Thứ Tư, 5 tháng 2, 2014

OK: Sản phẩm văn hóa vĩ đại nhất của nước Mỹ

Có thời ở Việt Nam người ta chuộng chữ "Vô tư", đúng sai, đồng ý hay không đồng ý đều trả lời "vô tư" đi.
OK: Sản phẩm văn hóa vĩ đại nhất của nước Mỹ
Không ai có thể ngờ một từ xuất phát từ một trò đùa đã trở thành một sản phẩm vĩ đại nhất của nước Mỹ, vì nó phản ánh văn hóa, tư duy của dân Mỹ, và trên thế giới không ai không dùng đến nó.
TỪ ĐÂU CÓ CHỮ OK
Ông Allan Metcalf viết nguyên một cuốn sách về OK . Ông nói OK không chỉ là một từ vĩ đại, nó còn là một từ quan trọng, một sản phẩm thành công nhất mà người Mỹ đã xuất khẩu đi khắp thế giới. Nó còn bao gồm triết lý sống và cách suy nghĩ của người Mỹ.

Ông nói cái hay của nó là chỉ vỏn vẹn hai mẫu tự mà vừa đẹp, vừa đơn giản, vừa tiết kiệm. Nó còn mang tính thực dụng của người Mỹ. Nó không hàm ý mọi chuyện đều hoàn hảo, vượt mức mong đợi, mà chỉ mang tính trung lập, có người còn gọi là ba phải.

Khi có ai hỏi bạn có khỏe không, bạn trả lời tôi OK, như vậy không có nghĩa là bạn khỏe như voi và cũng không có nghĩa là bạn đang bệnh liệt giường.

Có nhiều giai thoại về xuất xứ của OK, ở đây chỉ xin kể ba giai thoại.


Thứ nhất, từ này bắt đầu do một trò đùa. Ngày 23 tháng 3 năm 1839, một tờ báo ở Boston dùng từ này đầu tiên, và giải thích rằng “ok” là viết tắt của “all correct,” mọi thứ đều chính xác. Nhưng tại sao lại chính xác khi “o” không bắt đầu cho “all” và “k" không bắt đầu cho “correct?” Do đó, ngay từ đầu, những gì gọi là chính xác cũng chưa hẳn là chính xác, mà chỉ là OK.

Thứ hai, một năm sau đó, 1840, ông Martin Van Buren ra tranh cử tổng thống lần nữa. Ông này vốn xuất thân từ khu Kinderhook của New York. Những người ủng hộ ông tái tranh cử gọi ông là lão già ở Kinderhook - Old Kinderhook - và nhiều nơi trên nước Mỹ lập ra những nhóm ủng hộ ông, lấy tên là OK Club. Thế là cái từ này gây ồn ào trở lại.

Thứ ba, người ta đồn rằng Tổng thống Andrew Jackson, lãnh đạo Hoa Kỳ từ 1829 đến 1837 thường hay phê “OK” vào các văn thư trình lên ông để tỏ ý chấp thuận. Trong vòng 20 năm sau đó, các vị lãnh đạo trong các ngành nghề khác bắt chước lối phê này để ra điều mình cũng làm như tổng thống. Tác giả Allan Metcalf nói sự thực Tổng thống Andrew Jackson không hề phê “OK” vào các văn thư, nhưng tin đồn đó đã tạo ra một phong trào và giúp biến từ này thành một từ thông dụng.

Tác giả Allan Metcalf vẫn còn dạy môn Anh ngữ tại trường cao đẳng MacMurray ở thành phố Jacksonville, tiểu bang Illinois. Ông còn là Tổng thư ký lâu năm của hội các nhà Phương ngữ Hoa Kỳ.

Ông vẫn cố vận động để cả nước Mỹ xem ngày 23 tháng 3 là ngày OK Day để kỷ niệm ngày từ này xuất hiện đầu tiên.

Ông nói ngoài ông ra còn một người nữa, Thomas Harris, cũng viết một quyển sách có tựa 'I'm OK -- You're OK.' Theo ông, sách này phản ánh tâm lý yêu chuộng tự do của người Mỹ:

"'I'm OK' có nghĩa là tôi có thể làm những gì tôi muốn. 'You're OK' có nghĩa là bạn có thể làm những gì bạn muốn. Có thể là chúng ta không làm giống nhau, nhưng như vậy cũng OK.

http://www.voatiengviet.com/content/the-world-best-known-american-word-4-7-12-146550295/1118668.html

OK: The Improbable Story of America's Greatest Word

It is said to be the most frequently spoken (or typed) word on the planet, more common than an infant's first word ma or the ever-present beverage Coke. It was even the first word spoken on the moon. It is "OK"--the most ubiquitous and invisible of American expressions, one used countless times every day. Yet few of us know the hidden history of OK--how it was coined, what it stood for, and the amazing extent of its influence.

Allan Metcalf, a renowned popular writer on language, here traces the evolution of America's most popular word, writing with brevity and wit, and ranging across American history with colorful portraits of the nooks and crannies in which OK survived and prospered. He describes how OK was born as a lame joke in a newspaper article in 1839--used as a supposedly humorous abbreviation for "oll korrect" (ie, "all correct")--but should have died a quick death, as most clever coinages do. But OK was swept along in a nineteenth-century fad for abbreviations, was appropriated by a presidential campaign (one of the candidates being called "Old Kinderhook"), and finally was picked up by operators of the telegraph. Over the next century and a half, it established a firm toehold in the American lexicon, and eventually became embedded in pop culture, from the "I'm OK, You're OK" of 1970's transactional analysis, to Ned Flanders' absurd "Okeley Dokeley!" Indeed, OK became emblematic of a uniquely American attitude, and is one of our most successful global exports.

http://www.amazon.com/OK-Improbable-Story-Americas-Greatest/dp/0195377931

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét