Thứ Năm, 1 tháng 8, 2013

(1) Đánh giá tác động của các chính sách kinh tế đã áp dụng trong quá khứ

Xin lỗi mấy bạn, tôi hứa tìm và đưa bài này lên Blog nhưng bài dài 140 trang chụp ảnh (kể cả bảng biểu, mô hình, số liệu...) trong khi tốc độ mạng chậm quá và lúc này không có thời gian đưa, nên đành để lúc khác vậy, mong các bạn thông cảm.
Làm thế nào để đánh giá hiệu quả - tác động của các chính sách kinh tế đã áp dụng trong quá khứ ?
L'inflation et les effets des mesures contre l'inflation au Viet Nam

Lại Trần Mai: Mấy hôm nay ở Hà Nội tôi có cơ hội được gặp một số bạn trẻ để trao đổi một số vấn đề các bạn ấy quan tâm về kinh tế vĩ mô và kỹ thuật phân tích kinh tế vĩ mô. Một trong những câu hỏi xuất sắc được các bạn đặt ra làm làm thế nào để đánh giá hiệu quả - tác động của các chính sách kinh tế đã áp dụng trong quá khứ ? Đặc biệt có bạn rất muốn biết giả sử nếu cứ để bác Phan Văn Khải làm Thủ tướng và tiếp tục thực hiện các chính sách kinh tế thận trọng, từ tốn của bác ấy thay vì cứ nhất quyết phải "quyết liệt" như Thủ tướng Dũng thì tình hình kinh tế sẽ tốt hơn hay là xấu hơn so với thực trạng hiện nay. Vấn đề càng trở lên cấp bách vì Thủ tướng Dũng lại bắt đầu một chiến dịch "quyết liệt" mới kể từ hôm nay (1.8).


Để trả lời câu hỏi này, tôi nghĩ đến một bài tôi viết cách đây 19 năm về "lạm phát và hiệu quả của các biện pháp chống lạm phát ở Việt Nam". Tôi đã thử lục tìm bản tiếng Việt song không thấy, chỉ có bản tiếng Pháp. Trong bài viết thực hiện năm 1994 này, tôi đã đánh giá chi tiết hiệu quả của từng biện pháp kinh tế cũng như những tác động tổng hợp, tức thời hay tích lũy theo thời gian của nhiều biện pháp kinh tế (tạo thành một hệ thống chính sách kinh tế) được thực hiện trong giai đoạn 1988-1993.

Để các bạn hiểu sơ qua cách làm trước khi đọc nội dung chi tiết, tôi có thể mô tả vắn tắt phương pháp như sau: 

Trước tiên các bạn xây dựng một mô hình kinh tế lượng bình thường cho cả giai đoạn, sau đó tiến hành mô phỏng theo xu thế. Kết quả mô phỏng xu thế chính là những cái hiện tại (tăng trưởng, đầu tư, thu chi ngân sách, lạm phát, xuất nhập khẩu...), cái mà Thủ tướng Dũng đang đạt được hiện nay.

Tiếp theo, bạn giả sử năm 2007 Thủ tướng Dũng không lên nắm quyền mà bác Khải vẫn tại vị và làm theo cách cũ: Các biện pháp kinh tế sẽ được thực hiện từ từ theo lộ trình trung và dài hạn, vừa làm vừa điều chỉnh. Bạn đưa vào mô hình và chạy lại mô hình, sẽ thu được cái mà bác Khải sẽ đạt được nếu tiếp tục tại vị.

Trừ cái bác Khải đạt được với cái Thủ tướng Dũng đạt được sẽ cho kết quả chính là hiệu quả của các chính sách kinh tế do Thủ tướng Dũng thực hiện.

Dưới đây là toàn văn bài viết bằng tiếng Pháp. Nếu tìm được bản tiếng Việt tôi sẽ đưa lên, nhưng sợ rằng nó đã được cô giúp việc đem đi bán giấy vụn. Lúc nào có thời gian rảnh tôi sẽ dịch một số đoạn cuối bài sang tiếng Việt.































3 nhận xét:

  1. Sao không phải là tiếng anh hả Bác?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hồi đó, và cả sau này nữa, mình học ở Pháp và trình bày tại các hội thảo ở Pháp nên toàn viết bằng tiếng Pháp.

      Xóa
  2. Bài này hấp dẫn tôi quá, nhưng không có bản tiếng Việt để đọc, tiếc thật.

    Trả lờiXóa