Chủ Nhật, 15 tháng 2, 2015

Gái Mỹ chia sẻ 13 điều phải bỏ khi đến Việt Nam

Người Mỹ chia sẻ 13 điều phải từ bỏ khi đến Việt Nam
Dưới đây là bài viết của Cô Jacqueline Kehoe (người Mỹ) viết trên trang blog cá nhân về những thói quen phải bỏ khi đến Việt Nam.
Chủ nhân của bài viết
1. Từ bỏ nỗi sợ khi thấy "sinh vật lạ" trong cốc trà
Trước khi đến Việt Nam, Jacqueline là một cô gái yếu đuối trước những sinh vật như nhện hay côn trùng. Cô luôn hoảng sợ và sẵn sàng bỏ chạy khi thấy chúng. Tuy nhiên, sau khi làm quen với môi trường Việt Nam, cô dần cảm thấy quen với việc những cốc trà đá thường đi kèm với nguồn protein miễn phí từ kiến.

2. Từ bỏ thói quen ăn đồ ngọt 24/7

Văn hóa Mỹ cũng như văn hóa Tây Âu chú trọng về việc có thức ăn ngọt đi kèm sau hoặc trước mỗi bữa ăn như ngũ cốc, bánh táo, hay bánh xốp. Tuy nhiên, khi ở Việt Nam, Jacqueline dần dần từ bỏ các món ăn ngọt mà thay vào đó là các món tráng miệng truyền thống như cháo, chè, bánh flan, hay tuyệt vời nhất theo cô, là bánh Trung Thu. Thậm chí, ngay cả khi trở về Mỹ, thỉnh thoảng cô vẫn ước được nếm một chiếc bánh flan ngon lành.

3. Từ bỏ việc đặt câu hỏi về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm

Các món ăn như rau muống xào tỏi hay bún bò Huế dù có phương vị đặc trưng và là niềm tự hào của người Việt. Tuy nhiên, với một người nước ngoài như Jacquelin, các món ăn lạ lùng đó đôi khi gây rắc rối cho hệ tiêu hóa của cô. 'Không sao', cô hóm hỉnh viết. Sống tại Việt Nam giúp cô quen dần với việc hàng quán nằm cạnh cống rãnh mất vệ sinh và thậm chí việc phòng vệ sinh không có giấy cũng là chuyện bình thường.

4. Làm quen với những ánh mắt đổ dồn vào mình

Là một người nước ngoài tại Việt Nam, việc bạn bị nhìn chằm chằm là điều không tránh khỏi. Hơn nữa, khi mà văn hóa Mỹ coi việc nhìn chằm chằm vào người khác là hành động thô lỗ bất lịch sự, dễ hiểu tại sao ban đầu acqueline cảm thấy lạ lẫm. Tuy nhiên sau khoảng thời gian ở Việt Nam, không những không còn cảm thấy khó chịu khi gặp những ánh mắt đổ dồn vào mình, cô còn thoải mái trêu đùa và ... nhìn thẳng vào những người nhìn cô.

5. Từ bỏ sự tự ti về cơ thể

Jacqueline tự nhận rằng mình khá cao ngay cả so với một người Mỹ (1m78), do đó cô luôn cảm thấy sự chênh lệch giữa bản thân và hầu hết những người phụ nữ Việt và không ít lần cô nhận được những lời nhận xét khiếm nhã về cơ thể mình. Tuy nhiên, càng về sau cô nhận ra những lời nhận xét đó đa phần chỉ là những lời đùa vui và không còn cảm thấy tư ti về bản thân như trước.

6. Từ bỏ thói quen dùng các thực phẩm từ sữa


Giống như nhiều nước châu Á khác, ẩm thực Việt Nam thường không đi kèm với các sản phẩm từ sữa như các nước Tây Âu. Điều này khiến cho Jacqueline vừa ngạc nhiên vừa thích thú: cô nhận ra rằng món ăn Việt quá ngon và độc đáo khiến cho việc sử dụng các sản phẩm từ sữa là không cần thiết. Thêm vào đó, cô còn phát hiện ra sữa đậu nành không những ngon mà còn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng. Đến nỗi khi trở về Mỹ, Jacqueline hoàn toàn trung thành với sữa đậu nành (cho dù vẫn phết bơ lên mọi món mà cô thích).

7. Sẵn sàng đón nhận sự giúp đỡ từ người lạ


Một kỉ niệm đáng nhớ trong chuyến đi xuyên Việt của Jacqueline đó là khi cô và bạn đồng hành bị mắc kẹt trước một con đập lớn trên đường đi Phan Rang-Tháp Chàm. Lúc bấy giờ chỉ còn 2 sự lựa chọn đó là từ bỏ chuyến đi hoặc nhờ hai thanh niên địa phương giúp sức lôi và mang xe lên thuyền vượt qua đập. Dù có ái ngại trước vẻ mỏng manh của hai thanh niên, cô vẫn đón nhận sự trợ giúp và cuối cùng 6 người cũng mang được 2 chiếc xe Vespa lên thuyền một cách an toàn.

8. Nhưng cũng đề cao cảnh giác với mọi thứ xung quanh

Điều khiến Jaqueline cũng như nhiều người nước ngoài khác lo lắng khi đến Việt Nam chính là nạn móc túi, giật đồ. Đã không ít trường hợp du khách nước ngoài chủ quan bị kẻ gian lấy cắp đồ đạc hay các vật dụng tùy thân quan trọng khác. Chính Jacqueline cũng từng trải qua sự việc tương tự khi cô suýt bị giật đồ khi đang đi bộ trên đường Nguyễn Đình Chiểu. Thời gian sinh sống tại Việt Nam giúp cô nâng cao cảnh giác và sẵn sàng ứng phó với mọi bất trắc có thể xảy ra.

9. Từ bỏ thói quen trang điểm


Là một cô gái nên cũng dễ hiểu khi mà Jacqueline luôn muốn làm đẹp mỗi khi ra đường. Tuy nhiên, khí hậu nóng ẩm ở Việt Nam khiến lớp trang điểm của cô trở thành thảm họa mỗi khi mưa xuống. Dần dần, cô từ bỏ thói quen trang điểm mọi lúc mọi nơi và tự tin với khuôn mặt mộc của mình.

10. Không bao giờ phải trả quá 10$ cho một bữa ăn

Việt Nam là thiên đường ẩm thực với vô vàn các món ăn phong phú về hương vị cũng như phù hợp với giá tiền. Jacqueline chia sẻ việc một bát phở và một lon bia 333 tại Bùi Viện với giá chưa đến 5$ là thiên đường với cô khi so với giá 8$ một chiếc bánh mỳ ở Mỹ.

11. Chấp nhận sự hỗn loạn


Giao thông ở Việt Nam thật sự là một cơn ác mộng với bất kì người nước ngoài nào. Các phương tiện lưu thông lộn xộn, chen lấn nhau đã là một nét đặc trưng của giao thông nơi đây. Sự hỗn loạn này còn thể hiện khi đi thang máy, siêu thị, hay ngay cả trong công viên. Nếu không quen được cuộc sống ở đây, chắc hẳn những người nước ngoài như Jacqueline sẽ gặp không ít phiền toái mỗi khi ra đường.

12. Sự yên tĩnh để nghỉ ngơi là điều xa xỉ


Tại các thành phố lớn như Hà Nội hay Tp Hồ Chí Minh, sự yên tĩnh là một thứ xa xỉ. Phố xá ồn ào náo nhiệt kể cả khi đã quá nửa đêm, nhà hàng xóm hát karaoke hay rượu chè linh đình đã là thứ quá quen thuộc với Jaqueline và cô thậm chí còn cảm thấy thoải mái với chúng.

13. Từ bỏ việc thôi nghe các bài hát Giáng Sinh sau ngày 26/12

Tại Mỹ và nhiều nước phương Tây khác, lễ Giáng Sinh thường kéo dài đến hết ngày 26/12 và sau đó mọi thứ trở lại guồng quay bình thường. Tuy nhiên, sau thời gian sinh sống tại Việt Nam, việc nghe thấy những bài hát như 'All I want for Christmas is you' vào giữa tháng 4 là điều bình thường với Jaqueline. Dường như với cô không còn cảm giác khác biệt về văn hóa, con người, cũng như lối sống nữa. Việt Nam đã trở thành một phần trong cô mà cô mãi muốn tìm về.

(Theo Matadornetwork)

1 nhận xét:

  1. Về Mỹ nhớ đem theo bệnh viêm gan và giun sán từ thịt chó made in VN làm kỷ niệm nhé.

    Trả lờiXóa