Thứ Ba, 2 tháng 7, 2019

Bớ bà Cục trưởng Cục phân ơi...

FB Duc Trung Nguyen - Bớ bà Cục trưởng Cục phân ơi, kiểm tra ảnh này ngay đi. Hình như chúng nó cố ý dàn dựng để quảng cáo sex Tàu trá hình đó.

Bà Cục trưởng và chuyện cái lon
01/7/2019 (Công lý) - Vụ việc lẽ ra chẳng có gì phải bàn, ai dè từ lời giải thích của nữ Cục trưởng khiến câu chuyện được thêm mắm dặm muối, suy diễn tưng bừng. Khởi thủy của câu chuyện bắt nguồn từ lý do cấm cản xoay quanh cụm từ “Mở lon Việt Nam” trong quảng cáo mới của Coca-Cola Việt Nam từ Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch).
"Mở lon Việt Nam" có gì gờn gợn không nhỉ? Có đấy. Theo bà Cục trưởng Ninh Thị Thu Hương trong cụm từ “Mở lon Việt Nam”, chữ “lon” gắn với Việt Nam là thiếu trang trọng. Bà ái ngại rằng, chữ “lon” đứng một mình, không gắn với Coca-Cola hay bia có thể được hiểu theo nhiều nghĩa là rất phản cảm và thiếu văn hóa, thiếu thẩm mỹ.

Nguyên văn lời bà Hương: “Giả sử nếu người ta thêm dấu, thêm mũ vào từ đó… Vì vậy, nó rất là khủng khiếp nếu chữ đó nó chềnh ềnh ra trên biển quảng cáo ngoài trời”.


Hình ảnh trong chiến dịch quảng cáo của Coca Cola

Ối trời, thì ra cái nghĩa phản cảm, thiếu văn hóa của nữ Cục trưởng nói là ở chỗ đó. Đúng là một sự suy diễn khủng khiếp. Rất có thể, trước khi bà Cục trưởng tưởng tượng việc thêm mũ, thêm dấu vào từ "lon" thì cái sự lệch lạc ấy không tồn tại trong suy nghĩ của số đông. Phải là người có suy nghĩ như thế nào đó mới nghĩ ra có trò ghép vần tai hại đến mức ấy.

Trước hết phải nói rằng, từ "lon" trong tiếng Việt chẳng có tội tình gì cả. Đặc biệt là trong cái ngữ cảnh quảng cáo của Coca-Cola thì từ "lon" hoàn toàn vô hại. Chỉ có điều, khi Coca-Cola ghép cụm từ "Mở lon Việt Nam" thì nó trở lên tối nghĩa. Lẽ ra phải là "Mở nắp lon Coca-Cola Việt Nam". Nhà quản lý có thể chấn chỉnh việc ngôn ngữ quảng cáo chưa rõ ràng nhưng không nên suy diễn theo kiểu... trẻ trâu.

Rõ ràng, việc bà Hương sợ sẽ có ai đó thêm dấu, thêm mũ vào chữ "lon" là một động thái suy diễn hết sức tùy tiện. Người đứng đầu đơn vị quản lý văn hóa cơ sở mà giải thích như thế chẳng phải là bới bèo ra bọ, vẽ rắn thêm chân?

Cục Văn hóa cơ sở tất nhiên có thể lấy lý do Coca-Cola đã không rõ ràng trong nội dung quảng cáo theo quy định tại khoản 1 Điều 19, Luật Quảng cáo để bắt lỗi doanh nghiệp này. Nhưng, để quy kết rằng cụm từ "Mở lon Việt Nam" đã vi phạm thuần phong mỹ tục thì không biết Cục này đã dựa vào đâu? Chẳng lẽ lại dựa vào suy diễn làm "đỏ mặt cộng đồng" của bà Cục trưởng?

Hà cớ gì bà Cục trưởng lại nhấc cái từ "lon" ấy ra một bên để thêm mũ, thêm dấu? Việc suy diễn mang nặng tính chủ quan, thiếu thuyết phục của bà Cục trưởng thậm chí có thể coi là hành vi lạm quyền.

Xét rộng ra, nguyên nhân chính dẫn đến những ồn ào không đáng có này một phần là do những quy định của pháp luật còn chung chung, chưa chặt chẽ. Tiêu chí khách quan nào để xác định một quảng cáo vi phạm "thuần phong mỹ tục"? Định nghĩa của nó là gì? Luật Quảng cáo và rất nhiều văn bản hướng dẫn hiện nay vẫn chưa chỉ rõ được điều đó.

Chính vì vậy mà giữa cách làm của người dân và suy nghĩ của nhà quản lý rất dễ xảy ra xung đột. Những xung đột ấy có thể được giải quyết rất nhanh, ví như Coca Cola đã sửa cụm từ "Mở lon Việt Nam" bằng "Cơ hội trúng vàng mỗi ngày". Song, những lý giải lệch lạc, áp đặt sẽ mang lại một hệ quả rất tai hại.

Tạm dừng lưu thông 13 loại nước uống của Coca Cola Việt Nam
6 lợi ích của việc từ bỏ uống nước có ga

Biên Thùy

Bình luận
Các báo và mạng đã đăng lại bài bài thơ "Đập đá ở Côn Lôn” (Phan Chu Trinh) „Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn …“ trong cả sách giáo khoa lớp 8 để phản biện lại tư duy “suy diễn” của bà Cục trưởng. Còn thú thực cả đời tôi (hơn 60 năm) chưa để ý có những suy diễn tương tự của 1 quan chức văn hóa (hay bây giờ tin tức dễ loan truyền hơn ngày xưa?!). 

Tóm lại nếu câu chuyện trên chỉ là của 1 người Việt Nam bình thường nói ra thì không sao, nhưng ở 1 người giữ trọng trách chính quyền có thể nói ở mức cao nhất (về mặt chuyên môn) và sau đó còn sử dụng quyền lực Nhà nước ép dân, doanh nghiệp làm theo sự suy diễn của mình thì chớ trách bị xã hội đàm tiếu, chủ yếu chê bai và cả … biến thành „tiếu lâm giải trí“ trong những ngày nóng nực. 

Rõ ràng cần xem lại trình độ của bà Hương (và cả sự đề bạt) và xem cả thái độ cầu thị của bà ta. Còn ở Nhà nước pháp quyền thì bình thường không việc gì người dân hay doanh nghiệp phải nhất nhất tuân theo các „mệnh lệnh, quyết định hành chính“ – mà khi thấy sự vô lý từ các Quyết định … của chính quyền thì cần kiện đưa ra Tòa hành chính!

1 nhận xét: