Nếu luật này được áp dụng ở VN thì 3/4-4/5 dân số các đô thị sẽ đi tù vì ai nấy đều cần dùng khẩu trang khi ra đường.
Đặc khu Trưởng Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga trong cuộc họp báo công bố “Luật Cấm che mặt” chiều ngày 4/10. (Ảnh từ cắt từ video). Chính phủ Hồng Kông triệu tập hội nghị đặc biệt sáng ngày 4/10
Theo truyền thông Hồng Kông đưa tin, chính phủ Hồng Kông vẫn luôn nghiên cứu các phương án khác nhau để làm dịu hoạt động biểu tình bao gồm đề xuất lệnh cấm đi lại ban đêm của “Luật khẩn cấp” và “Luật an ninh công cộng”, v.v. Tuy nhiên việc thực thi lệnh cấm đi lại vào ban đêm chưa thể đạt được nhận thức chung trong nội bộ chính phủ Hồng Kông, do đó cuối cùng họ đã quyết định áp dụng “Luật Cấm che mặt”với tương đối nhiều đồng thuận.
Sau ngày 1/10, Trưởng đặc khu Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga đã có cuộc họp kín liên tiếp 2 ngày với Cục trưởng Cục Tư pháp Trịnh Nhược Hoa, Cục trưởng Cục An ninh Lý Gia Siêu, để chuẩn bị cho việc trích dẫn “Luật Khẩn cấp”.
Có nhân sĩ trong chính phủ Hồng Kông và nhân sĩ phe kiến chính tiết lộ, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga mở hội nghị hành chính đặc biệt vào hôm nay, và sau hội nghị sẽ công bố dùng quyền hạn được trao trong “Luật khẩn cấp” để chế định “Luật Cấm che mặt”.
Khoảng 9 giờ sáng, nhiều kênh truyền thông Hồng Kông đã trực sẵn và nhìn thấy một số thành viên Hội nghị Hành chính đã đến Văn phòng trưởng đặc khu, dự đoán là đến tham dự Hội nghị hành chính đặc biệt và thảo luận về “Luật Cấm che mặt”. Bên cạnh đó, bên ngoài Văn phòng Trưởng đặc khu và trụ sở chính phủ đều có nhiều cảnh sát chống bạo động phòng bị.
Hội nghị hành chính là cơ quan cao nhất trợ giúp Trưởng đặc khu tiến hành các quyết sách trong chính phủ Hồng Kông, do Trưởng đặc khu chủ trì và tự bổ nhiệm thành viên, thông thường mỗi tuần sẽ họp 2 lần. “Luật cơ bản Hồng Kông” quy định, trước khi Trưởng đặc khu muốn tiến hành bất cứ quyết sách nào, đều cần phải trưng cầu ý kiến tại Hội nghị hành chính.
Dựa vào quy định của “Luật khẩn cấp” (Pháp lệnh Quy định trường hợp khẩn cấp), Trưởng đặc khu Hồng Kông có thể cùng với Hội nghị hành chính, khi cho rằng tình trạng trở nên khẩn cấp, sẽ ký bất cứ quy định nào được cho là phù hợp với lợi ích của công chúng, quy định này sẽ tiếp tục có hiệu lực đến khi Trưởng đặc khu cùng Hội nghị hành chính tuyên bố xoá bỏ.
Người biểu tình che mặt sẽ phải đối diện mức phạt lên đến 1 năm tù
Khoảng giờ 3:00 chiều (giờ Hồng Kông), bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga cùng Cục trưởng Cục Tư pháp tổ chức họp báo chính thức công bố “Luật Cấm che mặt”. Sau khi Hội nghị hành chính thông qua “Luật Cấm che mặt”, cần phải được đăng trên Công báo chính phủ (Hong Kong Government Gazette) thì mới có hiệu lực, người dân cũng có thể đề xuất đánh giá tư pháp.
Nếu “Luật Cấm che mặt” được thực thi, các cuộc diễu hành mít tinh dù có được cảnh sát phê chuẩn thông báo không phản đối, người tham gia đều không được che mặt, bao gồm cả đeo khẩu trang.
Nhưng nếu vì lý do tôn giáo cần che mặt, truyền thông tác nghiệp tại hiện trường biểu tình buộc phải đeo mặt nạ phòng độc, hoặc do nguyên nhân y tế, đều là những lý do hợp lý có thể được miễn trừ.
Theo nguồn tin từ chính phủ Hồng Kông cho biết, “Luật Cấm che mặt” sẽ được thực thi vào thứ Bảy (5/10), người vi phạm có thể sẽ đối mặt với mức phạt cao nhất là 25.000 Đô la Hồng Kông (khoảng hơn 3.000 USD) hoặc bị phạt 1 năm tù.
Nghị viên Hội đồng lập pháp: “Cách làm ngu ngốc!”
Nghị viên Hội đồng lập pháp Hồng Kông Phạm Quốc Uy cho rằng, cách làm của bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga là “ngu ngốc”, chính phủ dùng một luật tà ác khác để chuyển dịch góc nhìn, không hồi đáp 5 yêu cầu của người dân, tin rằng người dân Hồng Kông sẽ không từ bỏ các yêu cầu của mình, nhưng lại lo lắng xung đột sẽ nghiêm trọng hơn. Ông cũng cho biết, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga cần nhìn rõ hình thế xã hội, không nên đổ thêm dầu vào lửa.
Cựu Chủ tịch đảng Dân chủ Hồng Kông Hà Tuấn Nhân chia sẻ với tờ Epoch Times cho biết, ảnh hưởng của việc thông qua “Luật khẩn cấp” vô cùng sâu rộng, “Luật Cấm che mặt” chỉ là bước đầu trong việc khởi động quyền của “Luật khẩn cấp”. Một khi “Luật khẩn cấp” được thông qua, Trưởng Đặc khu Hồng Kông và Hội nghị Hành chính sẽ có nhiều quyền lực hơn, đây cũng là điều mà quốc tế vô cùng quan tâm. Tiếp sau đó có thể là sẽ yêu cầu báo chí đóng cửa, có thể đóng băng công ty, thậm chí là tài chính và tài sản cá nhân, có thể bắt bớ nghi phạm, khiến cho hoàn cảnh ở Hồng Kông hoàn toàn thay đổi, Hồng Kông có thể sẽ trở thành một xã hội mà cảnh sát có quyền vô hạn.
Ông Hà Tuấn Nhân nói, Hồng Kông trở thành trung tâm tài chính quốc tế, thậm chí là khu thuế quan độc lập theo Đạo luật Chính sách Mỹ – Hồng Kông, là thành phố hưởng tự trị cao độ trong thể chế ‘một quốc gia, hai chế độ’, và địa vị này của Hồng Kông bị phá hoại hoàn toàn. “Do đó không nên coi nhẹ bước đầu tiên này, đây có thể là bước đầu tiên khiến Hồng Kông đi đến tử vong.”
Trí Đạt
Chính phủ Hồng Kông ra “Luật Cấm che mặt”, người vi phạm có thể bị phạt 1 năm tù
Phong trào phản đối Dự luật dẫn độ tại Hồng Kông đón một làn sóng mới sau ngày 1/10, để nhanh chóng kiểm soát tình hình, chính phủ Hồng Kông hôm nay (4/10) đã chính thức công bố “Luật Cấm che mặt”. Tương lai, cảnh sát Hồng Kông có quyền yêu cầu người tham gia hoạt động biểu tình bỏ che mặt, nhưng có ngoại lệ. Điều luật này sẽ được thực thi bắt đầu từ thứ Bảy (5/10), người vi phạm sẽ đối mặt với mức phạt cao nhất là 25.000 Đô la Hồng Kông hoặc bị phạt tù 1 năm. Đặc khu Trưởng Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga trong cuộc họp báo công bố “Luật Cấm che mặt” chiều ngày 4/10. (Ảnh từ cắt từ video). Chính phủ Hồng Kông triệu tập hội nghị đặc biệt sáng ngày 4/10
Theo truyền thông Hồng Kông đưa tin, chính phủ Hồng Kông vẫn luôn nghiên cứu các phương án khác nhau để làm dịu hoạt động biểu tình bao gồm đề xuất lệnh cấm đi lại ban đêm của “Luật khẩn cấp” và “Luật an ninh công cộng”, v.v. Tuy nhiên việc thực thi lệnh cấm đi lại vào ban đêm chưa thể đạt được nhận thức chung trong nội bộ chính phủ Hồng Kông, do đó cuối cùng họ đã quyết định áp dụng “Luật Cấm che mặt”với tương đối nhiều đồng thuận.
Sau ngày 1/10, Trưởng đặc khu Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga đã có cuộc họp kín liên tiếp 2 ngày với Cục trưởng Cục Tư pháp Trịnh Nhược Hoa, Cục trưởng Cục An ninh Lý Gia Siêu, để chuẩn bị cho việc trích dẫn “Luật Khẩn cấp”.
Có nhân sĩ trong chính phủ Hồng Kông và nhân sĩ phe kiến chính tiết lộ, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga mở hội nghị hành chính đặc biệt vào hôm nay, và sau hội nghị sẽ công bố dùng quyền hạn được trao trong “Luật khẩn cấp” để chế định “Luật Cấm che mặt”.
Khoảng 9 giờ sáng, nhiều kênh truyền thông Hồng Kông đã trực sẵn và nhìn thấy một số thành viên Hội nghị Hành chính đã đến Văn phòng trưởng đặc khu, dự đoán là đến tham dự Hội nghị hành chính đặc biệt và thảo luận về “Luật Cấm che mặt”. Bên cạnh đó, bên ngoài Văn phòng Trưởng đặc khu và trụ sở chính phủ đều có nhiều cảnh sát chống bạo động phòng bị.
Hội nghị hành chính là cơ quan cao nhất trợ giúp Trưởng đặc khu tiến hành các quyết sách trong chính phủ Hồng Kông, do Trưởng đặc khu chủ trì và tự bổ nhiệm thành viên, thông thường mỗi tuần sẽ họp 2 lần. “Luật cơ bản Hồng Kông” quy định, trước khi Trưởng đặc khu muốn tiến hành bất cứ quyết sách nào, đều cần phải trưng cầu ý kiến tại Hội nghị hành chính.
Dựa vào quy định của “Luật khẩn cấp” (Pháp lệnh Quy định trường hợp khẩn cấp), Trưởng đặc khu Hồng Kông có thể cùng với Hội nghị hành chính, khi cho rằng tình trạng trở nên khẩn cấp, sẽ ký bất cứ quy định nào được cho là phù hợp với lợi ích của công chúng, quy định này sẽ tiếp tục có hiệu lực đến khi Trưởng đặc khu cùng Hội nghị hành chính tuyên bố xoá bỏ.
Người biểu tình che mặt sẽ phải đối diện mức phạt lên đến 1 năm tù
Khoảng giờ 3:00 chiều (giờ Hồng Kông), bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga cùng Cục trưởng Cục Tư pháp tổ chức họp báo chính thức công bố “Luật Cấm che mặt”. Sau khi Hội nghị hành chính thông qua “Luật Cấm che mặt”, cần phải được đăng trên Công báo chính phủ (Hong Kong Government Gazette) thì mới có hiệu lực, người dân cũng có thể đề xuất đánh giá tư pháp.
Nếu “Luật Cấm che mặt” được thực thi, các cuộc diễu hành mít tinh dù có được cảnh sát phê chuẩn thông báo không phản đối, người tham gia đều không được che mặt, bao gồm cả đeo khẩu trang.
Nhưng nếu vì lý do tôn giáo cần che mặt, truyền thông tác nghiệp tại hiện trường biểu tình buộc phải đeo mặt nạ phòng độc, hoặc do nguyên nhân y tế, đều là những lý do hợp lý có thể được miễn trừ.
Theo nguồn tin từ chính phủ Hồng Kông cho biết, “Luật Cấm che mặt” sẽ được thực thi vào thứ Bảy (5/10), người vi phạm có thể sẽ đối mặt với mức phạt cao nhất là 25.000 Đô la Hồng Kông (khoảng hơn 3.000 USD) hoặc bị phạt 1 năm tù.
Nghị viên Hội đồng lập pháp: “Cách làm ngu ngốc!”
Nghị viên Hội đồng lập pháp Hồng Kông Phạm Quốc Uy cho rằng, cách làm của bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga là “ngu ngốc”, chính phủ dùng một luật tà ác khác để chuyển dịch góc nhìn, không hồi đáp 5 yêu cầu của người dân, tin rằng người dân Hồng Kông sẽ không từ bỏ các yêu cầu của mình, nhưng lại lo lắng xung đột sẽ nghiêm trọng hơn. Ông cũng cho biết, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga cần nhìn rõ hình thế xã hội, không nên đổ thêm dầu vào lửa.
Cựu Chủ tịch đảng Dân chủ Hồng Kông Hà Tuấn Nhân chia sẻ với tờ Epoch Times cho biết, ảnh hưởng của việc thông qua “Luật khẩn cấp” vô cùng sâu rộng, “Luật Cấm che mặt” chỉ là bước đầu trong việc khởi động quyền của “Luật khẩn cấp”. Một khi “Luật khẩn cấp” được thông qua, Trưởng Đặc khu Hồng Kông và Hội nghị Hành chính sẽ có nhiều quyền lực hơn, đây cũng là điều mà quốc tế vô cùng quan tâm. Tiếp sau đó có thể là sẽ yêu cầu báo chí đóng cửa, có thể đóng băng công ty, thậm chí là tài chính và tài sản cá nhân, có thể bắt bớ nghi phạm, khiến cho hoàn cảnh ở Hồng Kông hoàn toàn thay đổi, Hồng Kông có thể sẽ trở thành một xã hội mà cảnh sát có quyền vô hạn.
Ông Hà Tuấn Nhân nói, Hồng Kông trở thành trung tâm tài chính quốc tế, thậm chí là khu thuế quan độc lập theo Đạo luật Chính sách Mỹ – Hồng Kông, là thành phố hưởng tự trị cao độ trong thể chế ‘một quốc gia, hai chế độ’, và địa vị này của Hồng Kông bị phá hoại hoàn toàn. “Do đó không nên coi nhẹ bước đầu tiên này, đây có thể là bước đầu tiên khiến Hồng Kông đi đến tử vong.”
Trí Đạt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét