Thứ Tư, 2 tháng 10, 2019

TQ biểu dương lực lượng, đe dọa khu vực và Mỹ

Trung Quốc biểu dương lực lượng, đe dọa khu vực, khuyến cáo Mỹ
Tú Anh 01-10-2019 Theo cựu đô đốc Mỹ James Stavridis, nguyên tư lệnh tối cao của NATO, nay là giám đốc Viện nghiên cứu Carlyle, chiến lược mới của Trung Quốc dựa trên ba mũi giáp công : máy bay tự hành tàng hình, hỏa tiễn siêu thanh và lực lượng đặc biệt. Vũ khí hạt nhân chỉ đóng vai trò răn đe. Nằm trong tầm nhắm của Trung Quốc có ba loại đối tượng từ gần đến xa, từ khu vực đến thế giới. Trước tiên là những láng giềng cùng chung vùng biển với Trung Quốc : Việt Nam, Philippines, Malaysia và Đài Loan. Trong bối cảnh Bắc Kinh muốn kiểm soát toàn bộ Biển Đông, cuộc biểu dương sức mạnh 01/10 rất đáng lo ngại.
Đoàn xe chở tên lửa siêu thanh DF-17 trên Quảng trường Thiên An Môn trong ngày Quốc Khánh 01/10/2019 tại Bắc Kinh.REUTERS/Jason Lee. Theo giới chuyên gia quân sự, các loại vũ khí mà Trung Quốc phô trương trong ngày 01/10/2019 minh họa các tiến bộ vượt bậc của quân đội Hoa lục để có thể « đứng đầu thế giới vào năm 2049 », mục tiêu mà chủ tịch Tập Cận Bình đề ra khi chế độ Cộng Sản được 100 tuổi.

Trong bối cảnh xung khắc với Mỹ tại Biển Đông, Đài Loan và tranh chấp thương mại đầy bất trắc, Bắc Kinh tung ra những lá chủ bài vũ khí. « Bảo bối » lợi hại số một là hỏa tiễn Đông Phong-41, trang bị nhiều đầu đạn hạt nhân, có thể bay đến bất cứ nơi nào trên nước Mỹ. Tuy dài đến 20 thước, Đông Phong-41 rất linh động, có thể di chuyển thường xuyên, trái với thế hệ tên lửa trước, đặt trong các ống phóng cố định trong núi.

Được AFP đặt câu hỏi, Adam Ni, chuyên gia về vũ khí Trung Quốc thuộc đại học Úc Macquarie, Sydney, nhận định « tên lửa mới này chứng tỏ công nghệ quân sự của Trung Quốc đã tiến bộ đáng kể, linh động, hiệu quả, chính xác ». Nói cách khác, Trung Quốc đã trở thành một đối thủ đáng gờm đối với Mỹ.

Ngoài tên lửa liên lục địa, Trung Quốc còn biểu dương một loạt vũ khí mới khác đều lợi hại như nhau : oanh tạc cơ chiến lược H6-N mang bom nguyên tử và có tầm hoạt động xa hơn thế hệ trước, tên lửa đạn đạo JL-2 trang bị cho tầu ngầm, đủ sức bay đến Alaska, tên lửa siêu thanh DF-100 chống hàng không mẫu hạm.

Nhưng « ngôi sao » trong ngày diễn binh 01/10 là tên lửa DF-17 : một khi lên đến độ cao dự kiến , sẽ thả « tàu lượn siêu thanh » có hình mũi tên, lao vào mục tiêu với vận tốc 7.000 cây số/giờ. Nếu sự thực là như thế, vũ khí này của Trung Quốc còn kém tên lửa tối tân nhất của Nga là Zircon, với vận tốc 10.000 cây số/giờ mà Hoa Kỳ vừa mới tập đánh chận ở ngoài khơi California. Quân đội Trung Quốc cũng trình làng hai loại máy bay tự hành mới : trinh sát WZ-8 và tấn công GJ-11.

Suy đoán mục tiêu chiến lược của Trung Quốc
Theo cựu đô đốc Mỹ James Stavridis, nguyên tư lệnh tối cao của NATO, nay là giám đốc Viện nghiên cứu Carlyle, chiến lược mới của Trung Quốc dựa trên ba mũi giáp công : máy bay tự hành tàng hình, hỏa tiễn siêu thanh và lực lượng đặc biệt. Vũ khí hạt nhân chỉ đóng vai trò răn đe.

Nằm trong tầm nhắm của Trung Quốc có ba loại đối tượng từ gần đến xa, từ khu vực đến thế giới.

Trước tiên là những láng giềng cùng chung vùng biển với Trung Quốc : Việt Nam, Philippines, Malaysia và Đài Loan. Trong bối cảnh Bắc Kinh muốn kiểm soát toàn bộ Biển Đông, cuộc biểu dương sức mạnh 01/10 rất đáng lo ngại.

Vòng đối tượng thứ hai là Nhật Bản, Úc, Singapore và Indonesia và nhất là Ấn Độ. Mối đe dọa của Trung Quốc đưa đến hệ quả là các nước Châu Á-Thái Bình Dương này tăng cường khả năng quốc phòng và tiến tới thành lập một liên minh theo đề xuất của Tokyo : liên minh kim cương Nhật, Úc, Mỹ, Ấn.

Xa hơn nữa, đối thủ lớn nhất của Trung Quốc vẫn là Hoa Kỳ. Theo cựu đô đốc James Stavridis , « thông điệp » của Bắc Kinh là muốn hải quân Mỹ ngưng tuần tra ở Biển Đông.

Nếu không có gì ngăn chận, không chờ đến 2025, thời điểm Trung Quốc đứng đầu thế giới về công nghệ theo cam kết của Tập Cận Bình, toàn bộ Biển Đông sẽ bị vũ khí hiện đại của Trung Quốc biến thành « biển máu » cho bất cứ thế lực nào muốn chống lại ý đồ của thống trị của Bắc Kinh, theo tiên đóan của viên tướng 4 sao.

Tổ chức lễ hội không đúng lúc ?


Người đưa ra nhận định này là Ngô Giang (Wu Qiang), người Trung Quốc, nguyên là giáo sư đại học Thanh Hoa, bị cấm dạy. Trả lời phỏng vấn RFI, ông phân tích như sau qua điện thoại :

« Chúng tôi có 1,4 tỷ dân. Sự im lặng của họ chỉ là phản ứng ngoài mặt. Vấn đề nan giải nội tại của Trung Quốc vẫn còn : kinh tế tăng trưởng chậm lại, phân hóa giàu nghèo gia tăng. Chưa kể những thách thức khác trên trường quốc tế như thương chiến, con đường tơ lụa, phong trào phản kháng tại Hồng Kông. Chính quyền đối đầu với những khó khăn lớn. Biểu dương lực lượng tại Thiên An Môn tạo cảm tưởng Trung Quốc đang ở thời kỳ Liên Xô cũ làm quốc tế lo ngại».

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét