Thứ Bảy, 22 tháng 2, 2020

Sức lây nhiễm virus Corona mới 'vượt quá dự tính'

Ngày 19/2, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đã đưa ra một cảnh báo nghiêm khắc đối với VN và 5 nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan và Thái Lan. Vì không biết nhà nước ta có thừa nhận hay coi là tin thất thiệt nên mình không đưa lại kẻo bị coi là vi phạm luật im lặng. Có điều mỗi người chúng ta đều nên cảnh giác với sức lây nhiễm "rất cuồng dại" của virus Corona mới.
Các chuyên gia cảnh báo: Sức lây nhiễm virus Corona mới 'vượt quá dự tính'
Đại Minh • 22/02/20 Virus Corona mới [còn được gọi là COVID-19, hay SARS-CoV-2] lây lan như thế nào? Tại sao nó lây lan nhanh như vậy? Hai nghiên cứu gần đây có thể ít nhiều làm sáng tỏ vấn đề... Nghiên cứu của Trung Quốc cho thấy một số lượng lớn virus xuất hiện trong mũi và cổ họng trong giai đoạn đầu khởi phát, trong khi nghiên cứu của Đức cho thấy trường hợp không có triệu chứng và có triệu chứng nhẹ vẫn có thể lây lan virus.

Sơ đồ của virus Corona mới
Virus corona mới khởi nguồn từ Vũ Hán hiện đã lan rộng đến hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Ngoài Trung Quốc và tàu du lịch Diamond Princess ra thì Nhật Bản và Hàn Quốc đã trở thành khu vực dịch bệnh lớn. Đặc biệt, số ca mắc bệnh ở Hàn Quốc đã tăng vọt trong hai ngày này, khiến tổng số người nhiễm virus đã vượt qua con số 200. Virus Corona mới dường như dễ lây nhiễm hơn các virus Corona khác như SARS và MERS. Trong vòng chưa đầy hai tháng, số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu đã vượt quá tổng số ca bệnh SARS.

Cùng gây ra các bệnh về đường hô hấp, tại sao COVID-19 lại lây nhiễm mạnh như vậy?
Virus Corona mới tấn công cơ thể người khác với SARS

Các bệnh về đường hô hấp thường được chia thành hai loại: (1) bệnh đường hô hấp trên, chẳng hạn như: nhiễm trùng mũi, hầu, họng hoặc thanh quản - như cảm lạnh thông thường và cúm theo mùa; (2) bệnh đường hô hấp dưới, nghĩa là nhiễm trùng phổi gây viêm phổi.

Trong dịch bệnh SARS năm 2003, các nhà khoa học cho rằng virus đã lây nhiễm đường hô hấp dưới, xâm nhập vào các tế bào sâu trong phổi và nhân lên, gây viêm phổi. Ngoài ra, bệnh nhân SARS chỉ phát tán virus lây bệnh khi đã phát bệnh. Do đó, virus SARS lây nhiễm khá chậm, và công việc ngăn chặn SARS tương đối dễ dàng.

Không giống như virus SARS; COVID-19 dường như rất cuồng dại. Trước khi vào phổi, nó có thể bắt đầu sao chép ở đường hô hấp trên. Tại thời điểm này, một số bệnh nhân không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào hoặc chỉ cảm thấy khó chịu.

Nghiên cứu của Trung Quốc: một số lượng lớn virus xuất hiện trong mũi và cổ họng trong giai đoạn đầu khởi phát


Ngày 19 tháng 2, Tạp chí Y học New England (NEJM) đã công bố một bức thư của một nhà nghiên cứu Trung Quốc có tên "Tải lượng virus SARS-CoV-2 trong các mẫu đường hô hấp trên của người nhiễm bệnh" (SARS-CoV-2 Viral Load in Upper Respiratory Specimens of Infected Patients).

Nhóm nghiên cứu Trung Quốc đã thu thập các mẫu của đường hô hấp trên (mũi và cổ họng) từ 18 trường hợp được xác nhận nhiễm virus Corona mới ở tỉnh Quảng Đông vào tháng 1 và được phát hiện rằng:

1) Tải lượng virus được phát hiện trong giai đoạn đầu có các triệu chứng ở 17 trường hợp cao hơn so với giai đoạn muộn, trong đó tải lượng virus trong mũi cao hơn ở cổ họng.

2) Kiểu tróc rụng axit nucleic ở bệnh nhân mắc virus Corona mới tương tự như ở bệnh nhân cúm, nhưng khác với ở bệnh nhân SARS.

3) Tải lượng virus được phát hiện ở một bệnh nhân không có triệu chứng tương tự như 17 bệnh nhân khác có bệnh nhân có triệu chứng, nghĩa là bệnh nhân không có triệu chứng hoặc bệnh nhân có triệu chứng nhẹ cũng có khả năng lây lan.


Dựa trên những phát hiện trên, nhóm nghiên cứu kết luận rằng: những phát hiện này phù hợp với các báo cáo trước đây rằng việc truyền nhiễm COVID-19 có thể xảy ra ngay ở giai đoạn đầu lây nhiễm bệnh. Điều đó cho thấy các đối sách phát hiện và cách ly cho các trường hợp liên quan hiện nay có thể phải có sự khác biệt đối với thời kỳ dịch bệnh SARS.

Ngoài ra, mối quan hệ giữa tải lượng virus Corona mới và nuôi cấy virus cần được xác nhận thêm. Đối với việc làm thế nào xác định bệnh nhân có triệu chứng nhẹ hoặc nhiễm bệnh không triệu chứng, và tình hình phải mất ít nhất 5 ngày để phát hiện virus trong cổ họng, cần thêm dữ liệu hơn nữa mới có thể phán đoán sự lây lan của bệnh và đề xuất phương pháp sàng lọc tốt hơn.

Nghiên cứu của Đức: trường hợp không có triệu chứng và có triệu chứng nhẹ có thể lây lan virus

Ngày 18 tháng 2, các nhà nghiên cứu Đức đã gửi một lá thư cho ban biên tập NEJM với tiêu đề: "Bằng chứng du khách từ Vũ Hán, Trung Quốc trở về nhiễm virus corona mới". (Evidence of SARS-CoV-2 Infection in Returning Travelers from Wuhan, China). Trong thư cũng đề cập rằng: trước khi bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, là đã có thể phân lập được virus Corona mới từ đường hô hấp trên của bệnh nhân, đồng thời kết luận rằng: những người không bị sốt và không có dấu hiệu nhiễm bệnh hoặc chỉ có dấu hiệu nhiễm bệnh nhẹ cũng có thể lây lan virus.
Chuyên gia cảnh báo: Sức lây nhiễm virus Corona mới vượt quá dự tính

Stephen Morse, giáo sư dịch tễ học của Học viện Y tế Công cộng Melman thuộc Đại học Columbia, nói với Vox News rằng: hai nghiên cứu cho thấy loại virus Corona mới này, rất giống với virus Corona SARS, có khả năng lây truyền giữa các cá nhân rất hiệu quả, "điều này là ngoài dự tính".

"Chúng tôi vẫn không biết mức độ lây truyền của người nhiễm bệnh virus Corona mới không triệu chứng" - Jennifer Nuzzo, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm An toàn Sức khỏe Johns Hopkins cho biết.

Theo Marion Koopmans, Trưởng khoa virus học tại Trung tâm Y học Erasmus ở Hà Lan, đồng thời cũng là người chuyên nghiên cứu về các bệnh truyền nhiễm mới cho rằng: Mặc dù hai nghiên cứu cho thấy bệnh nhân không có triệu chứng cũng có tiềm năng lan truyền virus, nhưng những người nhiễm bệnh này có thể không phải là yếu tố chính bùng phát dịch bệnh.

Đại Minh
Theo Epoch Times

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét