Thứ Tư, 5 tháng 2, 2014

"Bỏ Đảng khi khó khăn là có lỗi với Đảng"

Có một vài điểm trong bài cũng có thể đồng tình với tướng Thước, ví dụ "Chỉ có một nhóm nhỏ, một bộ phận cán bộ, Đảng viên thoái hóa biến chất làm mất uy tín của Đảng như trong Nghị quyết Hội nghị T.Ư 4 Đảng ta đã thẳng thắn chỉ ra". Tuy nhiên, nguy hiểm là chính nhóm nhỏ đó đang nắm quyền lãnh đạo tuyệt đối đất nước và dùng chuyên chính bạo lực tiêu diệt những Đảng viên chân chính muốn Đảng thực hiện đúng tôn chỉ mục đích "lợi ích cao nhất của Đảng chính là lợi ích của nhân dân". 
Băn khoăn nhất là cái tiêu đề: "Bỏ Đảng khi khó khăn là có lỗi với Đảng". Trong đời có những thứ không thể bỏ được, bỏ là có lỗi, như bỏ quê hương đất nước, như bỏ ông bà, bố mẹ, anh em ruột thịt, con cái và những người bạn thân từng sống chết, ngọt bùi có nhau, như bỏ nhân sinh quan, thế giới quan mình vì mọi người và mọi người vì mình..., nhưng cũng có những thứ hoàn toàn có thể bỏ được, như bỏ cơ quan này chuyển sang cơ quan khác. 
Vậy bỏ Đảng, có lỗi với Đảng có phải là điều xấu ? Chúng ta vào Đảng đều với hy vọng sẽ có cơ hội được phục vụ tốt hơn cho đất nước, cho nhân dân, nhưng một khi mục tiêu đó không thể thực hiện được vì bất lực, vì phải tuân thủ, phải làm theo chỉ đạo của hệ thống, guồng máy Đảng đã và đang thoái hóa trầm trọng vì sự lãnh đạo độc tài, quân phiệt của một nhóm nhỏ biến chất, thì phải chăng bỏ Đảng, được tự do làm theo lương tâm mình, sẽ tốt hơn cho cho đất nước, cho nhân dân ? Tốt hơn theo nghĩa sẽ không còn phải nhắm mắt ủng hộ, làm theo những chỉ đạo phản dân, hại nước. Lỗi với Đảng và lỗi với Đất nước, với Dân, cái nào quan trọng hơn ?
Tướng Quốc Thước: Bỏ Đảng khi khó khăn là có lỗi với Đảng
Dân Việt - "Nếu ta bỏ Đảng trong những thời điểm khó khăn, để kẻ xấu càng có cơ hội lấn tới thì chúng ta có lỗi với Đảng" - Trung tướng Nguyễn Quốc Thước đáp lời về hiện tượng có những đảng viên xin ra khỏi Đảng.
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước.

Là một người lính trên chiến trường, ông sẵn sàng xả thân để bảo vệ Tổ quốc, nhân dân. Đến khi là một Đại biểu quốc hội, ông vẫn luôn phát huy tinh thần của người lính, bảo vệ đến cùng quyền lợi của người dân. 67 tuổi Đảng, ông vẫn luôn chứng tỏ mình là người cộng sản chân chính không hề nhụt chí đấu tranh. Nhân kỷ niệm 84 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với Trung tướng Nguyễn Quốc Thước.

Thưa trung tướng Nguyễn Quốc Thước, trước tiên, đầu năm mới Giáp Ngọ, xin thay mặt báo Nông thôn Ngày nay - Dân Việt xin được chúc ông và gia đình một năm mới tràn đầy sức khỏe, hạnh phúc, chúc cho mọi điều an lành sẽ tới với ông và gia đình. Là người gắn với binh nghiệp hơn nửa thế kỷ, ông có thể lại một số kỷ niệm khiến ông không thể quên đối với bản thân?

- Năm 1949 tôi nhập ngũ rồi được đi học ở trường sĩ quan Nguyễn Huệ (tiền thân của trường sĩ quan Lục quân bây giờ). Sau khi ra trường tôi được phân về Trung đoàn 101, Sư đoàn 325 và được điều động về chiến trường Bình Trị Thiên. Đây là trung đoàn nổi tiếng cà cũng là đơn vị nhà thơ Phùng Quán phục vụ lúc đó. Năm 1952 tôi được cấp trên rút ra Nghệ Tĩnh, rồi sang tham gia giải phóng hai nước anh em là Lào và Campuchia.

Đời quân ngũ của tôi đã trải qua tất cả các chiến trường ở Việt Nam, Lào, Campuchia, kỷ niệm khó quên thì nhiều vô kể bởi tất cả đều gắn với những quãng thời gian gian khổ, khốc liệt nhất. Nhưng có lẽ, kỷ niệm tôi khiến tôi nhớ mãi tới tận bây giờ là vào thời điểm năm 1969, khi đó tôi làm Trung đoàn trưởng Trung đoàn 24. Tại chiến trường Tây Nguyên, Trung đoàn đã đánh tan cuộc hành quân của địch vào Chư Ba. Sau chiến thắng đó, Bác Hồ đã gửi điện khen: “Các chú đã phát huy được truyền thống kiên cường, hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần đánh bại chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh. Nhưng các chú không được tự kiêu tự mãn, phải tiếp tục đập tan các cuộc hành quân của Mỹ ngụy”.

Một kỷ niệm khác vào cuối năm 1974, tôi được thay mặt Bộ tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên ra báo cáo về kế hoạch tiến công trong chiến dịch mùa xuân năm 1975. Khi đó tôi được làm việc trực tiếp với Đại tướng Võ Nguyên Giáp, được Đại tướng quan tâm chỉ bảo từng phương án cụ thể cho trận đánh mở màn vào Tây Nguyên năm 1975 để dẫn tới giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Tôi không bao giờ quên được những giây phút ở cạnh bên Võ Đại tướng năm đó. Cũng chính trong chuyến đi ra Hà Nội năm 1974 đó, tôi đã vô tình được gặp lại người vợ thân yêu của mình sau 10 năm xa cách trên chuyến xe dọc đường.

Với ông, ngày 3.2 – ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam – có ý nghĩa như thế nào?
- Tôi sinh ngày 3.2.1926 và có một sự trùng hợp ngẫu nhiên là cũng vào Đảng cũng vào ngày đó (3.2.1947) tại huyện ủy Nghi Lộc - Nghệ An. Như vậy cuộc đời tôi có hai ngày sinh trùng nhau: Tuổi đời và tuổi Đảng. Cho nên ngày 3.2 có một ý nghĩa quan trọng đối với cuộc đời tôi.

Khi còn chiến tranh, ngày 3.2 trong quân đội có ý nghĩa rất thiêng liêng. Sắp tới ngày đó, mỗi đơn vị đều quyết tâm chuẩn bị cho được một thành tích thiết thực nhằm chào mừng ngày thành lập Đảng. Và nó trở thành một phong trào được phát động sôi nổi trong toàn quân. Tôi còn nhớ ngày 3.2.1975, chúng tôi đã có một chiến công rất quan trọng để kỷ niệm ngày thành lập Đảng. Đó là chiến thắng chiến lược tại TP Buôn Mê Thuột, tiến tới giải phóng toàn bộ Tây Nguyên trong hai tuần.

Đó là thời của ông, khi việc đứng trong hàng ngũ của Đảng thực sự trở thành niềm tự hào của mỗi người. Nhưng hiện nay, có một thực tế là nhiều người không còn sự hào hứng khi được đứng trong hàng ngũ của Đảng, thậm chí có nhiều người còn xin ra khỏi Đảng. Ông lý giải thế nào về hiện tượng này?

- Đúng là bây giờ, có nhiều người cho rằng Đảng ta đã không còn được như trước và muốn xin ra khỏi Đảng. Theo tôi, suy nghĩ như vậy hoàn toàn không chính xác. Đảng không hề thay đổi bản chất, vẫn là Đảng của Bác Hồ, của nhân dân. Chỉ có một nhóm nhỏ, một bộ phận cán bộ, Đảng viên thoái hóa biến chất làm mất uy tín của Đảng như trong Nghị quyết Hội nghị T.Ư 4 Đảng ta đã thẳng thắn chỉ ra. Biết như vậy chúng ta phải đấu tranh mạnh mẽ, quyết liệt với những cán bộ, Đảng viên thoái hóa đó. Chứ nếu mọi người thấy hiện tượng như vậy mà nản, đều xin ra khỏi Đảng thì ai sẽ đấu tranh với kẻ xấu đó? Nếu ta bỏ Đảng trong những thời điểm khó khăn, để kẻ xấu càng có cơ hội lấn tới thì chúng ta có lỗi với Đảng. Cho nên theo quan điểm của tôi, những Đảng viên trung kiên phải trụ lại để đấu tranh với kẻ xấu, kẻ thoái hóa để bảo vệ Đảng.

Những Đảng viên chân chính phải lên tiếng, phải đấu tranh vạch mặt những kẻ tham nhũng, cơ hội, lợi dụng uy tín của Đảng để đục khoét làm giàu cho bản thân. Chúng ta không tiêu diệt con người đó mà tiêu diệt bệnh tham nhũng trong con người họ. Nếu họ thực sự nhận ra sai lầm, mong muốn sửa chữa thì kéo họ về phía mình. Những năm Đảng mới được thành lập, chúng ta có rất ít Đảng viên nhưng vẫn giành được chiến thắng. Bây giờ tôi tin chúng ta vẫn còn rất nhiều Đảng viên trung kiên, Đảng viên chân chính. Nếu thấy điều xấu, điều sai mà nhắm mắt làm ngơ là có lỗi.

Tôi cho rằng Đảng đã, đang và vẫn sẽ là niềm tự hào, là ngọn cờ động viên thúc giục nhân dân cả nước đi tới một xã hội phồn vinh, công bằng, bình đẳng, bác ái như Bác Hồ từng mong muốn.

Có người cho rằng một số cán bộ chỉ chịu trách nhiệm trước Đảng mà quên mất họ còn phải chịu trách nhiệm trước nhân dân?

- Lợi ích cao nhất của Đảng chính là lợi ích của nhân dân. Đảng không có lợi ích nào khác là phục vụ cho lợi ích của nhân dân. Chịu trách nhiệm trước Đảng cũng là chịu trách nhiệm trước dân. Để xảy ra tham nhũng, Đảng viên hư hỏng thì Đảng phải chịu trách nhiệm trước Nhân dân. Cho nên mỗi Đảng viên chúng ta phải có ý thức luôn đấu tranh với thoái hóa, biến chất, đặc biệt là với quốc nạn tham nhũng. Đó là cách tốt nhất để bảo vệ Đảng ta.

Xin cảm ơn Trung tướng về cuộc trò chuyện này và cũng xin chúc mừng sinh nhật lần từ 88 của ông!


5 nhận xét:

  1. Ông Thước ơi, Tham nhũng,độc tài,biển đảo đất liền mất đi không bao giờ lấy lại được, lổi này với tổ quốc - nhân dân ông tính sao đây ? Đừng nói vì cái sổ hưu ông ạ !

    Trả lờiXóa
  2. Ai sinh ra cái đám Nguyễn Trường Tô ,Dương chí Dũng,Lương Tiến Dủng,Nguyễn Tiến Dũng ...vậy ta ? Xưa có một ông vua giờ có mấy ông vua hả ông Thước?

    Trả lờiXóa
  3. Ông già này đang nằm mơ giữa ban ngày

    Trả lờiXóa
  4. Dân Nam bộ hay nói là " già mất nết "

    Trả lờiXóa
  5. Đọc bài này chán cho ông Bộ Đội Bắn Đòm, đúng là Bần Nông không có Tri thức ! Cái Đảng của các ông là Đảng Bạo lực và Khủng bố chứ chả phải Đảng của nhân nhân. Cái CN Mác - Engen các ông còn điếu biết bản chất nó là gì mà toàn xuyên tạc : " theo CN Mác -Lenin, tư tưởng HCM." CN Mác là CN Mác chớ sao các ông lại lồng ghép Mác -Lenin vào ?
    CN Mác - Ăng ghen hiện nay được các nước TB vận dụng hết sức có hiệu quả và nhân văn chứ không thô bỉ, bố láo như các nước CS đâu, ông ạ. Hệ.. hệ, hiểu CN MÁC thực sự chỉ có Tư Bản chứ không phải CS, thế mới đáng xấu hổ.

    Trả lờiXóa