10 điều ít biết về đô la Mỹ
Benjamin Franklin là người duy nhất không phải tổng thống xuất hiện trên tờ đô la. Người Mỹ thích tiền hơn sex.
Mỹ sản xuất tiền từ năm 1792, đồng tiền đầu tiên dưới dạng xu làm bằng vàng và có giá trị thực sự. Đến tận năm 1862, trong suốt thời kỳ Nội chiến, Bộ tài chính Mỹ mới bắt đầu sản xuất tiền giấy và làm bằng cotton. Việc in tiền giấy nhằm giải quyết tình trạng khan hiếm tiền xu. Do có giá trị, nên những đồng xu từ đời đầu được người Mỹ cất giữ làm tài sản đề phòng rủi ro biến động tiền tệ do chiến tranh. Dưới đây là 10 điều người ta ít biết về đô la hay đồng xu của Mỹ
1. Xu Mỹ có rãnh để ngăn bị làm giả
1. Xu Mỹ có rãnh để ngăn bị làm giả
Ở cạnh bên của đồng xu thường xuất hiện các rãnh, đây là đặc điểm giúp hạn chế tình trạng bị làm giả. Các đồng xu trước kia được làm từ vàng và bạc. Một miếng vàng 10 USD được làm từ lượng vàng trị giá đúng 10 USD. Để kiếm thêm ít tiền, các băng tiền giả hay cạo rãnh trên viền đồng xu và tích trữ lượng kim loại đó. Một số đối tượng có thể khoét rãnh ở cạnh đồng xu để kiếm thêm tiền từ số vàng, bạc cạo được. Nếu được cạo khéo léo những, đồng tiền bị khoét này sẽ không bị phát hiện.
2. Tờ đô la nhàu nát sau 18 tháng lưu hành
Đô la làm bằng giấy được lưu hành phổ biến nhất ở Mỹ. Tờ 1 USD chiến khoảng 48% trong tổng số tiền giáy do Cục In ấn Mỹ phát hành. Năm 2010, Sở Đúc tiền Mỹ tạo ra khoảng 1,856 tỷ đồng 1 USD. Trọng lượng của 1 triệu tờ 1 USD khoảng hơn 2 pound. Thông thường, một tờ đô la sẽ bị nhàu nát sau 18 tháng lưu hành.
Với tờ 1 USD, nếu nhìn kỹ, người ta có thể nhận thấy hình con mắt thứ ba trên kim tự tháp và hình đại bàng quắp 13 mũi tên trên móng vuốt và dòng chữ Latin "E Pluribus Unum" (Hợp nhiều thành một).
3. Các vị tổng thống còn sống không được in hình tiền xu
Với tờ 1 USD, nếu nhìn kỹ, người ta có thể nhận thấy hình con mắt thứ ba trên kim tự tháp và hình đại bàng quắp 13 mũi tên trên móng vuốt và dòng chữ Latin "E Pluribus Unum" (Hợp nhiều thành một).
3. Các vị tổng thống còn sống không được in hình tiền xu
Theo luật Mỹ đưa ra từ thời kỳ Cách mạng, bất cứ vị tổng thống nào còn sống đều không được in hình lên đồng xu đô la. Điều này để đảm bảo rằng Mỹ không giống chế độ quân chủ lập hiến – chế độ cho phép in hình vua hay nữ hoàng lên tiền của quốc gia mình.
Một trường hợp ngoại lệ là tổng thống Calvin Coolidge. Chân dung của ông được in lên một đồng xu để kỷ niệm 150 năm ngày độc lập của Mỹ vào năm 1926.
4. Phụ nữ đầu tiên được in hình trên đồng xu Mỹ không phải là người Mỹ
Một trường hợp ngoại lệ là tổng thống Calvin Coolidge. Chân dung của ông được in lên một đồng xu để kỷ niệm 150 năm ngày độc lập của Mỹ vào năm 1926.
4. Phụ nữ đầu tiên được in hình trên đồng xu Mỹ không phải là người Mỹ
Một số phụ nữ đã xuất hiện trên đồng xu của Mỹ. Tuy nhiên, phụ nữ đầu tiên không phải là người Mỹ mà là nữ hoàng Tây Ban Nha Isabella. Hình của nữ hoàng Isabella được in trên đồng xu kỷ niệm của Mỹ vào năm 1893.
Tuy nhiên, đệ nhất phu nhân Martha Washington mới là phụ nữ đầu tiên được in hình trên tờ đô la. Hình của bà được in trên tờ chứng chỉ Bạc 1 USD trong năm 1886 và 1891.
Từ đó, Sacagawea, Susan B.Anthony và Helen Keller là những người phụ nữ tiếp theo được in hình lên đồng tiền được lưu hành.
5. Sở Đúc tiền Mỹ không phải là nơi duy nhất sản xuất tiền
Tuy nhiên, đệ nhất phu nhân Martha Washington mới là phụ nữ đầu tiên được in hình trên tờ đô la. Hình của bà được in trên tờ chứng chỉ Bạc 1 USD trong năm 1886 và 1891.
Từ đó, Sacagawea, Susan B.Anthony và Helen Keller là những người phụ nữ tiếp theo được in hình lên đồng tiền được lưu hành.
5. Sở Đúc tiền Mỹ không phải là nơi duy nhất sản xuất tiền
Ở Mỹ, có một số cộng đồng tự sản xuất tiền cho riêng mình như tiền Disney được sử sụng trong công viên Walt Disney. Một số trường học của Mỹ cũng sản xuất loại tiền riêng cho học viên. Điều này khuyến khích chi tiêu trong cộng đồng ở các doanh nghiệp nhỏ.
6. Benjamin Franklin là người duy nhất không phải tổng thống xuất hiện trên tờ đô la
6. Benjamin Franklin là người duy nhất không phải tổng thống xuất hiện trên tờ đô la
Khác với những điều người ta thường nghĩ, Chính phủ Mỹ không bao giờ phát hành đồng 1 triệu USD. Đồng tiền mệnh giá lớn nhất của Mỹ từ trước đến nay là Chứng chỉ vàng 100.000 USD năm 1934 và chỉ được sử dụng trong các giao dịch ngân hàng, không bao giờ được lưu hành rộng rãi. Tờ tiền này có in chân dung của tổng thống Woodrow Wilson.
Ngày nay, tờ đô la Mỹ được lưu hành có mệnh giá lớn nhất là 100 USD nhưng chân dung trên đó không phải là tổng thống Mỹ mà là Benjamin Franklin, một trong những người khai sinh ra Mỹ.
7. 20 USD là đồng tiền bị làm giả nhiều nhất
Ngày nay, tờ đô la Mỹ được lưu hành có mệnh giá lớn nhất là 100 USD nhưng chân dung trên đó không phải là tổng thống Mỹ mà là Benjamin Franklin, một trong những người khai sinh ra Mỹ.
7. 20 USD là đồng tiền bị làm giả nhiều nhất
Ngay từ những năm đầu lập quốc, in tiền giả ở Mỹ sẽ bị gán tội chết. In tiền giả có thể coi là mối đe dọa đối với sự ổn đinh kinh tế của một quốc gia. Nhiều nước thuộc địa tự in tiền của riêng mình. Để ngăn chặn tình trạng này, Mỹ đã lập ra Sở Đúc tiền và Sở mật vụ.
Đồng 20 USD bị in giả nhiều nhất, sau đó đến tờ 100 USD. Trong khi đó ở nước ngoài, tờ 100 USD bị làm giả nhiều nhất. Tính đến năm 2005, Sở mật vụ Mỹ cho biết đã tịch thu gần 39 triệu USD tiền giả. Đồng xu cũng bị làm giả.
8. 95% tiền mới được in để thay thế tiền chuyển ra nước ngoài
Đồng 20 USD bị in giả nhiều nhất, sau đó đến tờ 100 USD. Trong khi đó ở nước ngoài, tờ 100 USD bị làm giả nhiều nhất. Tính đến năm 2005, Sở mật vụ Mỹ cho biết đã tịch thu gần 39 triệu USD tiền giả. Đồng xu cũng bị làm giả.
8. 95% tiền mới được in để thay thế tiền chuyển ra nước ngoài
Năm 2012 là trong 150 năm thành lập Cục in ấn Mỹ. Cơ quan này có nhiệm vụ giám sát Sở Đúc tiền trên toàn quốc và in khoảng 37 triệu tờ tiền mỗi ngày hay tương đương 696 triệu USD. 95% lượng tiền mới sẽ được dùng để thay thế tiền đang lưu thông.
Để in lượng tiền này, Cục in ấn Mỹ cần khoảng 18 tấn mực mỗi ngày. Giấy và mực dùng để in tiền ngày nay của Mỹ giống hệt nguyên liệu sử dụng trong giai đoạn Nội chiến, và tất nhiên đó không phải là giấy thông thường mà là dạng cotton.
9. Đồng đô la cực bẩn và thường có khuẩn E.coli và Salmonella
Để in lượng tiền này, Cục in ấn Mỹ cần khoảng 18 tấn mực mỗi ngày. Giấy và mực dùng để in tiền ngày nay của Mỹ giống hệt nguyên liệu sử dụng trong giai đoạn Nội chiến, và tất nhiên đó không phải là giấy thông thường mà là dạng cotton.
9. Đồng đô la cực bẩn và thường có khuẩn E.coli và Salmonella
Theo một số nghiên cứu gần đây, tiền lưu hành siêu bẩn. Đồng đô la càng cũ càng nhiều vi khuẩn, trong đó có khuẩn Salmonella và E.coli. Tiền làm bằng cotton có nhiều khuẩn nhất, ngược lại tiền bằng polyme ít khuẩn nhất.
Theo nghiên cứu của Đại học Ballarat ở Australia, các nhà khoa học đã thu thập hơn 1.200 đồng đô la lưu hành ở nhiều nước khác nhau. Trong đó, đồng tiền sạch nhất ở Mỹ cũng có tới 20 vi khuẩn, tờ bẩn nhất thậm chí có tới 25.000 vi khuẩn. Những vi khuẩn này hầu hết vô hại song vẫn có một số loại nguy hiểm.
10. Người Mỹ thích tiền hơn sex
Theo nghiên cứu của Đại học Ballarat ở Australia, các nhà khoa học đã thu thập hơn 1.200 đồng đô la lưu hành ở nhiều nước khác nhau. Trong đó, đồng tiền sạch nhất ở Mỹ cũng có tới 20 vi khuẩn, tờ bẩn nhất thậm chí có tới 25.000 vi khuẩn. Những vi khuẩn này hầu hết vô hại song vẫn có một số loại nguy hiểm.
10. Người Mỹ thích tiền hơn sex
Mỗi đồng đô la lại gắn với một câu chuyện: Ai giữ nó, dùng nó để mua gì, … Tiền xuất hiện ở mọi nơi, trong câu chuyện lịch sử, kinh tế, chính trị. Khảo sát gần đây chỉ ra rằng người Mỹ thích tiền hơn sex.
Nguồn BI/Dân Việ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét