ Quốc là nước xấu, he he, bác Hồ định hướng từ xưa đó... Còn Mỹ thì bảo VN làm gì có nhân quyền và 1 lô lốc thứ quái thai khác như kinh tế thị trường định hướng XHCN chẳng hạn. Do đó Mỹ không thể làm bạn thân được, kể cả Obama có muốn đưa VN thành nước thân như Nhật, Hàn, Phi thì dân Mỹ cũng không nghe.
Cho nên quan hệ Việt - Mỹ chỉ là đóng kịch, và lợi dụng nhau. Mỹ dùng VN để kìm TQ, nhưng điều này không quan trọng bằng dùng TQ để kìm Nga, bảo vệ Tây Âu. Do vậy, bất cứ lúc nào Mỹ cũng có thể bán đứng VN cho TQ. Sự kiện Hoàng Sa 1974 là 1 ví dụ rõ nhất.
Sài Gòn thất thủ cũng là 1 ví dụ. Mỹ sẵn sàng vứt VN cho TQ, nhưng sẵn sàng cứu Thái Lan hay những nước dân chủ khác nếu TQ can thiệp vào đó.
Nhân nào quả đó, ích kỷ chỉ biết mình thì thế giới và Mỹ cũng cũng cư xử lại y như thế.
Cám ơn bác đã nhận xét nhé
Khi nào VN bỏ cờ đỏ sao vàng, quốc huy nhái lại của đàn anh Trung Quốc thì dân ta mói tin là VN theo Mỹ .
Trả lờiXóa