Thứ Năm, 16 tháng 6, 2011

Những ai đang thao túng thế giới? (phần 2)

Những ai đang thao túng thế giới ? (Phần 2)

15-06-2011 08:00
Những ai đang thao túng thế giới ? (Phần 2)
David Rothkopf.
Có đem mang bắn hết giai cấp thống trị thì cũng chả giải quyết điều gì. Cái này thuộc về lỗi hệ thống, hơn nữa tính phân biệt đẳng cấp chúng ta đã có sẵn ở trong gien, sự tiến bộ của khoa học công nghệ lại nhân cấp lên thêm. Trớ trêu ở chỗ công nghệ càng phát triển thì lại đưa đẩy tất cả nhân dân cần lao trên hành tinh này vào chế độ nô lệ tệ hại hơn cả thời kì nô lệ cổ đại.
Pháp luật phục vụ ai ?
Dùng phương  thức củ cà rốt và cây gậy (hoặc có thể gọi là bàn tay nhung và bàn tay sắt), đe dọa đi đôi với trọng thưởng giới siêu đẳng đã lũng đoạn được pháp luật và chính sách của bất kỳ quốc gia nào. Các đạo luật được ban hành hoặc bị bãi bỏ không phải để phục vụ cho lợi ích của người dân mà chỉ để phù hợp với lợi ích của họ.
Ví dụ ngay tại  Hoa Kỳ  qua đạo luật có tên Glass-Steagall Act, một biện pháp can thiệp, điều tiết cho nghành ngân hàng được ra đời năm 1933 nhằm mục đích hạn chế đầu cơ trên thị trường tài chính (tách bạch giữa thương mại và đầu tư trong lĩnh vực ngân hàng- giải thích của người viết). Năm 1999, ông Bill Clinton đã bãi bỏ đạo luật này.
 Hoặc đạo luật bãi bỏ tổ chức điều tiết lưu ký quỹ và  kiểm soát tiền tệ (Depository Institutions Deregulation and Monetary Control Act- 1980) và Garn - St Germain, Đạo luật về tổ chức lưu ký quỹ, dự phòng ban hành năm 1982, trong các đạo luật đó đã  loại bỏ các quy định điều tiết của khoản vay công nghiệp và  tiết kiệm dự phòng.Chính các đạo luật này là một trong những nguyên nhân chính gây ra  cuộc khủng hoảng tài chính hiện hành.
Có nói mãi về những hậu quả đáng tiếc của việc bãi bỏ các luật pháp điều tiết ở Mỹ (sau đó đã dẫn đến những thương vụ hết sức mạo hiểm và  khủng hoảng tài chính lớn nặng nề ) cũng vô ích vì chỉ cần người dân - người nộp thuế sau khi trả hộ đủ tiền cho thiệt hại của giới chủ ngân hàng tham lam vô độ thì mọi việc lại đâu vào đó, chẳng có biện pháp nào ngăn chặn khủng hoảng tài chính trong tương lai được ban hành cả.Và bánh xe vẫn lăn theo vết cũ. Vừa qua tòa Tối cao của Hoa kỳ ra phán quyết hủy bỏ đạo luật hạn chế các tập đoàn thương mại Mỹ tham gia đóng góp tài chính cho đảng phái chính trị. Tại sao? Dân chúng thực sự muốn xóa bỏ luật đó thật không?
Mặ khác các đạo luật được ban ra để chống lại người dân chỉ vì làm theo nguyện vọng của các tập đoàn thương mại ( tức là của nhóm siêu đẳng) chẳng hạn như bộ luật Digital Millennium Copyright Act ban hành năm 1999 của Hoa kỳ theo thực tế cho thấy những hạn chế kĩ thuật của luật bản quyền chỉ làm rắc rối, khó khăn cho người sử dụng chương trình hợp pháp chứ không ngăn chặn được sử dụng trái phép.
Chả cần đi đâu xa mà ngay tại Việt nam ta cũng có câu “đánh võng với chính sách” , chả nhẽ các nhà xây dựng chính sách và viết luật tự nhiên lại sốt sắng lo cho người dân đến mức cứ thay đổi liên tục các quy định thậm chí có lúc trái ngược nhau hoàn toàn.
Giới siêu đẳng có thể làm bất kỳ quốc gia nào trên thế giới trở thành giàu có hoặc ngược lại, họ có thể làm cho quốc gia phá sản và người dân của quốc gia đó sống trong lầm than khổ cực đến bất tận.  
Từ thuở có cộng đồng loài người thì đã có tổ chức theo cách phân cấp. Từ trước đến giờ luôn luôn vậy bằng không thì sẽ bị rơi vào tình trạng hỗn loạn, vô chính phủ. Đó là giải pháp hợp lý để cho phép những cộng đồng người tồn tại.Không kể chỉ có ở loài người. Ngay trong loài chó cũng có phân biệt ngôi thứ. Nếu các con chó coi bạn như thủ lĩnh chúng sẽ hết sức trung thành tận tụy bất chấp khó nhọc, hiểm nguy và không cho đó là điều bất hạnh mà còn thậm chí vui mừng.
Cũng giống vậy ở loài ngựa hoặc mèo, trong những loài này cũng có xắp sếp trật tự phân biệt theo ngôi thứ.Ở giống mèo thì những con mèo đực khỏe mạnh đứng đầu rồi mới đến mèo cái chưa triệt sản, tiếp theo là mèo đực già yếu và cuối cùng là mèo cái bị triệt sản. Các con mèo tự nhận thấy điều đó. Tóm lại tính phân biệt đẳng cấp, ngôi thứ tất cả chúng ta đều có sẵn trong gien.
 
Thuở xưa, nếu ví cấu trúc phân cấp của loài người như ngọn tháp thì đã từng tồn tại hàng trăm và hàng ngàn những ngọn tháp nhỏ. Hàng trăm, hàng ngàn ông lãnh chúa và các vương quốc bé nhỏ. Nếu chẳng may nơi nào vị lãnh chúa nổi cơn khùng hành hạ thần dân thì đám dân đen còn có cơ hội bỏ sang lãnh địa khác, có thể không thật dễ dàng rời bỏ như ta nghĩ nhưng còn có chỗ mà đi. Giờ đây, nhờ sự tiến bộ khoa học công nghệ mà chúng ta đã đạt được có vẻ như  chỉ còn có một  tháp duy nhất.Trên đỉnh của  tháp duy nhất  đó có một nhóm nhỏ những người siêu quyền lực cố thủ, nếu đem so sánh các vị hoàng đế hùng mạnh thuở xưa chuyên đi chinh phục  và chiến thắng  các nước khác với họ chỉ là những con rối  nghộ nghĩnh, khôi hài.
Nhóm này không bị kiểm soát  và không thể kiểm soát được. Họ đứng trên các quốc gia và đứng trên luật pháp của các quốc gia. Họ không phải là những người được bầu. Những người thuộc nhóm này cũng ý thức được vị trí của họ là xứng đáng, là kết quả của những khả năng phi thường mà họ có, và thường là đúng vậy. Tuy nhiên, chỉ có chuyên môn và có năng lực thương mại vẫn không thể đủ. Họ phải có thêm những tính cách nữa như vô cảm, tàn nhẫn…
Liệu chúng ta có dám tin rằng giới tinh hoa sẽ làm những điều tốt cho cả mọi người không ? Rằng họ sẽ quan tâm cả đến lợi ích của chúng ta và bảo vệ quyền lợi của chúng ta không? Tại sao họ  phải làm thế ?
 Làm thế nào để chúng ta đảm bảo rằng giới tinh hoa không  lạm dụng quyền lực của họ?  Trong chừng mực khi chúng ta còn có cái để mất thì thường không thích mạo hiểm. 
Ta thấy ở đây một cuộc chơi với mục đích hạ bệ học vấn, kiến thức, làm thui chột tư duy phê phán cộng với việc đầu tư lớn, ồ ạt vào ngành công nghiệp giải trí (trò chơi điện tử, công viên vui chơi, vv) và thêm cả trò dọa ma gây  sợ hãi khủng khiếp bằng cách tung tin úp mở về những kẻ khủng bố bí mật ở khắp mọi nơi, chưa kể đến vô số bệnh tật xảy ra như một sự trừng phạt của chúa trời với loài người tội lỗi, cộng với việc liên tiếp tấn công vào những giá trị cơ bản của cuộc sống chúng ta (gia đình, tôn giáo, dân tộc, truyền thống), tóm lại là lần này họ đã nghĩ ra một cách cai trị hết sức thâm hiểm.
Có giải pháp nào không?
 Nhà văn người Anh-George Orwell trong tiểu thuyết mang tên 1984 (Nineteen Eighty-Four) đã viết: "Trong suốt giai đoạn lịch sử, có thể tính từ thời kì đồ đá trên thế giới đã có ba loại người. Những người thượng lưu, trung lưu và hạ lưu." Đôi khi những người hạ lưu và trung lưu nổi cơn cuồng nộ vùng lên làm cách mạng  gạt bỏ tầng lớp thống trị đáng nguyền rủa. Nhưng ngay lập tức, thế vào chỗ trống đó lại là một nhóm đặc lợi, đặc quyền mới và mọi việc lại tiếp tục như cũ. Có thể mang tên khác nhưng cốt lõi vấn đề là chẳng cải thiện được gì cho cuộc sống của giai cấp trung, hạ lưu. Có đem mang bắn hết giai cấp thống trị thì cũng chả giải quyết điều gì. Cái này thuộc về lỗi hệ thống, hơn nữa tính phân biệt đẳng cấp chúng ta đã có sẵn ở trong gien, sự tiến bộ của khoa học công nghệ lại nhân cấp lên thêm. Trớ trêu ở chỗ công nghệ càng phát triển thì lại đưa đẩy tất cả nhân dân cần lao trên hành tinh này vào chế độ nô lệ tệ hại hơn cả thời kì nô lệ cổ đại.      
Có thể cho rằng nếu từ bỏ công nghệ, từ bỏ cái nguyên nhân biến chúng ta thành nô lệ, quên hẳn internet, máy bay, điện thoại cầm tay vv và vv thì có thể là giải pháp hay không? Tất nhiên là không.Đó là hành động vô nghĩa, chẳng ai muốn làm vậy cả. Như là cánh cửa đã mở ra không thể đóng được lại nữa. Kể cả có xảy ra chiến tranh thế giới với vũ khí hạt nhân thì nếu còn có ai sống sót cũng vẫn lặp lại được những điều đã có vì họ đã biết cách rồi.
Có thể quốc hữu hóa, tịch thu tài sản của các cá nhân và công ty giao cho nhà nước quản lí không? Điều này cũng đã qua trải nghiệm rồi. Cái thí nghiệm xây dựng hệ thống xã hội chủ nghĩa trên toàn cầu đã bị phá sản hầu như hoàn toàn.Để tất cả mọi người đều được hưởng quyền lợi như nhau bất kể đến khả năng cá nhân thế rồi cũng vẫn chỉ một nhóm nhỏ lại ngoi lên chiếm giữ nhiều quyền lực và tài sản hơn.Tuy mức độ giàu có và quyền lực họ không bằng được giới siêu đẳng hôm nay thì đó cũng không phải là giải pháp.
Điều mà hôm nay chúng ta cần là phải phá đi cái tháp độc nhất để trở lại với hệ thống có nhiều tháp nhỏ. Đó là cách duy nhất nhưng chắc gì chúng ta còn nổi phương tiện, khả năng để thực hiện. Để khỏi bị cho là quá bi quan thì vẫn còn có hi vọng rằng đôi khi trong cuộc đời cũng xảy ra những điều kì diệu như là phép lạ.Quan trọng với chúng ta tạm thời vào lúc này là  ý thức được mình đang đứng trước vấn đề gì, gọi được đúng tên của vấn đề và đi tìm thuốc chữa.Cách giải quyết rồi sẽ được tìm ra. Cuộc đời luôn như vậy mà.
Thống Nhất©Vietinfo.eu

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét