Chủ Nhật, 2 tháng 2, 2014

Vì sao Đại tướng Giáp chọn nhà 30 Hoàng Diệu để ở ?

Đọc cho vui, để biết chứ không nên tin ngay những cách giải thích kiểu này. Đặc biệt tin từ các cụ thư ký già càng không đáng tin cậy. Cần kết hợp các nguồn tin khác để kiểm chứng.
Vì sao cụ Giáp chọn nhà 30 Hoàng Diệu và trước khi mất muốn trả lại ngôi nhà này ?
Khoảng cuối năm 1955, đầu 1956, gia đình bác Giáp mới chuyển về 30 Hoàng Diệu. Chọn nhà cho các tướng lĩnh khác có thể đơn giản hơn nhưng với đại tướng thì có những yêu cầu rất nghiêm. Ngay từ khi sống trên chiến khu, Đại tướng có nguyên tắc "ở đâu thì ở nhưng phía trước mặt luôn phải thoáng để dễ quan sát khi có động".
Tìm khắp HN thì chỉ có số nhà 30 Hoàng Diệu đáp ứng được nguyên tắc này. (Hơn nữa, ngày mới về HN, 2 đầu đường Hoàng Diệu (ngã tư với đường Điện Biên Phủ và Phan Đình Phùng) đều có barie chắn để đảm bảo an ninh).

Nhà 30 Hoàng Diệu 

Một góc vườn trước nhà 30 Hoàng Diệu nơi 
cụ Giáp thường tập thể dục và ngồi thiền

Nhà số 30 là nhà của 1 chủ Tây. Khi xây dựng villa này, ông ta yêu cầu giữ nguyên vườn hoa phía trước, xây nhà lùi lại. Chắc có đọc sử ta mà biết, phía trước là vườn Kính Thiên, vua quan thời xưa đi từ trong Tử Cấm Thành qua cổng Đoan Môn, theo con đường phía vườn hoa Bắc Sơn ngày nay ra vườn Kính Thiên làm lễ tế. Cũng vì thế mà vườn hoa này còn giữ cho tới ngày nay.

Tháng 8/2012, Hội Khoa học lịch sử, Bảo tàng Lịch sử đã tổ chức tọa đàm nhân sinh nhật lần thứ 102 của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Các nhà lịch sử và các tướng lĩnh tham gia tọa đàm đã đề xuất nên thành lập Bảo tàng Võ Nguyên Giáp.

Theo tin báo Tuổi trẻ, Đại tá Nguyễn Huyên, trợ lý lâu năm của đại tướng, cho biết, sinh thời, Đại tướng đã có thư đề nghị trung ương xin trả lại căn nhà đang ở sau khi “đi theo Bác Hồ”. Đồng thời đại tướng cũng đề nghị cần bảo tồn căn nhà đó vì nó nằm ngay trên vườn hoa Kính Thiên, có căn hầm đào từ trong chiến tranh chống Mỹ, là một trong ba căn hầm kiên cố nhất ở Hà Nội. Đồng thời, căn nhà là một kiến trúc Pháp mẫu mực còn giữ lại được của Hà Nội.

Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử, GS Phan Huy Lê cũng đưa ra kiến nghị của hội: Nhà nước nên giữ lại căn nhà mà đại tướng đã ở hơn một nửa thế kỷ để làm Bảo tàng Võ Nguyên Giáp, vì căn nhà cùng với những hoạt động của tổng hành dinh trong chiến tranh đã trở thành một bộ phận không thể tách rời của quần thể di tích Hoàng thành Thăng Long và là di tích bất khả xâm phạm theo công ước của UNESCO.

Theo VOV.VN - Cách ngôi nhà của Đại tướng Võ Nguyễn Giáp không xa là nhà D67 thuộc khu A thành cổ Hà Nội, là một di tích lịch sử cách mạng, một công trình đặc biệt bên cạnh những di tích kiến trúc cổ xưa, ghi dấu ấn tiêu biểu cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, thống nhất đất nước.

Tòa nhà sở chỉ huy pháo binh của quân Pháp được xây dựng trên nền điện Kính Thiên xưa được sử dụng thành nhà làm việc của Bộ Chính trị, Bộ Quốc phòng và Quân ủy Trung ương.

Tòa nhà này được gọi là nhà Con Rồng vì phía trước có những con rồng đá chầu (thềm Rồng của điện Kính Thiên) trong những năm 60 của thế kỷ 20, Mỹ ném bom đánh phá ác liệt miền Bắc; một toà nhà mới được xây dựng đặc biệt phía sau nhà con Rồng để đảm bảo an toàn cho các cán bộ lãnh đạo của Đảng và quân đội họp và làm việc. Công trình có tên là nhà D67 vì được xây dựng năm 1967.

Nhà D67

Phòng họp của BCT và Quân Ủy TW trong nhà D67

Đây là một công trình được xây dựng hết sức đặt biệt về cấu trúc và kỹ thuật gồm một kiến trúc ở trên và một hệ thống hầm ngầm phía dưới. Phần nổi của công trình có diện tích 604m2 với hệ thống tường, mái bằng bê tông cốt thép kiên cố. Hệ thống hầm ngầm sâu 10m, nằm dưới khoảng sân giữa nhà con Rồng và nhà D67 gồm 4 phòng, rộng 50m2, trong đó có một phòng họp, các phòng chung nhau hành lang bên. Hệ thống hầm ngầm này được thiết kế chịu được tên lửa và bom hạng nặng.

Toàn bộ công việc thiết kế và thi công nhà và hầm D67 được giao cho Bộ Tư lệnh Công binh đảm nhiệm. Khoảng 300 cán bộ chiến sỹ được huy động thực thi công việc này. Các thiết bị cơ khí và thông tin sử dụng trong công trình như máy thông hơi - lọc khí, cửa thép, điện đài, điện thoại được nhập khẩu từ Liên Xô cũ.

Phòng họp của BCT và Quân Ủy TW dưới hầm ngầm 

Tại nhà D67, còn được gọi là Tổng hành dinh, đã diễn ra nhiều cuộc họp quan trọng của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương, đưa ra nhiều quyết định lịch sử có tính chiến lược trong cuộc kháng chiến chống Mỹ để đi đến thắng lợi. Đặc biệt, tại đây; từ ngày 18/12/1974 đến ngày 8/1/1975, Bộ Chính trị họp hội nghị mở rộng quyết định giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Nhà D67 vẫn được Bộ Quốc phòng và Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam quản lý và sử dụng từ năm 1975 cho tới năm 2004 thì được bàn giao cho Ban Quản lý Thành cổ Hà Nội, trở thành khu vực phi quân sự và hiện là một di tích lịch sử cách mạng đặc biệt trong thành cổ Hà Nội.


Có thể chuyện dưới đây cũng ít người biết:

Tác giả trong bài viết tại địa chỉ : http://bantroik5sg.vnweblogs.com/print/10696/229148 (ngày 03/3/2010) viết : Cũng chục năm trước, Nhà nước có chủ trương thu hồi các nhà công vụ. Một loạt gia đình ở Phan Đình Phùng chuyển về Trung Tự... Cũng có cán bộ đến "đặt vấn đề": Nhà nước sẽ lấy lại (nhà 30 Hoàng Diệu) vì có quy hoạch mới; cơ quan sẽ tìm nhà khác cho gia đình cụ Văn. 

Cụ vui vẻ nói: "Tốt thôi, tôi sẵn sàng chấp hành nghị quyết. Tuy vậy, xin có ý kiến thế này, HN chúng ta cần được quy hoạch kiến trúc thật nghiêm chỉnh để xứng đáng là 1 thủ đô văn minh, hiện đại. HN nay có 3 dạng kiến trúc phổ biến:
1 là khu phố cổ 36 phố phường,
2 là khu phố theo lối kiến trúc của Pháp,
3 là kiến trúc mới.

Khu phố cổ và khu phố Tây nếu phá đi sẽ không bao giờ có lại được. Vì vậy mong các đồng chí lưu ý. Riêng gia đình tôi đã sống tại nhà số 30 này gần nửa thế kỷ. Theo tôi, đây là "ngôi biệt thự chuẩn xây theo lối kiến trúc của Pháp", từ nội thất, ngoại thất đến vườn tược quanh nhà. Quy hoạch thế nào là do các đồng chí nhưng không nên phá đi.

Hơn nữa, tại thủ đô có 3 nơi còn giữ lại "hầm chiến lược lịch sử" (D67 trong Thành Hoàng Diệu, cạnh nhà Bác trong Phủ Chủ tịch và tại ngôi nhà 30 này). Tại nơi đây đã diễn ra những cuộc họp tối quan trọng của Bộ Chính trị và Bộ chỉ huy tối cao, đã ra các quyết định tối quan trọng trong các năm 1968, 1972, 1975. Nếu phá đi e rằng...

Riêng gia đình tôi, các đồng chí xếp cho sống ở đâu cũng được. Nhưng cũng xin đề nghị được xếp nhà trong nội thành, để tiện đi lại. Thứ nữa đừng cho đất vì tôi già rồi, không thể có sức mà xây dựng. Thứ 3 là vợ chồng tôi đã già, thay đổi nếp sinh hoạt cũ là việc làm không dễ nên nhà mới đừng quá lớn, bất tiện cho sinh hoạt".

Sau đó 1 tuần, cán bộ nọ quay lại và thông báo, gia đình cụ Văn vẫn cứ sống ở đây.

http://anlacminh.blogspot.de/2013/10/vi-sao-cu-giap-chon-nha-30-hoang-dieu.html


Chuyện ít biết về nhà số 30 Hoàng Diệu (KQ)
Monday, 3rd May 2010
Chuyện nghe được sau lần đến thăm Đại tướng tháng 5 năm ngoái cùng con em trong Tổng hành dinh những năm đầu và những lần trò chuyện chú Nguyễn Huyên, anh Huân ở Văn phòng Đại tướng. Qua đây thấy những tư duy rất sáng suốt của cụ tuy nay đã "bách niên".
... Ngày 10/10/1954, ta tiếp quản Thủ đô. Sau 300 ngày, khỏang cuối 1955, đầu 1956, gia đình cụ Văn mới chuyển về 30 Hoàng Diệu. Chọn nhà cho các tướng lĩnh khác có thể đơn giản hơn nhưng với Đại tướng thì có những yêu cầu rất nghiêm. Ngay từ khi sống trên chiến khu, cụ Văn có nguyên tắc "ở đâu thì ở nhưng phía trước mặt luôn phải thoáng để dễ quan sát khi có động". Tìm khắp HN thì chỉ có số nhà 30 Hoàng Diệu đáp ứng được nguyên tắc này. (Hơn nữa, ngày mới về HN, 2 đầu đường Hoàng Diệu (ngã tư với đường Điện Biên và Phan Đình Phùng) đều có barie chắn để đảm bảo an ninh).

Nhà số 30 là nhà của 1 chủ Tây. Khi xây dựng villa này, ông ta yêu cầu giữ nguyên vườn hoa phía trước, xây nhà lùi lại. Chắc có đọc sử ta mà biết, đó là vườn Kính Thiên, vua quan thời xưa đi từ trong Tử Cấm Thành qua cổng Đoan Môn, theo con đường phía vườn hoa Bắc Sơn ngày nay ra vườn Kính Thiên làm lễ tế. Cũng vì thế mà vườn hoa còn giữ cho tới ngày hôm nay.

Năm 2005, tôi cùng anh chị em k4 vào thăm cụ Văn sau ngày Hội trường 15/10. Mừng vì thấy cụ còn khỏe và minh mẫn nhưng buồn vì thấy vườn hoa trước nhà xơ xác quá. Thầm nghĩ, cả nước chỉ có 1 Đại tướng Tổng tư lệnh, ngày nào cụ cũng tiếp khách nội, khách ngoại; vậy mà vườn hoa trước cổng - nơi đập vào mắt khách đầu tiên - lại xơ xác, chẳng có ai chăm bón. (Nghe các cháu vệ binh kể, hàng tháng C59 cử lính ra quét dọn lá cây, cắt cỏ 1 lần. Nhưng "không có nghiệp vụ").

Bức xúc qua tôi đã viết thư ngay cho cái tay chủ tịch HN bấy giờ (bác sĩ Nguyễn Quốc Triệu) với lời lẽ "Anh từng là CCB, nay giữ chức vụ cao nhất ở HN, thậm chí không ít lần vào thăm Đại tướng. Vậy sao thành phố ta không có thể chi phí 1 khoản không lớn, thậm chí là lao động công ích (không lương) của đoàn viên, thanh niên Cty Công viên cây xanh (chẳng hạn), làm đẹp vườn hoa này? Như vậy quy hoạch tổng thể của khu công viên Bắc Sơn càng đẹp khi vườn hoa này được làm đẹp). Chả hiểu thư có đến tay không mà nhiều năm sau vẫn vậy(!). Mãi năm nay, 2010, đến mới thấy có bàn tay "nghiệp vụ" sửa sang, chăm bón. Vườn đã có màu xanh và sắc của hoa.

Cũng chục năm trước, Nhà nước có chủ trương thu hồi các nhà công vụ. Một loạt gia đình ở Phan Đình Phùng chuyển về Trung Tự... Cũng có cán bộ đến "đặt vấn đề": Nhà nước sẽ lấy lại vì có quy hoạch mới; cơ quan sẽ tìm nhà khác cho gia đình cụ Văn. Cụ vui vẻ nói: "Tốt thôi, tôi sẵn sàng chấp hành nghị quyết. Tuy vậy, xin có ý kiến thế này, HN chúng ta cần được quy hoạch kiến trúc thật nghiêm chỉnh để xứng đáng là 1 thủ đô văn minh, hiện đại. HN nay có 3 dạng kiến trúc phổ biến:

1 là khu phố cổ 36 phố phường,

2 là khu phố theo lối kiến trúc của Pháp,

3 là kiến trúc mới.

Khu phố cổ và khu phố Tây nếu phá đi sẽ không bao giờ có lại được. Vì vậy mong các đồng chí lưu ý. Riêng gia đình tôi đã sống tại nhà số 30 này gần nửa thế kỷ. Theo tôi, đây là "ngôi biệt thự chuẩn xây theo lối kiến trúc của Pháp", từ nội thất, ngoại thấy đến vườn tược quanh nhà. Quy hoạch thế nào là do các đồng chí nhưng không nên phá đi.

Hơn nữa, tại thủ đô có 3 nơi còn giữ lại "hầm chiến lược lịch sử" (D67 trong Thành Hoàng Diệu, cạnh nhà Bác trong Phủ Chủ tịch và tại ngôi nhà 30 này). Tại nơi đây đã diễn ra những cuộc họp tối quan trọng của Bộ Chính trị và Bộ chỉ huy tối cao, đã ra các quyết định tối quan trọng trong các năm 1968, 1972, 1975. Nếu phá đi e rằng...

Riêng gia đình tôi, các đồng chí xếp cho sống ở đâu cũng được. Nhưng cũng xin đề nghị được xếp nhà trong nội thành, để tiện đi lại. Thứ nữa đừng cho đất vì tôi già rồi, không thể có sức mà xây dựng. Thứ 3 là vợ chồng tôi đã già, thay đổi nếp sinh hoạt cũ là việc làm không dễ nên nhà mới đừng quá lớn, bất tiện cho sinh hoạt".

Sau đó 1 tuần, cán bộ nọ quay lại và thông báo, gia đình cụ Văn vẫn cứ sống ở đây. 

Hay hơn, dù có cảnh vệ nhưng cổng nhà 30 lúc nào cũng rộng mở để đón khách đến thăm. Chú Huyên kể lại:

-  Trước kia chưa cấm pháo, nhiều xe ca vừa dừng là anh em xuống xe, treo cả bánh pháo lên cành trúc rồi đốt và rồng rắn kéo vào. Xưa kia cổng Câu lạc bộ Quân nhân luôn mở, anh em cứ sang gửi xe máy, xe đạp miễn phí. Ngày nào cũng tấp nập khách... Có lần, đã 11g trưa, ngoài cổng gọi điện vào báo có anh thương binh cụt chân đi xe lăn từ Hải Phòng lên, muốn gặp Đại tướng. Tôi sang báo anh Văn. Anh bảo cho mời anh thương binh vào. Vừa gặp ông, anh thương binh ôm lấy rồi khóc nức nở. Anh Văn vỗ vai: "Gặp nhau phải mừng chứ sao lại khóc?". Anh ta trả lời: "Đại tướng ơi, hôm nay gặp được Đại tướng rồi thì về nhà, tôi chết cũng được rồi! Tôi ... tôi hạnh phúc hơn nhiều đồng đội mãi mãi không trở về ...".

... Tôi có anh bạn làm nghề chụp ảnh. Anh ta bảo từng có vinh dự chụp ảnh cho hầu hết các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, chỉ trừ Cụ Hồ. Nhưng... hiếm có ai mà khi về nghỉ rồi vẫn đông khách đến thăm như anh Văn!

Đúng là 1 câu kết hay và có hậu!!!

http://bantroik5sg.vnweblogs.com/print/10696/229148

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét