Ở nhiều nước, khi bắt buộc phải xây dựng công trình phi nông nghiệp ở địa điểm nào đó, người ta phải dùng các thiết bị cơ giới để vét hết khối đất mặt, dày khoảng 30cm, để sử dụng vào mục đích nông nghiệp, thay vào lớp đất màu mỡ lấy đi là đổ thêm các lớp sỏi đá. Các nước khác cũng xây thành phố ở trung du và miền núi chứ không xây ở đồng bằng. Ở nước ta, hầu hết các quốc lộ và ngay cả nhiều tỉnh lộ, hai bên đường không còn một thửa ruộng trồng lúa nào. Đó là một sai lầm vô cùng đáng tiếc và ngày càng dẫn đến những tổn thất vô cùng nặng nề.
Cấu tượng là một thuật ngữ khoa học. Trải qua hàng nghìn năm, các loại vi sinh vật đã tích lũy trong đất một loại hữu cơ gọi là chất mùn. Thành phần của mùn đặc trưng bởi các hợp chất chính: axit humic, axit fulvic, axit ulmic và các muối của chúng. Chất mùn không chỉ là kho dự trữ thức ăn cho cây trồng, quan trọng hơn, chúng liên kết đất lại thành những viên có cấu trúc với kích thước vừa phải.
Có ba loại đất khác nhau. Đất sét gồm các hạt rất nhỏ, đất cát gồm các hạt lớn hơn. Hai loại này không có độ phì nhiêu và không thể canh tác. Đất trồng trọt được chất mùn liên kết lại để tạo ra các hạt có kích thước vừa phải, cấu trúc luôn có những ống nhỏ chứa đầy nước, không khí và dinh dưỡng. Người ta gọi là đất có cấu tượng.
Nhiều nhà khoa học nước ngoài nói với tôi: "Muốn làm giàu trước hết phải làm đường". Tức cần có đường dẫn đến các vùng đất không có cấu tượng hay có cấu tượng kém (như đất đá ong, đất bạc màu, đất sét, đất cát) để xây dựng các công trình không phải đồng ruộng như nhà cửa, khu công nghiệp, khu chế xuất, kho tàng... Ở nhiều nước, khi bắt buộc phải xây dựng công trình phi nông nghiệp ở địa điểm nào đó, người ta phải dùng các thiết bị cơ giới để vét hết khối đất mặt, dày khoảng 30cm, để sử dụng vào mục đích nông nghiệp.
Ở nước ta, hầu hết các quốc lộ và ngay cả nhiều tỉnh lộ, hai bên đường không còn một thửa ruộng trồng lúa nào. Đứng về mặt khoa học, đó là một sai lầm vô cùng đáng tiếc và ngày càng dẫn đến những tổn thất thật nặng nề.
"Bờ xôi ruộng mật" - có lẽ không có từ ngữ nào lại hay đến thế, ngon lành đến thế, thơm tho đến thế. Cây lúa nước đã có hàng nghìn năm lịch sử trên mảnh đất này. Lúa gạo đã nuôi sống tất cả con Hồng cháu Lạc để đủ sức bảo vệ đất nước trải qua biết bao cuộc chiến tranh giữ nước. Người ta ví mảnh đất hình chữ S này như một chiếc đòn gánh với hai đầu là hai thúng lúa gạo thơm ngon, gắn với châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long. Trên hai châu thổ màu mỡ, cha ông ta đã ra sức chăm bón suốt chiều dài lịch sử để nuôi sống số dân đến nay đã lên đến gần 100 triệu người, lại còn có của ăn của để với thành tựu xuất khẩu gạo có lúc đứng nhất nhì thế giới. Ngay suốt dọc miền Trung với tinh thần "nghiêng đồng đổ nước ra sông" và "thay trời làm mưa" cũng đã xuất hiện không ít cánh đồng lúa, ngô, đậu, lạc nuôi sống nhân dân.
Nông dân có thể không mấy ai biết đến khái niệm cấu tượng của đất nhưng ai cũng hiểu bờ xôi ruộng mật không dễ gì mà có được. Đó là hương hỏa, là mồ hôi nước mắt của nhiều thế hệ cha ông để lại.
Họ cũng muốn có công ty, nhà máy, khu công nghiệp để con em có thể tăng thu nhập và để đất nước chuyển mình sang hiện đại, nhưng họ cũng vô cùng đau xót khi bê tông hóa dần cả cánh đồng màu mỡ đã từng nuôi sống bao dòng họ. Với diện tích tới 365.000 km2, chúng ta thiếu gì các vùng đất không có hay có rất ít độ phì nhiêu để đặt các nhà máy, khu công nghiệp, đâu cần bê tông hóa những cánh đồng thẳng cánh cò bay ngay trái tim của lưu vực sông Hồng và Cửu Long?
Đấy là chưa nói đến chuyện người ta thu hồi bờ xôi ruộng mật của nông dân với giá rất thấp để rồi kinh doanh với giá cao, thậm chí nhiều nơi còn chiếm đất của dân xong bỏ hoang đó. Tình trạng này gây biết bao bức xúc xã hội, biết bao vụ khiếu kiện tập thể kéo dài, biết bao hộ nông dân vốn đã nghèo lại thêm bần cùng hóa.
Xung đột có nguyên nhân từ đất đai xảy ra trong nội bộ nhân dân, trong gia đình, giữa cư dân địa phương với doanh nghiệp được giao đất, giữa dân với chính quyền các cấp trong cấp giấy chứng nhận nhận quyền sử dụng đất, ở các dự án cho thuê đất và công tác đền bù, giải tỏa mặt bằng xây dựng... diễn ra khắp nơi.
Năm 2017, tôi về Bắc Giang và được nghe về câu chuyện bà con thôn Phúc Linh, xã Hương Lâm, huyện Hiệp Hòa. Họ bức xúc về một quyết định của Ủy ban nhân dân huyện trong quá trình thu hồi đất của các hộ gia đình chuyển giao cho một công ty Hà Nội thuê để thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng làng nghề Mai Hương.
Những nông dân bị mất "bờ xôi ruộng mật" đã yêu cầu chủ tịch huyện giải thích về phép tính ông đưa ra với dân. Một gia đình bị thu hồi 3 sào ruộng (gần 1.100 m2) sẽ được đền bù khoảng trên dưới 240 triệu đồng hoặc chấp nhận lấy lại 10% đất bị thu hồi (110 m2). Tuy nhiên, người dân phải bốc thăm vị trí được lấy đất. Nếu hộ dân muốn chọn vị trí thuận lợi hơn so với vị trí bốc thăm được thì phải đóng thêm số tiền từ 2 đến 6 triệu đồng mỗi m2. Như vậy đồng nghĩa một hộ mất 1.100 m2 đất có thể phải đóng thêm trên dưới 200 triệu chỉ để nhận 10% diện tích đất của chủ đầu tư. Phép tính này, người dân cho rằng mình đã "thiệt đơn thiệt kép" nhưng vẫn chấp nhận bởi niềm tin vào cam kết sẽ cấp sổ đỏ cho phần đất mà họ được nhận lại.
Khi dân vẫn hồi hộp chờ đợi được cấp đất và sổ đỏ cho phần đất góp vốn hoặc cắt lại từ 10% đất bị thu hồi và được xây dựng nhà cửa như đã hứa, chủ tịch huyện lại lý luận, đây là dự án làng nghề liên quan đến sản xuất và kinh doanh gỗ nên đất thuộc dự án này chỉ là đất cho thuê 49 năm, không được cấp sổ đỏ. Tất cả những người sử dụng phải thực hiện đúng mục đích của dự án đã quy hoạch. Mọi hành vi xây dựng, hoạt động kinh doanh sai phạm sẽ bị xử nghiêm và triệt để. Thế thì dân còn biết kêu ai được nữa?
Tổng diện tích đất nông nghiệp đã bị thu hồi cho các mục đích khác hiện vẫn lên tới hàng trăm nghìn hecta. Ví dụ, theo thống kê của tỉnh Hải Dương, hiện toàn tỉnh có 18 khu công nghiệp với diện tích khoảng 2.397 hecta. Tuy nhiên gần 60% trong số đó là diện tích đã bàn giao xây dựng hạ tầng khu công nghiệp - tức hàng nghìn hecta "bờ xôi, ruộng mật" vốn là nguồn sống của bà con trước đây bị thu hồi - đang bị hoang hóa, gây lãng phí cực lớn trong khi nông dân phiêu bạt khắp nơi vì mất ruộng đồng.
Đất đai là nguồn tài nguyên vô giá nhưng có hạn và lại là tư liệu sản xuất mang lại món lợi khổng lồ. Vì thế, những biểu hiện của "lợi ích nhóm" thể hiện trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai dễ nhận biết và khá phổ biến. Nếu không kịp thời chấn chỉnh thì hệ lụy xấu tất yếu về kinh tế - xã hội sẽ xảy ra. Tôi tự hỏi đến bao giờ ta mới nhận thức, bảo vệ được các vùng đất vàng mà phải trải qua hàng ngàn năm vi sinh vật mới tạo nên được cấu tượng cho bờ xôi ruộng mật?
Nguyễn Lân Dũng
Bờ xôi ruộng mật
Nguyễn Lân Dũng, Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân
22/7/2019, Tại Quốc hội, tôi từng mạnh dạn nêu ý kiến: “Cán bộ các cấp không thể không hiểu về cấu tượng”. Sau đó, trong một phiên họp Chính phủ, Thủ tướng nhắc lại ý kiến này. Có lẽ vì không quan tâm đến một khái niệm khoa học rất cơ bản này mà trong rất nhiều năm chúng ta đã nhẫn tâm làm một việc phản khoa học là lấn chiếm biết bao vùng đất có cấu tượng - hay dân gian thường gọi là đất "bờ xôi ruộng mật" - để xây dựng các công trình phi nông nghiệp.Cấu tượng là một thuật ngữ khoa học. Trải qua hàng nghìn năm, các loại vi sinh vật đã tích lũy trong đất một loại hữu cơ gọi là chất mùn. Thành phần của mùn đặc trưng bởi các hợp chất chính: axit humic, axit fulvic, axit ulmic và các muối của chúng. Chất mùn không chỉ là kho dự trữ thức ăn cho cây trồng, quan trọng hơn, chúng liên kết đất lại thành những viên có cấu trúc với kích thước vừa phải.
Có ba loại đất khác nhau. Đất sét gồm các hạt rất nhỏ, đất cát gồm các hạt lớn hơn. Hai loại này không có độ phì nhiêu và không thể canh tác. Đất trồng trọt được chất mùn liên kết lại để tạo ra các hạt có kích thước vừa phải, cấu trúc luôn có những ống nhỏ chứa đầy nước, không khí và dinh dưỡng. Người ta gọi là đất có cấu tượng.
Nhiều nhà khoa học nước ngoài nói với tôi: "Muốn làm giàu trước hết phải làm đường". Tức cần có đường dẫn đến các vùng đất không có cấu tượng hay có cấu tượng kém (như đất đá ong, đất bạc màu, đất sét, đất cát) để xây dựng các công trình không phải đồng ruộng như nhà cửa, khu công nghiệp, khu chế xuất, kho tàng... Ở nhiều nước, khi bắt buộc phải xây dựng công trình phi nông nghiệp ở địa điểm nào đó, người ta phải dùng các thiết bị cơ giới để vét hết khối đất mặt, dày khoảng 30cm, để sử dụng vào mục đích nông nghiệp.
Ở nước ta, hầu hết các quốc lộ và ngay cả nhiều tỉnh lộ, hai bên đường không còn một thửa ruộng trồng lúa nào. Đứng về mặt khoa học, đó là một sai lầm vô cùng đáng tiếc và ngày càng dẫn đến những tổn thất thật nặng nề.
"Bờ xôi ruộng mật" - có lẽ không có từ ngữ nào lại hay đến thế, ngon lành đến thế, thơm tho đến thế. Cây lúa nước đã có hàng nghìn năm lịch sử trên mảnh đất này. Lúa gạo đã nuôi sống tất cả con Hồng cháu Lạc để đủ sức bảo vệ đất nước trải qua biết bao cuộc chiến tranh giữ nước. Người ta ví mảnh đất hình chữ S này như một chiếc đòn gánh với hai đầu là hai thúng lúa gạo thơm ngon, gắn với châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long. Trên hai châu thổ màu mỡ, cha ông ta đã ra sức chăm bón suốt chiều dài lịch sử để nuôi sống số dân đến nay đã lên đến gần 100 triệu người, lại còn có của ăn của để với thành tựu xuất khẩu gạo có lúc đứng nhất nhì thế giới. Ngay suốt dọc miền Trung với tinh thần "nghiêng đồng đổ nước ra sông" và "thay trời làm mưa" cũng đã xuất hiện không ít cánh đồng lúa, ngô, đậu, lạc nuôi sống nhân dân.
Nông dân có thể không mấy ai biết đến khái niệm cấu tượng của đất nhưng ai cũng hiểu bờ xôi ruộng mật không dễ gì mà có được. Đó là hương hỏa, là mồ hôi nước mắt của nhiều thế hệ cha ông để lại.
Họ cũng muốn có công ty, nhà máy, khu công nghiệp để con em có thể tăng thu nhập và để đất nước chuyển mình sang hiện đại, nhưng họ cũng vô cùng đau xót khi bê tông hóa dần cả cánh đồng màu mỡ đã từng nuôi sống bao dòng họ. Với diện tích tới 365.000 km2, chúng ta thiếu gì các vùng đất không có hay có rất ít độ phì nhiêu để đặt các nhà máy, khu công nghiệp, đâu cần bê tông hóa những cánh đồng thẳng cánh cò bay ngay trái tim của lưu vực sông Hồng và Cửu Long?
Đấy là chưa nói đến chuyện người ta thu hồi bờ xôi ruộng mật của nông dân với giá rất thấp để rồi kinh doanh với giá cao, thậm chí nhiều nơi còn chiếm đất của dân xong bỏ hoang đó. Tình trạng này gây biết bao bức xúc xã hội, biết bao vụ khiếu kiện tập thể kéo dài, biết bao hộ nông dân vốn đã nghèo lại thêm bần cùng hóa.
Xung đột có nguyên nhân từ đất đai xảy ra trong nội bộ nhân dân, trong gia đình, giữa cư dân địa phương với doanh nghiệp được giao đất, giữa dân với chính quyền các cấp trong cấp giấy chứng nhận nhận quyền sử dụng đất, ở các dự án cho thuê đất và công tác đền bù, giải tỏa mặt bằng xây dựng... diễn ra khắp nơi.
Năm 2017, tôi về Bắc Giang và được nghe về câu chuyện bà con thôn Phúc Linh, xã Hương Lâm, huyện Hiệp Hòa. Họ bức xúc về một quyết định của Ủy ban nhân dân huyện trong quá trình thu hồi đất của các hộ gia đình chuyển giao cho một công ty Hà Nội thuê để thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng làng nghề Mai Hương.
Những nông dân bị mất "bờ xôi ruộng mật" đã yêu cầu chủ tịch huyện giải thích về phép tính ông đưa ra với dân. Một gia đình bị thu hồi 3 sào ruộng (gần 1.100 m2) sẽ được đền bù khoảng trên dưới 240 triệu đồng hoặc chấp nhận lấy lại 10% đất bị thu hồi (110 m2). Tuy nhiên, người dân phải bốc thăm vị trí được lấy đất. Nếu hộ dân muốn chọn vị trí thuận lợi hơn so với vị trí bốc thăm được thì phải đóng thêm số tiền từ 2 đến 6 triệu đồng mỗi m2. Như vậy đồng nghĩa một hộ mất 1.100 m2 đất có thể phải đóng thêm trên dưới 200 triệu chỉ để nhận 10% diện tích đất của chủ đầu tư. Phép tính này, người dân cho rằng mình đã "thiệt đơn thiệt kép" nhưng vẫn chấp nhận bởi niềm tin vào cam kết sẽ cấp sổ đỏ cho phần đất mà họ được nhận lại.
Khi dân vẫn hồi hộp chờ đợi được cấp đất và sổ đỏ cho phần đất góp vốn hoặc cắt lại từ 10% đất bị thu hồi và được xây dựng nhà cửa như đã hứa, chủ tịch huyện lại lý luận, đây là dự án làng nghề liên quan đến sản xuất và kinh doanh gỗ nên đất thuộc dự án này chỉ là đất cho thuê 49 năm, không được cấp sổ đỏ. Tất cả những người sử dụng phải thực hiện đúng mục đích của dự án đã quy hoạch. Mọi hành vi xây dựng, hoạt động kinh doanh sai phạm sẽ bị xử nghiêm và triệt để. Thế thì dân còn biết kêu ai được nữa?
Tổng diện tích đất nông nghiệp đã bị thu hồi cho các mục đích khác hiện vẫn lên tới hàng trăm nghìn hecta. Ví dụ, theo thống kê của tỉnh Hải Dương, hiện toàn tỉnh có 18 khu công nghiệp với diện tích khoảng 2.397 hecta. Tuy nhiên gần 60% trong số đó là diện tích đã bàn giao xây dựng hạ tầng khu công nghiệp - tức hàng nghìn hecta "bờ xôi, ruộng mật" vốn là nguồn sống của bà con trước đây bị thu hồi - đang bị hoang hóa, gây lãng phí cực lớn trong khi nông dân phiêu bạt khắp nơi vì mất ruộng đồng.
Đất đai là nguồn tài nguyên vô giá nhưng có hạn và lại là tư liệu sản xuất mang lại món lợi khổng lồ. Vì thế, những biểu hiện của "lợi ích nhóm" thể hiện trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai dễ nhận biết và khá phổ biến. Nếu không kịp thời chấn chỉnh thì hệ lụy xấu tất yếu về kinh tế - xã hội sẽ xảy ra. Tôi tự hỏi đến bao giờ ta mới nhận thức, bảo vệ được các vùng đất vàng mà phải trải qua hàng ngàn năm vi sinh vật mới tạo nên được cấu tượng cho bờ xôi ruộng mật?
Nguyễn Lân Dũng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét