Thứ Bảy, 24 tháng 8, 2013

Chế độ ăn uống là "thủ phạm" gây ung thư

Chế độ ăn uống là "thủ phạm" gây ung thư
Cuộc sống hiện đại, đầy đủ hơn nhưng bệnh ung thư ngày càng có xu hướng tăng nhanh. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, bằng các chứng minh về dịch tễ học và thực nghiệm người ta đã chứng minh được chế độ ăn có liên quan tới 30-40% ung thư ở nam và tới 60% ung thư ở nữ.
ung-thu4-300x282 Bản chất của bệnh ung thư là gìTheo GS. TS Nguyễn Bá Đức, uống nhiều rượu, đặc biệt kết hợp với hút thuốc làm tăng nguy cơ mắc ung thư khoang miệng, thực quản, thanh quản. Ung thư dạ dày liên quan chặt chẽ với khẩu phần ăn chứa nhiều chất hun khói, chất bảo quản thực phẩm và ít hàm lượng rau, hoa quả tươi. Chế độ ăn nhiều chất béo, ít hoa quả làm tăng tỷ lệ chết do ung thư tiền liệt tuyến, đại trực tràng, vú… Bản thân thực phẩm không gây ung thư nhưng hiện nay các chất bảo quản thực phẩm, các chất trung gian chuyển hóa, các chất sinh ra từ nấm mốc có trong thực phẩm là nguyên nhân gây ung thư.

Các nghiên cứu khoa học cho thấy, một số bệnh ung thư ở hệ tiêu hoá như ung thư đại tràng, ung thu dạ dày... thường xuất hiện ở những người ăn nhiều loại thịt đã qua chế biến, tẩm ướp.

- Nướng, rán là làm thực phẩm chín nhờ nhiệt độ. Thực phẩm nướng, rán… vừa chín mềm, lại thơm ngon và “ngọt” hơn. Đó là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người. Tuy nhiên, gần đây các nhà khoa học nghiên cứu cho biết, nếu thực phẩm nướng, rán đạt đến trên 200độ C, thì chỗ trực tiếp với ngọn lửa, cá, thịt… phát sinh những hợp chất Amin dị vòng là những chất được biết có khả năng gây ung thư.

Ngoài ra, khi nướng thực phẩm có chất béo thì chất này khi chảy xuống than lửa, bốc khói lên cũng sinh ra một hợp chất gây ung thư khác là các Hydrocarbon thơm đa vòng. Các chất có tiềm năng gây ung thư trên theo khói bám vào thực phẩm, làm cho nó trông cháy đen như than.

- Thực phẩm hun khói như: thịt xông khói, gan hun khói, cá hun khói... có chứa benzopyrene gây ung thư, ăn nhiều dễ bị ung thư thực quản và dạ dày.

- Thực phẩm chiên làm gia tăng nguy cơ phát triển ung thư, đặc biệt là khi chúng chứa các loại dầu hydro hóa - chất béo transfat. Quá trình chiên kĩ hoặc chiên đi chiên lại nhiều lần sẽ tạo ra sản phẩm phụ gọi là acrylamide. 

Acrylamide là một khối u chứa chất độc thần kinh mạnh, có tác dụng phụ không chỉ trên não, mà cả đối với hệ thống sinh sản.Các loại thực phẩm carbohydrate cao như khoai tây dễ dàng sản xuất acrylamide trong quá trình chiên rán. Điều này là lý do tại sao khoai tây chiên, đặc biệt là khoai tây chiên kiểu Pháp bị coi là món ăn nằm trong danh mục các thực phẩm dễ gây ung thư..

- Thực phẩm bị mốc như: gạo, lúa mì, đậu, ngô, đậu phộng và các loại thực phẩm khác rất dễ ẩm mốc khi bị ô nhiễm, mốc sẽ sản xuất ra chất độc hại gây ung thư là streptozotocin aflatoxin.

Nhiều người thường cho rằng nấm mốc trong thực phẩm khô đơn giản chỉ là một dạng vi sinh vật vô hại, có thể lau rửa sạch và không ảnh hưởng gì đến chất lượng thực phẩm. Tuy nhiên, theo cảnh báo của các chuyên gia, chính những nấm mốc này lại mang mầm bệnh ung thư nguy hiểm đến tính mạng con người.

Theo các chuyên gia sức khỏe, những người ăn mặn có nguy cơ ung thư dạ dày tăng gấp 2 lần so với những người ăn nhạt. Vì thế, bạn nên chú ý đến lượng muối trong bữa ăn hằng ngày. Cần nhớ rằng, những thức ăn sẵn đã qua chế biến đều chứa nhiều muối và các chất bảo quản khác không có lợi cho sức khỏe, vì vậy, cần hạn chế đến mức tối đa.

Để giảm nguy cơ gây ung thư, các chuyên gia đều khuyên, ăn nhiều rau quả tươi hàng ngày, giảm chất béo, ăn thịt cá nạc là chính, nên thay mỡ động vật bằng dầu thực vật, dùng ít thức ăn ướp mặn, các thức ăn bảo quản lâu bằng cách hun khói, ướp muối, ngâm giấm đều không tốt. Hạn chế uống rượu và đặc biệt không để tăng cân quá mức…


1. Bệnh ung thư là gì ?

Ung thư là một rối loạn về sự phát triển của các tế bào trong cơ thể. Một tập hợp các tế bào ung thư được gọi là khối u tiếp tục phát triển và di căn đến các nơi khác của cơ thể. Khối ung thư không có chức năng hữu ích trong cơ thể, nó ngăn cản sự phát triển và lấy đi chất dinh dưỡng của các tế bào lành và gây nguy hiểm cho cuộc sống con người.

2. Tế bào ung thư có khác tế bào bình thường không ?

Có ! Chúng có hình dạng và kích thước khác hẳn. Các tế bào bình thường thì giống nhau và hoạt động đồng nhất còn các tế bào ung thư có hình dạng méo mó và kích thước bất thường. Những sự khác biệt này dễ dàng thấy qua kính hiển vi.

3. Ung thư di căn như thế nào ?

Những tế bào ung thư phát triển theo cách riêng của chúng ở giữa những tế bào bình thường và di chuyển từ một vùng sang các vùng khác. Sớm hay muộn thì những tế bào ung thư sẽ di căn từ vị trí ban đầu theo đường máu hay đường bạch huyết đến các nơi khác của cơ thể và hình thành những khối ung thư mới. Việc điều trị sớm có thể ngăn chặn điều này.

4. Có phải tất cả các khối u đều là ung thư không ?

Không phải ! Các khối u chia làm hai loại : lành tính và ác tính. Các khối u lành tính như nốt ruồi, hột cơm và các u nang, phát triển tại chỗ và hiếm khi nguy hiểm. Các khối u ác tính thì di căn đến các bộ phận khác của cơ thể và tiếp tục phát triển một cách vô giới hạn.

5. Có phải các bệnh ung thư đều giống nhau không ?

Không ! Có rất nhiều loại ung thư, chúng xuất hiện ở các bộ phận khác nhau của cơ thể. Một số loại phát triển chậm, một số khác phát triển nhanh. Một số loại ung thư đáp ứng với điều trị tốt hơn các loại khác. Nhưng tất cả các loại ung thư đều có đặc điểm là tế bào phát triển bất thường có xu hướng di căn.

6. Bệnh bạch cầu là gì ?

Bệnh bạch cầu là bệnh ung thư của các tế bào bạch cầu trong máu. Do vậy bệnh bạch cầu là một bệnh ung thư đặc biệt vì không có khái  niệm  “khối u” trong đó.  Mặc dù các tế bào của các loại ung thư khác có thể lưu hành trong máu nhưng không có nghĩa là những bệnh nhân ung thư này lây sang người khác qua truyền máu.

7. Ung thư có thể lây bằng đường truyền máu không ?

Không !  Và cũng không lây theo bất cứ đường nào khác.
Theo Bệnh Viện E Trung Ương

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét