Chủ Nhật, 28 tháng 1, 2024

Mức thưởng Tết 2020-2024 theo ngành và địa phương

Số liệu về thưởng Tết 2020-2024 phân theo ngành và theo địa phương
Thưởng Tết năm nay không biến động nhiều so với năm trước, dù nhiều doanh nghiệp đều nhận định năm 2023 rất khó khăn. Khác với lương được trả cố định, thưởng Tết là một trong những khoản thu nhập thỏa thuận, không bắt buộc, thường được chi vào cuối năm. Tiền thưởng phụ thuộc vào kết quả sản xuất, kinh doanh hàng năm; mức độ hoàn thành công việc của người lao động; và thỏa ước lao động tập thể do chủ doanh nghiệp và công đoàn cơ sở thống nhất.

Năm 2023, kim ngạch ngành xuất, nhập khẩu sụt giảm, nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu gặp không ít khó khăn, tuy nhiên vẫn cố duy trì mức thưởng Tết cao để động viên người lao động.

Xét loại hình doanh nghiệp, công ty có vốn nhà nước thường có thưởng Tết cao nhất, chiếm trên 54%. Doanh nghiệp FDI đứng thứ hai (38%), còn các công ty tư nhân xếp cuối (9%).

Kỷ lục thưởng Tết thường thuộc doanh nghiệp FDI, lên đến hàng tỷ đồng. Như năm 2023, Tổng Giám đốc một doanh nghiệp Nhật Bản kinh doanh tại Long An lĩnh vực cơ khí chính xác, tự động hóa, hưởng mức thưởng Tết cao nhất nước với mức 5,68 tỷ đồng. Con số này tương đương mức thưởng bình quân của 830 người lao động ở địa phương này.

Xét thưởng Tết bình quân tại 10 địa phương nhiều lao động nhất. Nguồn: Dữ liệu từ Sở LĐBTXH 10 địa phương

Theo dữ liệu thống kê mức thưởng cao nhất tại 10 địa phương đứng đầu về số lao động, theo loại hình doanh nghiệp từ Sở LĐBTXH các địa phương, mức thưởng cao nhất nhóm doanh nghiệp nhà nước năm 2023 thuộc về TP. HCM.

Nhóm doanh nghiệp nhà nước có mức thưởng bình quân cao nhất 5 năm qua. Lý giải nguyên nhân thưởng Tết ở khối doanh nghiệp có vốn nhà nước cao hơn các nhóm khác, ông Tống Văn Lai - Cục phó Quan hệ lao động và Tiền lương (Bộ LĐTBXH), cho hay khu vực này có đặc thù riêng về cách tính thu nhập.

Cơ chế tài chính của doanh nghiệp nhà nước, bao gồm cả tiền lương của người lao động, được Chính phủ quy định. Mức thưởng cao nhất là 3 tháng lương, gồm một tháng trích từ quỹ phúc lợi, còn lại là thưởng từ lợi nhuận kinh doanh. Hiện, lương bình quân khu vực nhà nước khoảng 10 triệu đồng mỗi tháng, nếu thưởng hai tháng sẽ được 20 triệu đồng.

Ngoài ra, người lao động làm việc tại doanh nghiệp nhà nước còn nhận được một khoản từ tiền lương để lại. Tức là, nhân sự nhận lương 15 triệu đồng mỗi tháng, nhưng hàng tháng có thể chỉ nhận 10 triệu đồng, phần còn lại sẽ được trả vào cuối năm. Kết quả là số tiền nhận vào dịp Tết tăng thêm. Tại một số doanh nghiệp nhà nước, tiền Tết cuối năm thực chất là lương còn lại.

Nếu xét mức thưởng Tết bình quân theo địa phương, "đầu tàu" kinh tế TP. HCM luôn đứng đầu 5 năm qua. Mức thưởng bình quân năm nay tại đây dù giảm nhẹ còn 12,3 triệu đồng/người, nhưng vẫn cao gần gấp rưỡi nơi đứng thứ hai là Hải Phòng (8,5 triệu đồng/người).

Tuy nhiên, trong khu vực kinh tế tư nhân - nơi đang tạo ra nhiều việc làm nhất, các công ty tại TP. HCM hai lần đứng đầu về thưởng Tết vào 2020 và 2024. Những năm còn lại, địa phương đứng đầu là Tiền Giang (2021, 2023) và Đồng Nai (2022).

Thưởng Tết theo khối doanh nghiệp tư nhân.

Trong khối doanh nghiệp có vốn FDI, Đồng Nai và Đăk Lăk có mức thưởng cao nhất hai năm 2020 - 2021, trước khi trả lại vị trí này cho TP. HCM 3 năm qua.

Thưởng Tết theo khối doanh nghiệp FDI.

Với khối doanh nghiệp có vốn nhà nước, Bình Dương và Long An có số lần dẫn đầu về mức thưởng Tết nhiều hơn TP. HCM.Thưởng Tết theo khối doanh nghiệp có vốn nhà nước 100%.

Nhìn chung, mức thưởng bình quân biến động qua từng năm không quá lớn, lý do là thống kê thu nhập không phân loại theo ngành kinh doanh, mà chỉ dừng ở loại hình doanh nghiệp. Khi tính trung bình trên quy mô lớn sẽ không có nhiều thay đổi.

Nhưng thực tế, trong từng năm, luôn có những ngành nghề thuận lợi và khó khăn. Lĩnh vực sản xuất kinh doanh tốt sẽ có mức thưởng tốt và ngược lại. Gần đây, nhiều ngành nghề mới xuất hiện và phân hóa rõ nét về thu nhập nên việc cộng dồn tất cả ngành nghề để báo cáo thống kê không còn phù hợp.

Tuy nhiên, báo cáo vẫn sẽ miêu tả bức tranh toàn cảnh về tiền lương, tiền thưởng, nhất là với có sự hiện diện của các địa phương đông doanh nghiệp, người lao động như TP. HCM, Hà Nội, Bình Dương, Long An..

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét