Thứ Tư, 14 tháng 11, 2018

Hãy chấm dứt cái trò dốt hay nói chữ này ngay đi!

VIỆT NAM CHUYÊN SẢN XUẤT NGHỊ QUYẾT, GIỜ LẠI SẢN XUẤT... CÁCH MẠNG "BẰNG MỒM"
02/11/2018, Lê Trọng Hiệp, Dân Luận
Sau mấy chục năm sản xuất nghị quyết, hiện tại các lãnh tụ và quan chức cộng sản (CS) đang chuyển sang sản xuất… cách mạng. Từ đầu năm 2017 đến nay, cụm từ “cách mạng 4.0” hay “cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN4.0)” xuất hiện dày đặc trong diễn văn của thủ tướng (TT), trong nhan đề các bài báo, trong đề tài các cuộc hội thảo, thậm chí còn len cả vào thi hoa hậu. Ở nước ngoài, từ Mỹ đến Anh, Pháp, Đức, Ý, Úc, Canada, chưa ai từng nghe các chính trị gia, doanh gia hay nhà phân tích thời sự mở mồm về cuộc “cách mạng” này. Đây là bệnh “trò dốt ưa nói chữ”, bệnh trịnh trọng hóa những “từ lạ học lỏm”, dẫu thực sự chẳng hiểu bản chất nó là cái gì. Một vấn đề cần đặt ra là: ai là ông tổ của cái gọi là “CMCN4.0” này?
Trong hình ảnh có thể có: 1 người, bộ vét
ĐẦU TRÒ LÀ THỦ TƯỚNG PHÚC?
Cụm từ này trở thành mốt thời thượng khi nó là “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt các bài diễn văn của ông TT Nguyễn Xuân Phúc. Từ đầu năm ngoái, hầu như bài diễn văn nào của ông ta cũng chêm cụm từ này. Gần đây, ngày 13.9.2018 ông đến dự Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh 2018, quy tụ hơn 1,200 “doanh nghiệp, tập đoàn lớn”, bài diễn văn ông đọc có đoạn: “Chào mừng các doanh nghiệp tham dự Hội nghị, đây là cơ hội tuyệt vời để các nhà đầu tư quốc tế, các nhà đầu tư ASEAN, Việt Nam (VN) cùng trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, cùng kết nối và sáng tạo để mở ra cơ hội hợp tác mới trong niềm tin hứng khởi lan tỏa của CMCN4.0”

Trước đó 3 tuần, ông còn phát biểu “kinh” hơn khi đòi “xây dựng chiến lược quốc gia về CMCN4.0”. Văn phòng Chính phủ (CP) cho biết, trong cuộc họp sáng ngày 19.8.2018 tại trụ sở CP ông Phúc đã gặp hơn 100 chuyên gia người VN “tiêu biểu ở nước ngoài”. Họ về tham gia “Chương trình kết nối mạng lưới đổi mới sáng tạo VN”, có đầy đủ bá quan các Bộ, ngành… và Văn phòng CP. Tại đây ông Phúc tuyên bố: “Chủ trương của CP là tranh thủ tối đa cuộc CMCN4.0 để giúp chúng ta nâng cao hiệu quả, hiệu suất của nền kinh tế, qua đó, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, đưa quy mô nền kinh tế cao hơn nữa… CP đang xây dựng chiến lược quốc gia về CMCN4.0 với tinh thần chủ động, quyết liệt để sánh vai với các cường quốc về công nghệ.”

Trước đó, ngày 13.7.2018 ông ta đã “phát biểu chỉ đạo” tại “Diễn đàn cấp cao” mang tên “Tầm nhìn và chiến lược phát triển đột phá trong bối cảnh CMCN lần thứ tư” tại Hà Nội. Trang web CP thuật lời ông Phúc: “Liệu VN có thể nằm ngoài cuộc chơi của CMCN4.0? Câu trả lời ngắn gọn là không - Công nghiệp 4.0 là một cuộc chơi mà mỗi quốc gia sẽ phải mặc định là một phần trong đó”.


Miệng nhà quan có gang, có thép. Bắt chước “nét” gang thép từ mồm TT, người người, nhà nhà ai cũng rôm rả “CMCN4.0”, y như phong trào nuôi chim cút trước 1975 hay nuôi cá trê phi, nuôi chó cảnh vào thập niên 1980. Thử truy cập mạng internet sẽ thấy hàng loạt nhan đề “nổ” rất.. kinh điển như:

“CMCN4.0 là gì, nó ảnh hưởng tới bản thân các bạn ...”

“ Dưới ảnh hưởng sâu rộng của CMCN4.0, sỹ tử cần phải nắm được những tiêu chí nào để đưa ra lựa chọn trường và ...”
“CMCN4.0: Cơ hội hay thách thức?”
“VN sẵn sàng đón nhận CMCN4.0“
“Ngành giáo dục và CMCN4.0
“CMCN4.0: Người lao động sẽ bị bỏ rơi nếu “chiến ...”
"Khởi nghiệp (start-up) trong thời CMCN4.0)",
"Làm gì để thích ứng với thời 4.0?",
"Nắm lấy cơ hội từ CMCN4.0"
“Doanh nghiệp còn thờ ơ với CM4.0!
“Công nhân còn thờ ơ với CM4.0!
“Nông dân sẵn sàng với CM4.0 (!).

Thậm chí có quan chức còn lạm dụng “CM4.0” để lấy tiền thuế của dân đi du hí nước ngoài. Chuyện này được VnExpress tường thuật trong bản tin ngày 17.7.2018: “Ngày 17/7, ông Nguyễn Ngọc Chỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ Bình Thuận cho biết, tỉnh đã có quyết định dừng việc chấp thuận cho các cán bộ chủ chốt sở ban ngành đi tham quan, tiếp cận CMCN4.0 về xây dựng hạ tầng khu dân cư ven biển tại Cộng hòa Liên bang Đức.”

Nực cười hơn, “CM4.0 còn “bò” vào cả cuộc thi hoa hậu.

Báo Giao thông ngày 16.9.2018 đăng bản tin “Phần thi ứng xử của Top 5 Hoa hậu VN 2018 xoay quanh các câu hỏi về lòng nhân ái, công nghệ 4.0...”, tả lại phần thi ứng xử của người đẹp Nguyễn Thúc Thùy Tiên.“Câu hỏi: Bạn có nghĩ có chỗ cho Hoa hậu VN trong cuộc CMCN4.0 hay không? Thuỳ Tiên không thể tươi cười trước câu hỏi khá hóc búa này. 

Trong hình ảnh có thể có: 2 người, mọi người đang đứng và văn bản

“Cách mạng 4.0” nhan nhản đến độ ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng TM&CN VN (VCCI), đã phải than thở tại Quốc hội: “VN về CM4.0 nhiều nhất thế giới, nhưng nói mà không làm hoặc làm rất ít; có tình trạng nói "đã mồm" xong thì bộ này, ngành kia chả biết mình phải làm gì, bắt đầu từ đâu.”

Để hiểu chuyện này xin nhắc lại chuyện “xử lý hộp đen” của ông Nguyễn Văn Linh được nhà báo Huy Đức thuật lại trong cuốn Bên Thắng cuộc 2: Quyền bính.


“XỬ LÝ HỘP ĐEN"

Tháng 6/1988, trong chuyến đi tìm hiểu về “cải tiến cơ chế khoán trong công nghiệp” ở Hà Nội và Sài Gòn, Nguyễn Văn Linh tuyên bố: “Xử lý hộp đen là cải tiến quản lý và cải tiến kỹ thuật là khâu quan trọng lúc này cũng như về lâu dài”. Không rõ ông Linh “học lỏm” chữ này từ đâu. Sau này có tin ông nghe một quan chức có bằng tiến sĩ điều khiển học buột miệng “xử lý hộp đen” nên chộp ngay lấy, xem như lời vàng, ý ngọc, dù chẳng hiểu gì. Ngày 10-6-1988, báo Nhân Dân tổ chức cuộc hội thảo của các giám đốc công ty với đề tài: “Làm thế nào để xử lý hộp đen có hiệu quả theo tinh thần các nghị quyết của Đảng và nhà nước mới ban hành”. Kể từ đó cho tới đầu tháng 7/1988, báo Nhân Dân lần lượt đăng phát biểu của nhiều giám đốc, ai cũng nhai lại “Làm thế nào để xử lý hộp đen” trong khi chả biết “hộp đen” là cái quái gì.

Thấy chướng tai, Giáo sư (GS) Hoàng Tuỵ và GS Phan Đình Diệu cùng đứng tên viết thư gửi báo Nhân Dân, giải thích rằng các thuật ngữ “hộp đen” báo hay sử dụng “bị hiểu sai lạc và sử dụng tuỳ tiện”. Thư cuả hai vị GS bị vứt vào sọt rác, tổng biên tập báo đảng im lặng, giả điếc. 

Hai GS toán học nhờ đến nhà văn Nguyên Ngọc, TBT báo Văn Nghệ để đăng thư, nhưng ông này sợ, thú nhận: “Tôi không dám đăng”. Nhà văn Nguyên Ngọc kể lại: “Một bài báo mấy trăm chữ mà 2 bậc đại trí thức của VN phải đồng ký tên. Cái sai không chỉ là của một cá nhân TBT nữa mà có nguy cơ trở thành ‘kiến thức’ phổ thông. Nếu mình cũng sợ không đăng thì người ta sẽ nghĩ là cả nước VN không biết gì”. Sau Nguyên Ngọc cho đăng bài “Hộp Đen Và Quay Hộp Đen” trên báo Văn Nghệ ngày 30-7-1988. Kể từ đó, từ này biến mất khỏi báo Nhân Dân. Tuy nhiên vì chuyện này, cùng với nhiều chuyện khác, sau đó Nguyên Ngọc bị cách chức.

NỘI LỰC LÀ GÌ?

Năm 1988, khi Lê Khả Phiêu giành được ghế TBT từ Đỗ Mười trong Hội nghị TƯ8. Ông Phiêu tổ chức một cuộc họp báo quốc tế và đây là lần đầu tiên một lãnh tụ đảng CS chủ trì một hội báo quốc tế, và trả lời trực tiếp những câu hỏi của các phóng viên nước ngoài. Tuy nhiên, sự kiện này đã giết Lê Khả Phiêu, không gươm, không giáo.

Tờ Kinh tế Trung Quốc (TQ) có một người nói rất sõi tiếng Việt đã chất vấn: “Gần đây, trong các văn kiện và báo chí VN thường xuất hiện từ nội lực. Đề nghị ngài TBT giải thích ý nghĩa của khái niệm này”. Câu hỏi như thể thầy kiểm tra trò khiến ông tân TBT đờ mặt ra. Ông Phiêu phải cúi đầu hội ý chớp nhoáng với Nguyễn Mạnh Cầm và Vũ Khoan đang ngồi hai bên, và lùng bùng trả bài, đại khái “nội là bên trong, còn lực là sức lực”.

Vụ họp báo này đã khiến ông Phiêu cạch tới lúc mất chức TBT. Và cũng từ đó, các nhà ngoại giao của ta luôn luôn học thuộc bài, không bao giờ bị TQ làm khó!

Như vậy các từ “xử lý”, “quay hộp đen” đến “nội lực” và “cách mạng 4.0”, rặt những thứ lãnh tụ “dốt ưa nói chữ” hay dùng, mà nói ra nhưng chẳng biết mình đang nói cái gì.

MÔT CÁCH HIỂU SAI LẦM, NGU DỐT


Đầu tiên, về mặt ngôn ngữ cụm từ “cách mạng công nghiệp 4.0” là không chính xác. Đúng ra phải nói là “cách mạng công nghiệp lần thứ 4.0”(“fourth industrial revolution”), và trước đó có “cách mạng công nghiệp lần thư 1.0”, “lần thứ 2.0” và “lần thứ 3.0”.

Cuộc cách mạng thứ nhất đánh dấu với sự ra đời “động cơ hơi nước” của James Watt tại Anh năm 1759, mở đầu cho quá trình kỹ nghệ (cơ giới) hóa, đưa đến năng suất cao và sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.

Cuộc cách mạng công nghiệp thứ hai bắt đầu bằng “phát minh ra điện” làm cơ sở cho tự động hóa các bộ phận sản xuất như của Frederick Winslow Taylor và dây chuyền lắp ráp của Henry Ford, mở đường cho khả năng sản xuất hàng hóa hàng loạt, khiến giá cả hàng hóa trở nên rẻ hơn.

Cuộc cách mạng thứ ba bắt đầu từ thập niên 1970 với phát minh ra “chất bán dẫn”, từ đó chế tạo các mạch vi điện tử, máy tính điện tử, nâng cao khả năng tự động hóa của sản xuất công nghiệp và "truyền thông rộng rãi giữa người và người" (có interrnet ra đời), rút ngắn các chu trình sản xuất, lưu thông, cung ứng và quản lý.

Trong hình ảnh có thể có: văn bản

Cuộc cách mạng thứ tư bắt đấu vào vào cuối thế kỷ 20, với các đặc trưng là “vật liệu mới” (gỗ cứng hơn thép), “Công nghệ sinh học” (các nội tạng nhân tạo, cây biến đổi gen) và “kỹ thuật số” (mọi thông tin đều biểu diễn dưới dạng số). Đi theo là các phát minh, phát triển mới như trí tuệ nhân tạo, các vật liệu mới đa năng, chất lương cao, các loại roobot và các thiết bị tự hóa cao cho phép "kết nối vạn vật" với nhau, hứa hẹn một sự bùng nổ về năng suất lao động xã hội chưa từng có. Cách mạng này giúp chúng ta ở một chỗ mà có thể nắm hết thẩy, ngay tức khắc mọi thông tin, có thể trao đổi và cập nhật những diễn biến mới nhất và hầu như toàn bộ hệ thống sản xuất, lưu thông, tiêu dùng, quản lý cũng như mọi sự kiện tự nhiên và hoạt động xã hội mà ta quan tâm.

Nền sản xuất cũng như quản lý tại VN (bao gồm cả quản lý xã hội và nhà nước) đều đang rất lạc hậu xét trên tất cả các khía cạnh của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Ví dụ, mỗi khi một cơ quan nhà nước xảy ra chuyện gì, cách tránh né, chối đẩy của các cơ quan hay quan chức chịu trách nhiệm bao giờ cũng là “bận họp” hay “mới được anh em báo cáo lại” hoặc “mới nắm tình hình” và “sẽ xem xét”, “còn đang nghiên cứu”, “sẽ giải quyết” v.v..và một cách độc tài, tàn bạo là bịt miệng người phát hiện ra vấn đề mà họ sai phạm.

Xét cho cùng, cái thuật ngữ “cách mạng 4.0” này chỉ là di chứng của bệnh “sản xuất nghị quyết” với sự tiếp diễn cuộc "cách mạng bằng mồm" trong thời đại “kết nối vạn vật”, không hơn không kém! Vì thiếu tri thức và đầu óc dốt nát, đáng ra những nhà lãnh đạo phải lo lắng nâng cao dân tri, tổ chức xây dựng những nền tảng cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, thì họ lại đang làm ngược lại.

Và như vậy thì cũng xin nhắn gởi với ông Phúc: hãy chấm dứt cái trò dốt hay nói chữ này ngay đi!

-------

Nối tiếp CMCN lần thứ nhất, lần thứ 2, lần 3 là CMCN lần thứ tư. Được đánh dấu bởi công nghệ đột phá như robotics. Trí thông minh nhân tạo, công nghệ nano , công nghệ sinh học, internet vạn vật, in 3D...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét