Bài viết cũ của tôi năm 2004:
Phân tích, dự báo một số khả năng phát triển kinh tế đến năm 2010
3) Dự báo các biến ngoại sinh chính sách
Bên cạnh các biến ngoại sinh thuần tuý nêu trên, mô hình VMEM còn chứa những biến ngoại sinh chính sách tức là những biến mà Nhà nước có thể can thiệp làm thay đổi giá trị của chúng, từ đó tác động tới các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô khác và toàn nền kinh tế, lái nền kinh tế phát triển theo định hướng mong muốn. Các biến ngoại sinh chính sách trong mô hình VMEM là lãi suất huy động nội tệ ngắn hạn (INTIN), lãi suất cho vay ngắn hạn (INTOUT), tỷ lệ tín dụng ngân hàng dành cho khu vực nhà nước (ALFA), tỷ lệ tín dụng ngân hàng dành cho khu vực ngoài nhà nước (100- ALFA), tỷ trọng vốn đầu tư dành cho khu vực nông nghiệp (ALFIAG), tỷ trọng vốn đầu tư dành cho khu vực công nghiệp (ALFIIN), tỷ trọng vốn đầu tư dành cho khu vực dịch vụ (1- ALFIAG- ALFIIN), tiêu dùng của Chính phủ (CONGO), tỷ lệ thâm hụt ngân sách trên GDP theo cách tính của Bộ Tài chính (DEFRATC)...
3.1) Tỷ lệ tín dụng dành cho khu vực tư nhân
Để dự báo khả năng tiến triển của chỉ tiêu tỷ lệ tín dụng dành cho khu vực tư nhân cho các năm giai đoạn từ nay tới hết năm 2010, trước hết cần căn cứ vào xu hướng phát triển quý khứ của nó, tiếp đến xem xét các phương án do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan kinh tế tổng hợp của Chính phủ dự kiến.
Tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có cơ quan nhà nước nào đưa ra các dự báo này cho giai đoạn từ nay đến năm 2010 nên trong khuôn khổ của đề tài này, chúng tôi chỉ dự báo khả năng tiến triển của chỉ tiêu tỷ lệ tín dụng dành cho khu vực tư nhân căn cứ vào xu hướng vừa qua.
Tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có cơ quan nhà nước nào đưa ra các dự báo này cho giai đoạn từ nay đến năm 2010 nên trong khuôn khổ của đề tài này, chúng tôi chỉ dự báo khả năng tiến triển của chỉ tiêu tỷ lệ tín dụng dành cho khu vực tư nhân căn cứ vào xu hướng vừa qua.
Bảng 13: Các biến chính sách trong mô hình VMEM-2004
obs
|
INTIN
|
INTOUT
|
ALFA
|
100-ALFA
|
ALFIAG
|
ALFIIN
|
ALFISE
|
CONGO
|
DEFRATC
|
1990
|
90.10
|
45.90
|
91.28
|
8.72
|
15.10
|
31.76
|
53.14
|
10156
|
6.16
|
1991
|
56.40
|
39.30
|
87.16
|
12.84
|
14.79
|
32.46
|
52.75
|
11010
|
1.36
|
992
|
26.80
|
37.60
|
81.72
|
18.28
|
14.27
|
32.99
|
52.74
|
11831
|
1.88
|
1993
|
18.20
|
28.30
|
69.97
|
30.03
|
13.89
|
33.03
|
53.08
|
13348
|
4.34
|
1994
|
18.20
|
28.30
|
65.90
|
34.10
|
13.59
|
33.97
|
52.45
|
14738
|
1.00
|
1995
|
18.20
|
28.30
|
61.15
|
38.85
|
13.27
|
34.07
|
52.66
|
15976
|
3.52
|
1996
|
9.10
|
15.90
|
56.42
|
43.58
|
13.04
|
35.98
|
50.97
|
17163
|
2.45
|
1997
|
8.10
|
12.70
|
52.90
|
47.10
|
13.10
|
33.87
|
53.03
|
17850
|
3.50
|
1998
|
9.70
|
14.70
|
52.40
|
47.60
|
12.78
|
35.57
|
51.65
|
18425
|
1.95
|
1999
|
4.00
|
11.70
|
48.20
|
51.80
|
14.15
|
36.98
|
48.87
|
17374
|
4.43
|
2000
|
4.30
|
9.80
|
44.90
|
55.10
|
14.40
|
36.78
|
48.81
|
18245
|
3.57
|
2001
|
5.90
|
8.80
|
42.47
|
57.53
|
9.87
|
39.94
|
50.19
|
19450
|
4.83
|
2002
|
6.70
|
9.90
|
39.54
|
60.46
|
9.04
|
40.54
|
50.42
|
20497
|
4.39
|
2003
|
6.90
|
9.70
|
37.84
|
62.16
|
8.93
|
40.13
|
50.94
|
21770
|
5.13
|
2004
|
7.10
|
10.1
|
36.52
|
63.48
|
8.87
|
41.00
|
50.13
|
23076
|
4.98
|
2005
|
7.00
|
9.50
|
35.50
|
64.50
|
8.76
|
41.37
|
49.88
|
24461
|
4.90
|
2006
|
7.00
|
9.50
|
33.61
|
66.39
|
8.59
|
42.05
|
49.37
|
25928
|
4.90
|
2007
|
7.00
|
9.50
|
31.82
|
68.18
|
8.42
|
42.72
|
48.86
|
27484
|
4.90
|
2008
|
7.00
|
9.50
|
30.13
|
69.87
|
8.26
|
43.40
|
48.34
|
29133
|
4.90
|
2009
|
7.00
|
9.50
|
28.53
|
71.47
|
8.10
|
44.08
|
47.82
|
30881
|
4.90
|
2010
|
7.00
|
9.50
|
27.01
|
72.99
|
7.94
|
44.76
|
47.30
|
32734
|
4.90
|
Nguồn số liệu từ năm 2004: Do cán bộ tham gia đề tài chuẩn bị
Dự báo theo xu thế cho thấy tỷ lệ tín dụng cho vay ngoài quốc doanh trong tổng dự nợ tín dụng cho vay toàn nền kinh tế có khả năng sẽ tăng từ 63,5% năm 2004 lên 64,5% năm 2005, tức là xấp xỉ đạt mục tiêu của kế hoạch 5 năm 2005 do Ngân hàng nhà nước Việt Nam đề ra là 65%. Tiếp tục sử dụng mô hình dự báo xu thế này cho giai đoạn đến năm 2010 thì thấy tỷ lệ này tăng liên tục trong giai đoạn 2006-2010 và đạt 73% vào năm 2010. Qua xem xét tình hình thực tế và qua tham khảo ý kiến một số chuyên gia ngân hàng, chúng tôi thấy kết quả dự báo theo một mô hình kinh tế lượng được xây dựng độc lập nằm ngoài mô hình nêu trên là có thể chấp nhận được. Do vậy, chúng tôi chọn dự báo xu thế này làm dự báo để đưa vào phương án dự báo cơ bản (xem số liệu cụ thể trong bảng 13).
3.2) Lãi suất huy động và cho vay nội tệ ngắn hạn (%)
Bảng 13 cho thấy lãi suất huy động danh nghĩa giảm rất mạnh trong suốt thập kỷ 90, mức thấp nhấ là năm 1999, lãi suất huy động chỉ còn khoảng 4%/năm. Tuy nhiên từ năm 2000 đến nay, lãi suất huy động đã có xu hướng liên tục tăng lên. Căn cứ vào xu hướng hình thành lãi suất như trên và dự kiến khả năng ngăn ngừa lạm phát trong phạm vi chấp nhận được của chính phủ, dự kiến lãi suất huy động danh nghĩa năm 2005 sẽ giảm nhẹ so với năm 2004 để phù hợp với khả năng giảm tỷ lệ lạm phát và mong muốn kích thích tăng trưởng kinh tế của chính phủ. Như vậy, lãi suất huy động danh nghĩa dự kiến sẽ ổn định khoảng 7%/năm trong suốt giai đoạn 2005-2010.
Tương tự, lãi suất cho vay danh nghĩa cũng sẽ ổn định trong suốt giai đoạn 2005-2010, dự kiến khoảng 9,5%/năm để có chênh lệch 2,5% so với lãi suất huy động danh nghĩa. Mức chênh lệch này sẽ đảm bảo để các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng có thể bù đắp chi phí và kinh doanh có lãi hợp lý. Mặc dù về lý thuyết các lãi suất huy động và cho vay có quan hệ chặt chẽ với nhau, nhưng trong điều kiện nước ta, quan hệ này không thực sự chặt như mong đợi nên chúng tôi sử dụng 2 biến này làm 2 biến điều khiển độc lập.
3.3) Tiêu dùng của chính phủ
Tiêu dùng chính phủ trong quá khứ phụ thuộc nhiều vào xu thế tiêu dùng tức là có tính tự tương quan khá cao. Để dự báo tiêu dùng chính phủ trong tương lai, một mặt, cần phân tích những đặc trưng của tiêu dùng chính phủ trong quá khứ và đưa vào mô hình; mặt khác, cần dự báo khả năng mở rộng kích cầu thông qua chính sách ngân sách và tiền tệ trong những năm tới của chính phủ. Dựa trên các phân tích trên, chúng tôi đã xây dựng được phương án dự báo chi tiêu chính phủ, trong đó tốc độ kích cầu tiêu dùng chính phủ sẽ tăng nhanh hơn quá khứ một chút. Kết quả cụ thể được trình bày trong bảng 13.
3.4) Tốc độ phá giá tỷ giá đồng VN / USD
Dự báo tỷ giá là một vấn đề rất khó khăn vì ở nước ta, tỷ giá không chỉ phụ thuộc vào quan hệ cung cầu ngoại tệ trên thị trường mà còn phụ thuộc vào chính sách tỷ giá của nhà nước trong khi chính nhân tố thứ 2 mới là nhân tố đóng vai trò quyết định. Để dự báo, trước tiên chúng tôi xây dựng một mô hình kinh tế lượng độc lập, tiếp đến dùng mô hình này dự báo tỷ giá. Kết quả cho thấy tốc độ phá giá tỷ giá nhìn chung rất chậm và quy luật không rõ ràng. Do vậy, chúng tôi chọn phương pháp xây dựng các kịch bản làm phương pháp cơ bản. Trong phương án dự báo cơ bản, dự kiến tốc độ phá giá tỷ giá VND / USD khoảng 2%/năm.
3.5) Tỷ lệ thâm hụt ngân sách trên GDP (DEFRATC)
Tỷ lệ thâm hụt ngân sách trên GDP biến động rất khác nhau qua các năm như đã minh hoạ trên bảng 13. Trong những năm gần đây, theo cách tính toán cân đối của Bộ Tài chính, tỷ lệ thâm hụt ngân sách trên GDP của nước ta khoảng 4,9-5%. Tuy nhiên, để giảm tính phức tạp của mô hình, chúng tôi xác định tỷ lệ thâm hụt ngân sách trên GDP (DEFRA) bằng cách lấy tổng chi trừ tổng thu ngân sách; khi đó tỷ lệ thâm hụt ngân sách trên GDP thường tăng 0,55% so với các tính của Bộ Tài chính.
Căn cứ vào chủ trương kích cầu của Nhà nước và tỷ lệ thâm hụt ngân sách của các năm gần đây thường được Quốc hội thông qua là 5%, có thể dự báo tỷ lệ thâm hụt ngân sách trên GDP các năm tới khoảng 4,9% để đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao như mong muốn của các nhà lãnh đạo. Tỷ lệ 4,9% này ổn định trong suốt 6 năm 2005-2010, tương đương với 5,45% theo cách tính trong mô hình.
3.6) Cơ cấu đầu tư cho các ngành kinh tế:
Cơ cấu đầu tư cho các ngành kinh tế trong giai đoạn 2006-2010 trong phương án cơ bản được dự báo theo xu thế đã hình thành trong khoảng 2 thập kỷ qua, đó là tỷ trọng đầu tư cho khu vực công nghiệp tăng lên trong khi tỷ trọng đầu tư cho các khu vực nông nghiệp và dịch vụ giảm đi. Điều này sẽ càng được khảng định trong những năm tới do chúng ta đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế.
Dự kiến tỷ trọng vốn đầu tư cho khu vực công nghiệp sẽ tăng từ 41% năm 2004 lên 41,4% năm 2005 và 44,8 năm 2010. Ngược lại, tỷ trọng vốn đầu tư cho khu vực nông nghiệp sẽ giảm tương ứng từ 8,9% xuống còn 8,8% và 7,9%, đồng thời tỷ trọng vốn đầu tư cho khu vực dịch vụ cũng tương ứng giảm từ 50,1% xuống 49,9% và 47,3%.
4) Dự báo các sai số
Dự báo sai số là một công đoạn rất phức tạp và tốn kém trong toàn bộ quy trình dự báo vì các sai số không phụ thuộc vào các hiện tượng kinh tế xã hội mà mang tính chất ngẫu nhiên. Do các chuyển động ngẫu nhiên cũng có thể mang một số đặc trưng nào đó nên có thể áp dụng các kỹ thuật của lý thuyết xác suất thống kê để tìm ra quy luật dao động của các sai số, từ đó đưa ra các dự báo sai số.
Trong điều kiện nước ta hiện nay, việc dự báo các sai số theo kỹ thuật trên rất khó khăn và tốn kém cả về thời gian lẫn tiền của. Vì vậy, trong mô hình, chúng tôi chấp nhận cho các sai số bằng không nếu sai số của biến kinh tế tương ứng thấp, và bằng sai số ước lượng mô hình nhưng được giảm dần theo một tỷ lệ nhất định trong quá trình mô phỏng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét