Thứ Năm, 17 tháng 3, 2016

Đạt ma dịch chân kinh vẩy tay

Đạt ma dịch chân kinh vẩy tay
(Đây là bài thuốc số 1 trong 100 bài thuốc hay cổ Truyền Á đông)
Năm 917 ( sau công nguyên ) Đạt Ma tổ sư từ Ấn độ sang Trung quốc thuyết pháp và truyền giáo, sau ở lại Tung sơn , Hà nam , Trung quốc xây dựng chùa Thiếu lâm. Có nhiều đệ tử nhập môn học Phật để đi truyền giáo đem tín ngưỡng mới đi tuyên truyền, tín ngưỡng mới nhiều khi trái với tín ngưỡng của dân dịa phương nên đã xảy ra xung đột. Các đệ tử chùa Thiếu lâm vừa phải học lý thuyết Phật giáo lại phải vừa luyện võ để tự vệ. ( Môn phái Thiếu lâm phát triển và tồn tại đến ngày nay)
ĐẠT MA DỊCH CÂN KINH
Do nhiều người đến nhập môn nhưng thể lực yếu không luyện võ được, nên Tổ sư truyền dạy một phương pháp luyện tập để chuyển biến thể lực cho các đệ tử từ yếu thành mạnh, gọi là Dịch cân kinh ( chuyển đổi trạng thái cơ thể). Các nhà nghiên cứu Trung quốc ngày nay cho rằng: ngày xưa để luyện mình đồng da sắt, đao thương bất nhập người xưa đã sử dụng phương pháp luyện tập kết hợp Dịch cân kinh với Tẩy tủy kinh.


( Dịch cân kinh trước đây là bảo bối của thiếu lâm tự, chỉ có các đại sư tinh thông võ học mới được phép nghiên cứu và luyện tập toàn bộ dịch cân kinh. Mãi đến khi vua Càn Long nhà Thanh phải đem 20.000 quân bao vây Thiếu lâm tự bắt phải mang dịch cân kinh ra cho sao chép, từ đó dịch cân kinh mới được lưu truyên ra ngoài, Toàn bộ Dịch cân kinh có 12 động tác, Phần chữa bệnh chỉ là 1 động tác phần khởi đầu. còn lại phải là những người có nội công thâm hậu mới được luyện tập)

Cách tập Dịch cân Kinh đơn giản, nhưng hiệu quả rất lớn, yếu thì khỏi chứng nọ tật kia, khỏe thì hết bệnh tật. 

Ngày nay, qua nghiên cứu, người ta thấy phương pháp này chữa được rât nhiều bệnh, ngay cả bệnh ung thư cũng khỏi. Người ta dùng lý thuyết đông y để giải thích như sau:
Lý luận của đông y có triết lý vững vàng, mang tính khái quát lớn.Tình trạng sức khỏe của con người liên quan chặt chẽ với khí huyết của cơ thể. Lý thuyết về khí huyết rất rõ ràng và dễ hiểu vì ta có thể nhìn thấy được. Trong đông y Khí và huyết không thể tách ra từng mặt để nghiên cứu như huyết nhiều hay ít, loãng hay đặc, sắc tố thế nào… mà xem xét cả quá trình tuần hoàn của huyết. không xem xét ở một bầu máu không sức sống, mà khi nêu vấn đề khí huyết là xem xét phân tích trạng thái vận động và cả quá trình sinh lý và các mối quan hệ khác.

Thông thường ta hiểu là khi thở không khí vào phổi, ăn thức ăn vào bụng, ruột hấp thụ chất dinh dưỡng ấy và không khí được đưa đến các tế bào của toàn thân thể được ôxy hóa sinh ra nhiệt năng, đồng thời thu hồi các chất cặn bã từ các tế bào cơ thể bài tiết ra ngoài. Nhưng trong đông y, khí bao hàm rất rộng không chỉ là không khí mà còn là hào khí, thiên vị khí (Prana)… . Người xem tướng giỏi là người rành xem khí sắc, thiên vị khí có trong khí trời không rải khắp cơ thể được nên mới sinh bệnh. khí của đông y không bác bỏ không khí nhưng nó bao hàm rộng hơn.

Tuần hoàn tốt phát huy tác dụng của máu, thì quá trình sinh lý của cơ thể con người tự nhiên thịnh vượng ra,. sức khỏe của con người đương nhiên đảm bảo. Cho nên trong lý thuyết khí huyết không thể đơn độcchỉ có huyết mà không có khí và ngược lại chỉ có khí mà không có huyết.

Trong đông y, mâu thuẫn chủ yếu trong cơ thể con người là Âm, Dương và trong khí huyết thì Khí là âm và Huyết là dương. Luyện Dịch cân kinh làm cho khí huyết hoạt động điều hòa có tác dụng chữa bệnh tốt. Áp dụng dịch cân kinh để chữa ung thư, người xưa vừa luyện tập vừa dùng thuốc dưỡng tâm đan để chữa khỏi bệnh ung thư. tác dụng của thuốc là rút ngắn thời gian chữa bệnh chứ không có tác dụng chữa khỏi bệnh.

Người xưa nói mạch máu đưa đi, thí dụ 1 đơn vị quân đội cùng sinh hoạt như nhau, sau 1 bữa ăn lại có người bị đau bụng đi kiết lỵ, đi tả, nhưng có những người chẳng bị làm sao. Đấy là những người máu lưu thông tốt nó giúp cơ thể thải độc tốt, vì thế họ không mắc bệnh. Vậy luyện dịch cân kinh là chính.

Nay ta phân tích ung thư là gì. Người xưa quan niệm u nhọt chia làm 2 loại: Âm thư và Dương thư. Và có câu :” Dương thư dễ lành, âm thư khó trị”. Dương thư thì ai cũng biết là cái nhọt mọc ra ngoài, chín rồi vỡ và có ngòi mủ xanh, dán cao là lành. Âm thư là cái nhọt mọc bên trong cơ thể không có đầu to dần lan rộng, có khi có máu như đá gọi thạch thư. Nguyên nhân là do kết tụ của khí huyết làm tắc trở kinh lạc, cản trở việc thải căn bã trong cơ thể chỗ đó ra ngoài. Vì máu lưu thông chậm nên công năng của máu giảm sút và không đủ nhiệt năng để thải các chất cặn bã ra ngoài.

Luyện Dịch cân kinh vẫy tay đúng phép, miệng dạ dày mở, máu mới sinh ra nhiệt năng đầy đủ, các sự chèn ép làm mất thăng bằng trong cơ thể bị xóa bỏ nên mới khỏi bệnh. Vẫy tay theo dich cân kinh thực chất là bơm máu lưu thông trong cơ thể. Toàn bộ cơ thể thực chất được sử dụng như một chiếc bơm và lại bơm khí cho chính cơ thể đó. Cái thông minh của người xưa là sử dụng cơ hoành như 1 lá pít tông. Khi vẫy tay liên tục theo dịch cân kinh cơ hoành nên xuống dễ dàng tăng thêm khí trong dạ dày và ruột gây tác dụng hưng phấn, áp lực khí trong máu tăng làm máu lưu thông mạnh hơn giúp cho viêc tống cựu nghinh tân được tốt, khí huyết thông thoáng cân bằng là khỏi bệnh.

Một thống kê : Cụ Quốc Chu 70 tuổi, phát hiện u ác ở não, Nhờ luyện dịch cân kinh ngày 3 buổi, mỗi buổi 2160 lần thì khỏi bệnh.

Ông Trương công Phát 46 tuổi phát hiện ung thư máu tập ngày 3 buổi , mỗi buổi 1800 lần ( có dùng thuốc dưỡng tâm đan) sau 3 tháng khỏi bệnh. 3 năm nay vẫn khỏe mạnh.

Cụ Từ Mạc Đính, 80 tuổi, ung thư phổi thêm bán thân bất toại tập 5 tháng hết bán thân bất toại, kiểm htra thấy khối u đã biến mất.

Nguyên nhân ung thư thì hiện nay trên thế giới còn bàn cãi, ngay cả dưỡng tâm đan cũng không phải thuốc đặc trị chữa ung thư, mà là giúp tim hoạt động tốt để thải chất độc trong cơ thể bệnh nhân nhanh hơn mà thôi. Nguyên nhân ung thư thì thuyết KHí Huyết của đông y đã lập luận rõ ràng. Quá trình sinh lý của con người là quá trình phát triển nó mang 1 nội dung đấu tranh rất phức tạp giữa cái sống và cái chết, giữa ốm đau và khỏe mạnh, giữa già sớm và trẻ dai. Nhưng kết quả của cuộc đấu tranh là do nhân tố nội tại quyết định, chứ không phải do hoàn cảnh bên ngoài.

Nên xem cơ thể con người là một thể vận động và thống nhất, trong vận động này lục phủ ngũ tạng đều dựa vào nhau tức là tương hỗ, ức chế lẫn nhau là tương khắc. Khí huyết có tác động đến tất cả lục phủ ngũ tạng, cho nên việc phát sinh ra bệnh ung thư cũng do Khí huyết không chu đáo mà ra. Đông y đã xác định cuộc đấu tranh giữa cơ thể và bệnh ung thư là cuộc đấu tranh trong nội bộ cơ thể con người , mà từ đó xây dựng nên quan điểm cho rẳng bệnh ung thư là thứ bệnh có thể chữa được.

Đương nhiên bệnh tật do sự trì trệ khí huyết mà ra và nó lại làm hao tổn thêm khí huyết. Việc luyện tập làm cho khí huyết lưu thông để tự chữa bệnh,
đây là cơ sở để xây dựng lòng tin vững chắc cho người bệnh đối với việc tự chữa bệnh, mà từ đó tập trung tinh thần và ý chí đầy đủ để luyện tập. Đạt ma dịch cân kinh là chính là phương pháp thay đổi tăng cường lưu thông khí huyết mà làm thay đổi trạng thái sức khỏe cơ thể đó chính là ý nghĩa của kinh dịch cân ( tức là kinh thay đổi trạng thái). Vì thay đổi tăng cường khí huyết nên Dịch cân kinh chữa được rất nhiều bệnh khác nhau Như:

Trĩ nội, ngoại, lòi dom.
Các bệnh về đường tiêu hóa ruột, dạ dày, gan…
Suy nhược thần kinh.
Các bệnh về tim
Bán thân bất toại, trúng gió lệch mắt, méo mồm
Hen xuyễn
Các bệnh về Mắt
….
Đông y cho rằng vấn đề cơ bản của bệnh tật con người là do khí huyết mất cân bằng mà sinh ra, Đạt ma dịch cân kinh giải quyết được vấn đề này nên đa số các bệnh, nhất là bệnh mãn tính đều chữa khỏi, đăc biệt ngay cả bệnh ung thư cũng có thể khỏi.



PHƯƠNG PHÁP LUYỆN TẬP ĐẠT MA DỊCH CÂN KINH

1, Về tư tưởng:

Phải có hào khí, tức là phải có quyết tâm luyện tập cho đến nơi đến chốn, đầy đủ, đều đặn, tư tưởng vững vàng kiên định, không nghe lời bàn ra tán vào mà chán nản bỏ dở
Phải lạc quan: Không lo sợ vì bệnh tật hiểm nghèo, phải bình tĩnh tin tưởng minh sẽ chiến thắng bệnh tật mà luyện tập.

2, Tư thế luyện tập:

Với khẩu quyết là 3,7. tức là Trước ba sau bảy và trên ba dưới bảy.
-Trước ba sau bảy tức là tay ra phía trước 3 phần thì ra phía sau bảy phần. có thể gọi là trước không sau có, tay ra phía trước không có lực còn ra phía sau có lực.
-Trên ba dưới bảy tức là độ vữngchắc của nửa trên cơ thẻ 3 phần thì phía dưới là 7 phần. hay còn gọi là thiên khinh địa trọng phù hợp với qui luật của triết học phương đông.

3,Với các nguyên tắc trên tư thế luyện tập như sau:

Hai chân mở bằng vai, 10 đầu ngón chân bám chặt xuống đất như đi trên đường trơn, trọng tâm dồn xuống mũi bàn chân, gót chân để hờ trên mặt đất. hai chân cứng lại, hậu môn đóng chặt. Từ thắt lưng trở lên để lỏng, hai tay buông lỏng xòe ra, úp về phía sau. Đầu cổ buông lỏng không nghĩ ngợi chỉ tâp trung nhẩm đếm xem tập được bao nhiêu lần. Mắt nhìn thẳng vào 1 điểm ở xa phía trước. miệng để hở để không khí lưu thông. Dùng lực hất tay ra phía sau thả lỏng để tay rơi xuống trở lai phía trước theo quán tính nhưng khoảng cách chỉ 3/7 phần so với phía sau, rồi lại hất tiếp ra phía sau. Ở đây hai tay được sử dụng như hai mái chèo bám sâu vào vai, khi chuyển động sẽ kéo theo cơ hoành chuyển động, nâng nên hạ xuống như lá pít tông khi bơm.

4, Các bước luyện tập:

Giai đoạn đầu là giai đoạn để cơ thể làm quen, không được gắng sức làm tổn thương các đầu ngón chân và khớp vai. không được nôn nóng vì dục tốc bất đạt, sẽ không thu được kết quả mong muốn. Quyết tâm và từ từ tiến nên sẽ thu dược kết quả mĩ mãn. Vội vàng làm cơ thể không thích nghi kịp sẽ không tốt. Mới đầu tùy theo khả năng của từng người những người quen vận động có thể bắt đầu từ 300 lần trong 1 buổi tập. người ít vận động có thể từ 200 hoặc 100 lần cho buổi tập đầu tiên. sau khi đã quen thì tăng dần lên mỗi lần tăng 100 lần/ buổi tập. Người yếu, ít vận động có thể tăng 50 lần/ buổi tập, dần tiến nên 1800 lần trở nên cho 1 buổi tập và giữ nguyên cho đến khi khỏi bệnh. 

5, Thời gian luyện tập: 

Trong suốt quá trình luyện tập nhớ là phải thường xuyên, đều đặn với 3 buổi trong ngày. sáng thanh tâm tập mạnh, chiều trước khi ăn tập vừa , tối tập nhẹ ( lưu ý tối tập mạnh sẽ dễ mất ngủ, vì máu lưu thông mạnh, kích thích thần kinh hoạt động sẽ khó ngủ. Khi quen lại tạo ra sảng khoái và giấc ngủ sâu hơn. Thời gian 1 buổi tập nhiều nhất là 30 phút có nghĩa là tấc độ phải đạt tối thiểu 1800 lần/ 30 phút mới đảm bảo quá trình bơm máu.

Chú ý: Nếu quá trình luyện tập không tập trung tư tưởng thì khí huyết sẽ loạn xạ và không chú ý đến trên nhẹ dưới nặng là sai và hỏng.

Khi vẫy tay tới 600 lần trở lên thường có trung tiện và hắt hơi, toát mồ hôi, mặt nóng bừng, hai chân nhức mỏi thì đó là bình thường, đừng ngại. Sớm có trung tiện là tốt. Trung tiện và hắt hơi là do nhu động của đường ruột tăng lên đẩy mạnh cơ năng tiêu hóa. Chân mỏi là do khí huyết dồn xuống cho phù hợp giữa sinh lý và vũ trụ ( Thiên khinh, địa trọng).

6, Những phản ứng:

Khi luyện tập dịch cân kinh có thể xảy ra các phản ứng đó là hiện tượng thật khi có bệnh, không đáng ngại. Có thể liệt kê 34 phản ứng thông thường còn lại các phản ứng khác không kể xiết.

1, đau ruột. 2, tê dại. 3, lạnh 4, nóng 5, đầy hơi 6, Sưng 7, Ngứa 8, Ứa nước miếng 9, Ra mồ hôi 10, Có cảm giái kiến bò kiến cắn 11, Giật gân 12, Đau xương cổ, tiếng kêu lục cục 13, Cảm giác máu chảy dồn dập 14, Lông tóc dựng đứng 15, Âm nang nở to 16, Lưng đau 17, Hắy mắt, mi mắt giật 18, đầu nặng 19, Hơi thở ra nhiều, thở dốc 20, Hỏa 21, Trung tiện 22, Gót chân nhức mỏi như mưng mủ 23, Huyết áp biến đổi 24, Lưỡi có cơm trắng 25, da cứng 26, Sắc mặt biến đổi 27, Đau mỏi toàn thân 28, nôn mửa 29, Đại tiện ra máu, mủ hoặc phân đen 30, Tiểu tiện nhiều 31, trên đầu mọc mụn 32, Bệnh từ trong da thịt tiết ra, 33, Ngứa từng chỗ hay toàn thân. 34, chảy máu cam.

Có các phản ứng trên là do trọc khí trong người bị đẩy ra làm sạch cơ thể tức là trừ bệnh tật. là phản ứng giữa chính khí và tà khí. Nếu ta tiếp tuc tập chính khí được bồi bổ làm tăng sức đề kháng, thải được các cặn bã trong các tế bào thần kinh, trong gân và các tế bào khác mà bình thường máu không thải nổi. Vì vậy khi có phản ứng ta đừng sợ, tiếp tục tập hết 1 phản ứng là hết 1 bệnh. luyên tập đều sẽ đưa lại kết quả tốt không ngờ.
4 tiêu chuẩn đạt được khi luyện Đat ma dịch cân kinh:

Nội trung tố: tức là nâng cao khí lên, là then chốt điều chỉnh tạng phủ, lưu thông khí huyết, thanh khí sẽ thông suốt lên tận đỉnh đầu.

Tứ trường tố: Tức là tứ chi phải hợp cho động tác theo đúng nguyên tắc khi tập Dịch cân kinh. Tứ trường tố song song với nội trung tố sẽ làm cho tà khí bài tiết ra ngoài, trọc khí dần đi xuống, cơ năng sinh sản ngày càng mạnh.

Ngũ tâm phát: Nghĩa là 5 huyệt trọng tâm dưới đây hoạt động mạnh hơn lúc bình thường: 1, Bách hội, 2,3, hai huyệt lao cung ở gan bàn tay, 4, 5, hai huyệt dũng tuyền ở gan bàn chân.
Luyện dịch cân kinh 5 huyệt này đều có phản ứng hoàn toàn tốt. Nhâm đốc và 12 kinh mạch đều đạt tới hiệu quả phi thương, nó làm đường phân thân tiêu trừ các bệnh nan y mà ta không ngờ
Lục phủ minh: Lục phủ minh là ruột non- Mật- dạ dàu- ruột già- Bong bóng- Tam tiêu.
Lục phủ không trì trệ, có nhiệm vụ thu nạp thức ăn tiêu hóa và bài tiết ra ngoài được thuận lợi, xúc tiến các cơ năng sinh sản, giữ vững trạng thaí bình thường của cơ thể, tức là làm âm dương cân bằng, cơ thể khỏe mạnh.

Những điểm cần lưu ý: 

Người bệnh nặng có thể ngồi vẫy tay cũng được, nhưng nhớ phải thót đít và bấm 10 đầu ngón chân xuống đất.

Số lần vẫy tay trong 1 buổi tập không giới hạn, nhưng các buổi tập phải đều, không nên lúc nhiều lúc ít. 1800 lần trong một buổi tập là có tác dụng chữa bệnh tốt, có thể tập nhiều hơn. Khi tập thấy ăn ngon, ngủ tốt , đại tiểu tiện bình thường, tinh thần tỉnh táo là số lần tập phù hợp với sức khỏe của ta. 

Lúc mới tập người bệnh nhẹ có thể vẫy nhanh vòng rộng , dùng sức nhiều, với người bệnh nặng vẫy chậm hơn, vòng hẹp, dùng ít sức. Vẫy nhanh quá thì tim đập quá nhanh, nhẹ quá thì không có tác dụng làm cho máu lưu thông.

Vẫy tay là môn thể dục cần sự mềm dẻo, dùng ý là chính mà không dùng sức, nhưng phải làm sao cho cho bả vai, lưng, ngực chuyển động làm cho cơ hoành lên xuống mới có tác dụng.

Khi tập căn cứ vào cảm nhận của mình để điều chỉnh nhiều ít, nhanh chậm, mạnh nhẹ sao cho phù hợp với bản thân. thấy nhanh nhẹn, tươi tỉnh hơn là tốt nếu kém trước thì cần điều chỉnh.

Đông y cho rằng động tác nhẹ là bổ ích cho cơ thể, động tác mạnh là loại bỏ các chất căn bã có hại cho cơ thể tức là chữa bệnh.

Nhẩm đếm làm cho tỉnh táo, đầu óc được yên tĩnh nghỉ ngơi chân tâm được bồi dưỡng.
Khi tập có thể trong nhà học ngoài trời, đảm bảo yên tĩnh, không khí trong sạch không có gió lùa.

Sau khi tập thấy ngực lưng nhẹ nhàng hơi thở đều hòa, mắt sáng,nước miệng ứa ra đại tiện nhuận, ăn ngon hơn, bệnh tật bớt dần thế là tập đúng và bệnh tật sẽ khỏi. Rất ít khi tập sai, mà chỉ có tác dụng nhiều ít khác nhau.


Cần vững tin khi luyện tập, không hoang mang, lạc quan với cuộc sống, quyết tâm luyện tập đến nơi đến chốn thì dù bệnh nan y cũng khỏi. Càng để chậm, ngần ngại càng khó khăn và càng lâu khỏi bệnh.

Chống chỉ định: Những người đang ngoại thương không được phép tập, vì máu lưu thông mạnh làm vết thương há miêng, khó lành.

Câu chuyện một bệnh nhân chữa bệnh ung thư nhờ luyện tập kiên trì Đạt ma dịch chân kinh vẩy tay.
———-
http://www.zeronews.us/2016/02/dat-ma-dich-chan-kinh-vay-tay.html?m=0


Tác giả: Sưu tầm chỉnh lý Võ Tiến Cường
Sau khi chứng kiến nhiều người xung quanh đạt được những thành tựu nhất định về sức khoẻ nhờ có tập bài tập đơn giản này, mình chia sẻ lại đây bài viết có thể bạn đã thấy đâu đó trên mạng rồi. Cám ơn hai bạn Hạnh Thuý và Ngô Thu Hiền. Tất nhiên đây không phải là bí kiếp thần diệu gì cả, càng không phải là thuốc tiên chữa các bệnh hiểm nghèo, đó chỉ là một trong vô vàn các bài tập cho dù bạn bị bệnh hay không khi tập đều tốt cho sức khoẻ. Chúc các bạn tập thành công !
https://youtu.be/pi5SfqBlTHg

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét