Vài chuyện thú vị về đồng tiền Việt Nam
Dân thành thị thích tờ 200.000 đồng nhất
Đồng tiền chúng ta tiêu dùng hàng ngày có những bí mật thú vị đằng sau nó. Cùng Kiến Thức khám phá những điều bí ẩn này.Tiền ở đâu bẩn nhất?Ở Việt Nam, đồng tiền rất dễ bị nhiễm bẩn và có tuổi thọ thấp do ý thức bảo quản của người dân còn hạn chế. Vì thế, số lượng tiền nát, rách, bẩn chiếm tỷ lệ cao, nhất là những đồng tiền mệnh giá thấp.
Quyết định chuyển tiền cotton thành polymer của Ngân hàng Nhà nước cách đây khoảng chục năm đã hạn chế được phần nào việc đồng tiền bị nhiễm bẩn. Những phát hiện mới đây cho thấy, đồng tiền bị nhiễm bẩn là do giấy nền in tiền, chất lượng mực in. Tác nhân làm đồng tiền nhanh mờ, mất nét, xấu là do vi khuẩn phân hủy lớp mực in, làm hỏng đồng tiền đồng thời tạo ra mầm bệnh.
Đồng tiền lưu hành ngoài chợ là bẩn nhất
Theo các nhóm nghiên cứu, khu vực chợ truyền thống, đặc biệt là nơi bán thực phẩm và rau quả sống là môi trường tạo ra đồng tiền bẩn nhất. Những chiếc ví đựng tiền cũng là nơi chứa đầy mầm bệnh.
Mệnh giá tiền đồng nào được ưa thích nhất?
Dân thành thị thích tờ 200.000 đồng nhất
Các nhóm nghiên cứu cho biết, tầng lớp thị dân thích tờ 200.000 đồng nhất. Lý do là mệnh giá này tương hợp với số đông mức sống, thuận tiện trong thanh toán, bền và đẹp.
Tờ 500.000 đồng được chuộng ở đâu nhất?
Tờ 500.000 đồng được chuộng nhất ở khu vực nông thôn
Nhiều người cho rằng, ở các thành phố, đô thị lớn, việc cất trữ đồng tiền mệnh giá 500.000 đồng sẽ nhiều hơn so với các địa phương khác. Tuy nhiên trên thực tế, tại các vùng miền khác, đặc biệt là nông thôn, vùng núi, tiền đồng mệnh giá này lại được cất trữ nhiều hơn do thói quen trân trọng, để dành tiền của người dân.
Theo một thống kê của Ngân hàng Nhà nước, một khi đã có tiền 500.000 đồng để dành, thường khiến tiền được giữ khá lâu.
Địa danh nào được in trên tiền đồng Việt Nam?
Cảnh chụp tại nhà máy dệt Nam Định được in trên tờ tiền 2.000 đồng
Việt Nam đổi tiền bao nhiêu lần?
Kể từ ngày 1/12/1945, khi nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa phát hành đồng tiền đầu tiên kể từ sau Cách Mạng Tháng Tám, lúc đó là đồng tiền nhôm loại 2 hào, cho đến nay chúng ta đã có rất nhiều các loại tiền xu, tiền giấy, tiền polymer khác nhau. Đi cùng lịch sử phát hành tiền là những lần chúng ta thực hiện đổi tiền, có thể tổng kết những lần đổi tiền từ sau Cách Mạng Tháng Tám cho đến nay như sau:
Lần 1: Ngày 15/5/1947, Chính phủ ra sắc lệnh 48/SL cho phép lưu hành trong cả nước giấy bạc 1 đồng, 5 đồng, 10 đồng, 20 đồng, 50 đồng, 100 đồng, 500 đồng. Giấy bạc Tài chính thời kì này được in LITÔ hay TIPÔ, ốp sét trên giấy in xấu nên có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng từng mẫu tiền. Đồng thời Nhà nước thực hiện thu đổi đồng bạc Đông Dương, tỷ lệ 1 đồng Việt Nam lấy 1 đồng bạc Đông Dương.
Lần 2: Ngày 6/5/1951, tại sắc lệnh số 15/SL do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký chuẩn y việc thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt nam (NHQG VN). Ngay khi ra đời, theo sắc lệnh số 19/SL và 20/SL ngày 12/5/1951 NHQG đã chính thức phát hành đồng tiền giấy mang tên: "NHQG Việt Nam" thay đồng tiền Tài chính. Đổi 10 đồng tiền Tài chính ăn 1 đồng tiền NHQG. Đây là cuộc đổi tiền diễn ra tới 20 tháng, dài nhất trong lịch sử đổi tiền của NHQG.
Lần 3: Vì tiền NHQG đầu tiên được in ra năm 1951 là để đổi đồng Tài chính trước đó nên hầu hết những người có tiền đổi là thuộc khu vực công chức hưởng lương từ ngân sách Nhà nước. Đến tháng 2/1959, Chính phủ quyết định phân phối lại thu nhập và đã đổi tiền lần thứ 3 với tỷ lệ 1 đồng NHQG mới ăn 1.000 đồng NHQG cũ. Cuộc đổi tiền năm 1959 được đánh giá là "ngoạn mục" nhất trong lịch sử tiền tệ Việt Nam. Đến tháng 10/1961, đồng tiền NHQG VN ở miền Bắc được đổi tên thành đồng tiền Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) với cùng một mệnh giá để tránh trùng tên với đồng tiền NHQG ở miền Nam của chính phủ Nguỵ quyền Sài Gòn.
Lần 4: Trong 3 năm đầu sau ngày miền Nam giải phóng, để có một thời gian đệm cần thiết và quan trọng, 2 miền vẫn dùng 2 đồng tiền khác nhau: Miền Bắc vẫn là tiền NHNN Việt Nam, miền Nam tiếp tục dùng tiền của chính quyền cũ.
Ngày 3/5/1975, chính quyền Cách mạng tiếp quản NHQG của Nguỵ quyền Sài Gòn và vẫn sử dụng đồng tiền của chế độ cũ trong lưu thông để không gây rối loạn trong lưu thông tiền tệ ở miền Nam những ngày đầu giải phóng.
Ngày 6/6/1975 - 5 tuần sau ngày giải phóng, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng Hoà Miền Nam Việt Nam đã ra Nghị định số 04/PCT - 75 về thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam do ông Trần Dương làm Thống đốc.
Đến ngày 22/9/1975, dưới sự lãnh đạo của Bộ Chính trị và Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng Hoà Miền Nam Việt Nam đã tổ chức cuộc đổi tiền trên quy mô toàn miền Nam để đưa đồng tiền mới lấy tên là "Tiền Ngân hàng Việt Nam" (còn gọi là tiền giải phóng) vào lưu thông với tỷ lệ 1 đồng NHVN ăn 500 đồng tiền của chế độ cũ và tương đương với 1 USD.
Lần 5: Ngày 2/5/1978 - Đúng dịp kỷ niệm 3 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, Nhà nước CHXHCN Việt Nam công bố đổi tiền trên phạm vi toàn quốc, thống nhất tiền tệ cả nước với tỷ lệ 1 đồng tiền NHNN cũ ở miền Bắc hoặc 0,8 đồng tiền giải phóng ở miền Nam ăn 1 đồng NHNN mới.
Lần 6: Trước tình hình diễn biến phức tạp của lưu thông hàng - tiền và nạn khan hiếm tiền mặt nghiêm trọng trong thanh toán, ngày 14/9/1985 Nhà nước lại phải công bố đổi tiền theo tỷ lệ 10 đồng tiền NHNN cũ ăn 1 đồng tiền NHNN mới phục vụ cuộc Cách mạng về giá và lương. Nhà nước đã cho phát hành thêm vào lưu thông một khối lượng lớn tiền tương đương với 1,38 lần khối lượng tiền mới đã phát hành trong đợt đổi tiền trước đó để phục vụ công cuộc cải cách lương và giá.
Nguồn: Hải Sơn/ Kienthuc
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét