Chủ Nhật, 20 tháng 10, 2019

AVG: ‘Cần giảm nhẹ hình phạt’ cho Phạm Nhật Vũ

Trước đây mình nghe anh em nói các bác quan to lỡ tham nhũng trong vụ AVG đều phải bán hết tài sản cá nhân của mình để nộp lại cho Nhà nước sau khi Nhà nước quyết định dừng vụ mua bán này và thu hồi tiền lại. Do đó, mình rất không tán thành việc Bộ CA khi công bố cáo trạng rất nặng với các ông Bắc Son và Minh Tuấn và bỏ lọt một số trường hợp khác, đồng thời lại công khai đề xuất giảm mạnh hình phạt đối với Vũ. Mình đã nhiều lần phê phán hành động này của Bộ CA trên blog và facebook. Tuy nhiên sau đó ít hôm, có người nói với mình đám quan tham kia tẩu tán ăn chơi gần hết tiền rồi, có thu hồi được mấy đâu, chính anh em nhà Vượng Vũ phải bỏ tiền ra trả nhà nước đấy, mình mới thấy hóa ra Bộ CA làm đúng. Hôm nay đọc bài này, thấy công bố chính thức "trước khi vụ án bị khởi tố, bị can Phạm Nhật Vũ đã chủ động, tích cực khắc phục toàn bộ số tiền thiệt hại cho MobiFone gồm: 8.445 tỷ đồng tiền chuyển nhượng cổ phần và 329 tỷ đồng là số tiền lãi phát sinh chi phí liên quan đến dự án". Như vậy rõ ràng Vũ đã làm sai nhưng sau đó vô cùng thành khẩn, chịu mất gần 9000 tỷ đồng để trả lại dân, trả hộ luôn cho tất cả các quan chức tham nhũng khác..., thì mình rất khâm phục Vũ. Nếu sự việc đúng như thế thì mình hoàn toàn đồng ý với Bộ CA và Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao về cách xử lý riêng với Vũ. Tuy nhiên, mình vẫn không đồng tình với Bộ CA và Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao về việc không khởi tố thêm nhiều đối tượng tham nhũng khác trong vụ này. Chia nhau tới hơn 8000 tỷ đồng, nay có anh em nhà Vượng Vũ trả hộ, Bắc Son, Minh Tuấn, Nam Trà bị bắt, đều có nguy cơ tử hình, mà đám còn lại đều thoát thì công bằng ở đâu ? công lý ở đâu ? Khá khen cho Nam Trà đã nhanh chóng nộp toàn bộ số tiền 2,5 triệu USD (tương đương số tiền 55.592.500.000 đồng); như vậy danh sách án tử hình sẽ được rút bớt ?
Phạm Nhật Vũ ‘cần được giảm nhẹ hình phạt’ trong vụ án AVG
Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao Việt Nam nêu quan điểm cần "áp dụng triệt để" luật pháp để quyết định mức hình phạt cho bị can Phạm Nhật Vũ trong vụ AVG. Trước đó ngày 31/8, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã đề nghị "xem xét các tình tiết giảm nhẹ, áp dụng chính sách hình sự đặc biệt phù hợp khi lượng khung hình phạt đối với bị can Phạm Nhật Vũ". Ông Phạm Nhật Vũ nguyên là Chủ tịch Hội đồng quản trị AVG.
Ông Phạm Nhật Vũ khi bị bắt tạm giam 
(hình: Cổng thông tin điện tử Bộ Công an)
Bản tin ngày 20/10 của Thông Tấn Xã Việt Nam cho thấy Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao chia sẻ quan điểm của Bộ Công an. Theo Viện Kiểm sát, trong cáo trạng ngày 17/10, trước khi vụ án bị khởi tố, bị can Phạm Nhật Vũ đã chủ động, tích cực khắc phục toàn bộ số tiền thiệt hại cho MobiFone gồm: 8.445 tỷ đồng tiền chuyển nhượng cổ phần và 329 tỷ đồng là số tiền lãi phát sinh chi phí liên quan đến dự án.

Đồng thời, Phạm Nhật Vũ đã "tích cực phối hợp cung cấp tài liệu" để Cơ quan điều tra làm rõ hành vi của các bị can vi phạm về đầu tư công, cũng như hậu quả của vụ án.

Cũng theo cáo trạng, Phạm Nhật Vũ đã có đơn tự nguyện khai báo và đầu thú về hành vi phạm tội, "nhận thức rõ và ăn năn hối lỗi về hành vi phạm tội; tích cực khai báo và hợp tác".

Ngoài ra, ông Vũ còn được cho là có nhiều hoạt động từ thiện và đóng góp cho hoạt động của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Vì thế, hồi tháng Sáu, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Hà Nội và các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Hà Tĩnh, Hưng Yên, Cao Bằng có đơn đề nghị xem xét cho Phạm Nhật Vũ được hưởng chính sách khoan hồng.

Viện Kiểm sát nói trong cáo trạng rằng cần áp dụng đầy đủ, triệt để các quy định tại Điều 3, khoản 1, điểm d - Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về nguyên tắc xử lý "khoan hồng đối với người tự thú, đầu thú, thành khẩn khai báo, tố giác đồng phạm, lập công chuộc tội, ăn năn, hối cải, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại gây ra."

Đồng thời, Viện Kiểm sát nói cần áp dụng Điều 51, khoản 1, 2 (về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự) và các quy định khác của Bộ luật Hình sự năm 2015 để xem xét quyết định mức hình phạt tương xứng với những tình tiết giảm nhẹ nêu trên của bị can Phạm Nhật Vũ.

Ông Nguyễn Bắc Son (trái) và ông Trương Minh Tuấn vừa bị truy tố bổ sung tội 'nhận hối lộ', theo khoản 4, Điều 354 BLHS

'Vi phạm quy định của Nhà nước'

Trong vụ AVG, có 13 bị can bị truy tố về tội "Vi phạm quy định của Nhà nước về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng" theo quy định tại Điều 220 - khoản 3 - Bộ luật Hình sự năm 2015.

Trong đó, cựu bộ trưởng Nguyễn Bắc Son bị kết luận chịu trách nhiệm cao nhất, đứng đầu các bị can đã được phát hiện, khởi tố và truy tố.

Cạnh đó, có 4 bị can bị truy tố về tội "Nhận hối lộ" theo quy định tại Điều 354, khoản 4 - Bộ luật Hình sự năm 2015.

Trong số này, bị can Lê Nam Trà đã tác động gia đình nộp toàn bộ số tiền 2,5 triệu USD (tương đương số tiền 55.592.500.000 đồng).

Bị can Cao Duy Hải đã tác động gia đình nộp số tiền 11,6 tỷ đồng (tương đương 500.000 USD).

Cựu bộ trưởng Trương Minh Tuấn nộp 4.120.000.000 đồng (tương đương gần 200.000 USD).

Riêng bị can Nguyễn Bắc Son "có ý thức khắc phục nhưng gia đình không hợp tác để nộp tiền", theo Viện Kiểm sát.

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-50117308

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét