Kinh tế khí hậu xa và gần
Hiểu một cách ước lệ, nếu các quốc gia bỏ ra 1 đồng vào năm 2020 để ứng phó với khí hậu bất thường thì có thể giảm được 30 đồng thiệt hại cho đến 50 năm sau.“Đánh bạc với trời…”
Tại Việt Nam, câu nói “đánh bạc với trời…” không phải là mới đối với nhiều nông dân, ngư dân, diêm dân… nói chung là tất cả những ai mà sinh kế phải phụ thuộc cao vào thời tiết, vào dòng chảy, vào thời vụ…
Tập hợp các số liệu thống kê của cơ sở Dữ liệu sự kiện khẩn cấp (EM-DAT), tổ chức Y tế thế giới và uỷ ban Phòng chống lụt bão Trung ương, trung bình mỗi năm Việt Nam thiệt hại khoảng 1,9 tỉ USD tổng sản phẩm quốc nội (GDP) theo sức mua (PPP), hay 1,3% GDP do các trận bão lũ gây ra. Tháng 11.1997, cơn bão Linda (bão số 5) đổ bộ vào vùng biển Cà Mau gây tổn thất 778 người và mất tích 2.123 người, làm bị thương 1.232 người, thiệt hại vật chất ước tính đến 7.200 tỉ đồng thời điểm lúc đó.
Trận lũ năm 2000, có hơn 750 người chết và bị thương, thiệt hại kinh tế lên tới 4.600 tỉ đồng. Năm 2006, cơn bão Xangsane gây thiệt hại khoảng 1,2 tỉ USD tại các tỉnh duyên hải miền Trung. Các ước tính của tổ chức CARE và Oxfam cho biết, hiện tượng biến đổi khí hậu có thể gây thiệt hại 1 – 3% GDP của Việt Nam.
Thiên nhiên nổi giận
Thiên nhiên đã trừng phạt các hành động tàn phá môi sinh của con người. Vừa qua, trận siêu bão Haiyan càn quét qua thành phố Tacloban của Philippines chưa quá năm giờ, thiệt hại về cơ sở hạ tầng đã là hơn 885 triệu USD. Quay về quá khứ, trận động đất gần 10 độ Richter gây sóng thần kinh hoàng năm 2004 ở ngoài khơi Ấn Độ Dương đã giết chết gần 250.000 người ở 11 quốc gia.
Thiên nhiên nổi giận
Thiên nhiên đã trừng phạt các hành động tàn phá môi sinh của con người. Vừa qua, trận siêu bão Haiyan càn quét qua thành phố Tacloban của Philippines chưa quá năm giờ, thiệt hại về cơ sở hạ tầng đã là hơn 885 triệu USD. Quay về quá khứ, trận động đất gần 10 độ Richter gây sóng thần kinh hoàng năm 2004 ở ngoài khơi Ấn Độ Dương đã giết chết gần 250.000 người ở 11 quốc gia.
Bảy năm sau, 2011, một trận động đất và sóng thần với cường độ tương tự đã xảy ra ngoài khơi phía đông Nhật Bản, số người chết khoảng 11.000 người, thiệt hại về vật chất thì cao kỷ lục thế giới: hơn 300 tỉ USD, vượt hơn 12 lần so với siêu bão Katrina tấn công nước Mỹ năm 2005. Theo ước tính của Nordhaus (2005), nếu nhiệt độ không khí toàn cầu tăng thêm chừng 2,5 độ C thì thiệt hại cho toàn cầu vào khoảng 1,5 – 1,9% tổng sản lượng quốc gia (GNP) toàn thế giới, riêng các nước ở châu Phi tác động này có thể gần đến 4%, còn Ấn Độ là 5%.
Trong hội nghị về biến đổi khí hậu lần thứ 19 do Liên hiệp quốc tổ chức tháng 11.2013 – gọi tắt là COP19 tại thủ đô Warsaw của Ba Lan, ngân hàng Thế giới đã đưa ra con số thiệt hại do thời tiết cực đoan gây ra đối với kinh tế toàn cầu trong một thập kỷ qua đã tăng lên gần 200 tỉ USD/năm, và khi tình trạng nóng lên toàn cầu nhanh hơn gây hiện tượng biến đổi khí hậu và nước biển dâng theo chiều hướng xấu thêm thì thiệt hại kinh tế sẽ tiếp tục tăng cao.
Trong hội nghị về biến đổi khí hậu lần thứ 19 do Liên hiệp quốc tổ chức tháng 11.2013 – gọi tắt là COP19 tại thủ đô Warsaw của Ba Lan, ngân hàng Thế giới đã đưa ra con số thiệt hại do thời tiết cực đoan gây ra đối với kinh tế toàn cầu trong một thập kỷ qua đã tăng lên gần 200 tỉ USD/năm, và khi tình trạng nóng lên toàn cầu nhanh hơn gây hiện tượng biến đổi khí hậu và nước biển dâng theo chiều hướng xấu thêm thì thiệt hại kinh tế sẽ tiếp tục tăng cao.
Khả năng kéo ngược diễn biến khí hậu hiện nay trở về quá khứ vài ba thập niên trước dường như vô cùng khó trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế và chính trị hiện nay. Nhật Bản, một trong các quốc gia khởi xướng sáng kiến và cho ra đời nghị định thư Kyoto ký ngày 11.12.1997 và có hiệu lực từ ngày 16.2.2005, thống nhất giữa các quốc gia công nghiệp trong vấn đề cắt giảm khí thải trên 5,2% so với năm 1990.
Tuy nhiên, do sự cố rò rỉ phóng xạ từ thảm hoạ động đất và sóng thần, Nhật Bản phải đóng cửa các lò phản ứng hạt nhân, chuyển sang dùng nhiên liệu hoá thạch khiến mục tiêu giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính chỉ còn 3,8% đến năm 2020, thay vì 25% như đã cam kết. Cũng tại COP19, Canada không còn tích cực tham gia cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu.
Đất nước băng giá suốt tám tháng trong một năm này lại thấy hiện tượng nóng lên toàn cầu có vẻ tạo cho họ những thuận lợi: nhiều vùng đất canh tác ở Canada có được mùa hè dài hơn, diện tích canh tác mở rộng hơn, việc trồng trọt dễ dàng hơn, ngoài ra băng đá trên biển tan nhiều hơn giúp vận tải thuỷ trên Bắc Băng Dương nhộn nhịp hơn, có thể khai thác dầu khí và các khoáng sản ở đáy biển vùng cực Bắc. Điều này khiến các mục tiêu làm giảm tốc độ nóng lên trên toàn cầu trở nên bấp bênh hơn.
Lấy của che thân
Cách thức gần như duy nhất và cấp bách mà nhiều diễn đàn quốc tế đã nêu lên là các nước phải tìm cách giảm thiểu tốc độ phát thải khí nhà kính trên quy mô toàn thế giới, đồng thời phải tìm ra các giải pháp thích nghi riêng biệt với sự thay đổi khí hậu trong tương lai cho từng ngành nghề, từng nhóm đối tượng dễ bị tổn thương trong từng vùng ở mỗi quốc gia.
Đầu tư cho các hoạt động phòng tránh thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu cho các quốc gia nghèo và dễ bị tổn thương, theo ước tính của các chuyên gia, cần ít nhất 100 tỉ USD từ nay đến năm 2020. Số tiền này không phải dùng để mua bảo hiểm mà để đầu tư cho các biện pháp phòng chống, giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu. Tuy đây là một số tiền rất cao nhưng nếu thực hiện tốt có thể giảm thiểu được thiệt hại do thời tiết cực đoan gây nên, chừng 3.000 tỉ USD cho đến năm 2070.
Hiểu một cách ước lệ, nếu các quốc gia bỏ ra 1 đồng vào năm 2020 để ứng phó với khí hậu bất thường thì có thể giảm được 30 đồng thiệt hại cho đến 50 năm sau. Đây là con số có ý nghĩa về đầu tư cho kinh tế khí hậu (climate economics), một ngành khoa học mới hình thành gần mười năm nay, đang được nhiều quốc gia phát triển chú ý.
Nói đến kinh tế khí hậu, sẽ bao gồm hai yếu tố chính, đó là nguồn kinh phí để thực hiện các kế hoạch hành động ứng phó với với khí hậu thất thường; và phương cách sử dụng nguồn kinh phí đó một cách hiệu quả, công bằng và minh bạch. Nguồn kinh phí sẽ gồm tỷ lệ phần trăm phân phối ngân sách quốc gia và đóng góp địa phương, cộng thêm các khoản tài trợ của chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế và tổ chức phi chính phủ. Số tiền này phải được sử dụng một cách khôn ngoan, có lồng ghép cho các nhóm hoạt động mang tính phi công trình và công trình. Các kế hoạch chiến lược phải cân nhắc sau một loạt điều tra, khảo sát, phân tích và tổng hợp các yêu cầu hành động từ ngắn hạn cho đến dài hạn.
Các nhà môi trường cho rằng việc sử dụng các nguồn tài chính nhằm giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu phải nhắm đến các hoạt động tập huấn nâng cao năng lực cho cộng đồng người nghèo, giúp các cộng đồng biết xây dựng kế hoạch chuẩn bị sẵn sàng và lồng ghép quản lý rủi ro thiên tai vào kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, trong đó có việc xây dựng hệ thống cảnh báo sớm thiên tai và tăng khả năng, kỹ năng ứng phó với thiên tai cho từng thành viên cộng đồng. Việc đào tạo và cung cấp nguồn vốn giúp người nghèo có thêm các sinh kế bền vững và ít bị thiệt hại do những thay đổi của thời tiết và môi trường.
Về mặt công trình, nguồn tài chính phải được sử dụng hiệu quả trong các hệ thống cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thông và thuỷ lợi. Trên quy mô quốc gia, một chiến lược tăng trưởng xanh cần được cổ vũ. Một nền kinh tế xanh phải thoả mãn ba yêu cầu chủ yếu: tối thiểu hoá sự phát thải các khí gây ra hiệu ứng nhà kính; tối ưu hoá việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên; và phát triển phải bền vững trên cơ sở tạo nên một sự công bằng chung cho toàn xã hội.
THEO SGTT
THEO SGTT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét