Thứ Sáu, 28 tháng 5, 2021

Bỏ nghề luật sư vì mất tin tưởng?

Bài này hay. Mình thích đoạn: Luật sư Việt Nam khác với nhà đấu tranh dân chủ. Như Linh mục Nguyễn Văn Lý xổ toẹt vào hệ thống tư pháp, đá vào vành móng ngựa của tòa án để đấu tranh cho công lý; còn luật sư biện hộ thì phải vin vào luật, tòa và bổn phận của luật sư mà đòi công lý cho thân chủ mình – kẻ đó có thể là Năm Cam, Trịnh Xuân Thanh, Nguyễn Thanh Chấn, hay ngay cả Nguyễn Phú Trọng (nếu cần). Vậy thì khi không còn niềm tin vào đảng và nhà nước, vào chế độ, thì chí ít cũng còn có niềm tin sắt đá vào công lý, lẽ phải và lương tâm để mà tiếp tục cái nghiệp luật sư của mình đi chứ!
Bỏ nghề luật sư vì mất tin tưởng?
FB Ngô Văn Hiếu 28-5-2021 Mất tin tưởng vào tư pháp Việt Nam hay lý tưởng công lý? Nền tư pháp ở Việt Nam chưa bao giờ đáng tin tưởng thì làm sao mất tin tưởng?! Chán nản bỏ cuộc là góp phần chấp nhận bất công miên viễn.
LS Lê Văn Hòa. Anh: FB nhân vật
Dù rất thông cảm với tâm trạng thiếu tin tưởng của LS Lê Văn Hòa và nhiều luật sư khác ở Việt Nam, chúng tôi vẫn cứ nêu ít hàng góp ý.

Thật ra hệ thống tư pháp của CSVN, nền độc tài đảng trị “chuyên chính vô sản” kiểu Mác Lê, như hiện nay đã rất tiến bộ so với năm ngoái năm kia, năm kỉa năm kìa, năm 9 năm kháng chiến, năm còn ở bưng biền, năm có Đại Hội 6 của đảng.

Người thân của chúng tôi, năm 1948, bị chính quyền Việt Minh ở ngoại ô Hà Nội lôi ra bắn cùng với một người bà con khác. Ông chú họ của tôi, dù có con thứ đi tập kết, nhưng vẫn bị VC bắt ông và người con trưởng đem đi “lên núi” để cải tạo. Thân nhân và nhiều người khác trong làng tôi bị tòa án nhân dân đốt đuốc đấu tố ban đêm, gán đủ thứ tội mà không cho mở miệng nói câu nào. Khắp nước ta đã biết bao người bị chúng chà đạp như vây.

Luật sư Trần Lâm, 1 luật sư kỳ cựu của CSVN khi còn sanh tiền đã “phát minh” ra chữ “Tòa án ở VN xử theo bản án bỏ túi”, nghĩa là xử y chang theo quyết định của lãnh đạo, không thể sai một mảy may nên phải theo quyết định đã viết.

Họ vừa đá bóng vừa thổi còi, tam quyền phân lập, chung dưới một đảng lãnh đạo. Nói nhăng cãi cuội thì cũng phải do người bí thư đảng ủy chỉ đạo… thì nó phải vậy thôi.

Tòa án và tư pháp ở Việt Nam đã và sẽ được dùng làm một trong những công cụ để thống trị và bảo vệ chế độ. Nay nhờ mở cửa và đổi mới nên có tiến bộ hơn trước, nhưng cũng … vẫn lạc hậu nên đã làm cho nhiều người nôn vội chán nản.

Tình trạng đã như vậy thì kẻ nào tin vào tư pháp và công lý của CSVN phải rất ngu ngốc và thiếu lý trí!

Nhưng, trong hệ thống tư pháp như vậy sao còn hành nghề luật sư?

Có bao giờ ta thắc mắc về chữ áo ấm và áo lạnh hay đi khám bác sĩ và đi đến cho bác sĩ khám bịnh? Dù tên gọi ngược nhau nhưng vẫn cùng một nghĩa. Vì không có công lý nên phải đòi công lý. Sao lại nản?

Luật sư phải tuyên thệ hành nghề theo pháp luật cho dù đó là pháp luật kiểu nhà chuột kangaroo. Nhưng từ đó, nhờ họ mà nền tư pháp sẽ tiệm tiến cải tiến, cải thiện, phát triển, … để hoàn chỉnh.

Hành nghề luật sư ở Việt Nam phải khác ở Âu Mỹ, nơi mà tư pháp và công lý được tôn trọng và tin tưởng. Còn ở Việt Nam thì luật sư phải vừa là kẻ đi đường, vừa phải đắp đường, và có khi phải khai sơn phá thạch mà làm đường.

Luật sư Việt Nam khác với nhà đấu tranh dân chủ. Như LM Nguyễn Văn Lý xổ toẹt vào hệ thống tư pháp, đá vào vành móng ngựa của tòa án để đấu tranh cho công lý; còn luật sư biện hộ thì phải vin vào luật, tòa và bổn phận của luật sư mà đòi công lý cho thân chủ mình – kẻ đó có thể là Năm Cam, Trịnh Xuân Thanh, Nguyễn Thanh Chấn, hay ngay cả Nguyễn Phú Trọng (nếu cần).

Vậy thì khi không còn niềm tin vào đảng và nhà nước, vào chế độ, thì chí ít cũng còn có niềm tin sắt đá vào công lý, lẽ phải và lương tâm để mà tiếp tục cái nghiệp luật sư của mình đi chứ!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét