Thứ Ba, 2 tháng 7, 2019

Hội “LON” Đức Thọ có thể kiện COCA COLA !

Hội “LON” ĐỨC THỌ có thể kiện COCA COLA !
Chủ tịch (tự phong) Hội Lon Đức Thọ - Hà Tĩnh “cảm ơn” Cục Văn hoá cơ sở, Bộ VH, TT &DL đã xử phạt Coca Cola 25 triệu đồng vì dùng từ ngữ quảng cáo “Mở lon Việt Nam” là thiếu rõ ràng, vi phạm thuần phong mỹ tục. Quyết định của Bộ VHTT&Dl là đúng, dùng từ ngữ tuỳ nơi tuỳ lúc;không phải mọi nơi mọi lúc đều đồng nghĩa như nhau, hiểu như nhau. Từ kết luận và xử phạt này, Hội Lon Đức Thọ có thể kiện Coca Cola về vi phạm bản quyền, thương hiệu sản phẩm và đòi kiểm tra sản phẩm “Lon Đức Thọ”.


Trước khi khởi kiện, Chủ tịch Hội Lon Đức Thọ cũng đã nghiên cứu tương đối nhiều chiều, kể cả nói ngọng từ lon sang non; từ lon, vại, ché, chum, chai, be, lọ; rồi đến lòn, lôn, con bướm, hĩm, mẹt; hoặc quân hàm bảo vệ có nơi cũng gọi là lon bảo vệ;...Nói chung là từ tây đến ta, Chủ tịch Hội Lon nghiên cứu đầy đủ. Hát chèo của ta “ i... hi...hi...í...ì “ rất hay, nhưng dân Lào bảo ta hát bậy; tiếng Nga phiên âm đọc “Sờ - Lôn” là con voi, nhưng trò hỏi cô giáo “Tiếng Nga sờ lôn là gì?” có thể bị cô giáo trừng phạt.

Trong đơn khởi kiện ra Trung tâm trọng tài, chúng tôi định dẫn chiếu một câu chuyện trong thời kỳ chiến tranh như sau:

“Thời kháng chiến chống Pháp có Bác trai đi bộ đội, lấy bác gái đi dân công hoả tuyến. Sinh cô con gái đầu lòng “Ruộng sâu, trâu nái, con gái đầu lòng” là nhất; sợ nếu đặt tên đẹp ma quỹ bắt mất, nên 2 bác đặt tên con gái là “Cái Lôn”. 3 năm sau, hai bác sinh con thứ 2 cũng là con gái “Đầu lòng 2 ả tố nga”, suy nghĩ mãi mới đặt được tên cho cô hai là “Cái Lòn”.

Ba năm sau, 2 bác sinh được cậu con trai; cả đơn vị ai ai cũng mừng cho 2 bác: có “thằng” chống gậy, nối dõi tông đường. Hai bác quyết định đặt tên thật xấu để ma quỹ không dám nhìn đến, đặt tên cho chú ấy là “Thằng Buồi”.

Kháng chiến chống Pháp thắng lợi, bác gái đưa 3 cô chú về quê chồng ở Đức Thọ, Hà Tĩnh sinh sống. Chú ấy vẫn tiếp tục ở lại quân ngũ.

Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước lại tiếp tục diễn ra. Lúc chú Buồi lên 18 tuổi thi đậu vào Đại học Bách khoa Hà Nội, nhưng làm đơn tình nguyện nhập ngũ “Lớp cha trước, lớp con sau; đã thành đồng chí chung câu quân hành”, tất cả vì thống nhất Tổ quốc và đi bộ đội vào Nam cùng đơn vị với bố.

Kỳ nghỉ hè, cô Lôn vừa thi tốt nghiệp Đại học Y và cô Lòn học Đại học Sư phạm về quê thăm mẹ. Không may, ở quê đang có dịch sốt, lây sang cho cả hai cô, cô Lôn vừa hết sốt thì cô Lòn lại sốt cao. Chăm sóc cho 2 cô, nghĩ đến cuộc hiến tranh tàn bạo do Mỹ phát động, lo và thương nhớ chồng con nơi chiến trường. Bác gái đốt ngọn đèn dầu, ngồi trong hầm chữ A viết thư cho chồng và con trai. Bác gái viết thư bằng thơ như sau:

“Thư này gửi bố cái lôn,
Cái lôn vừa hết thì cái lòn lại cương;
Đêm nằm trằn trọc trên giường;
Suy đi tính lại, nhớ thương thằng Buồi”.

Bái trai nhận được thư, gọi Buồi lên bảo: “Con viết thư về thăm, động viên mẹ và 2 chị”. Buồi đọc xong, ôm bố và nói:”Bố viết thư cho mẹ đi, mẹ nhớ con quá, con viết mẹ thêm nhớ Buồi thì Bố làm sao?”; con đã nói thế thì để bố viết thư cho mẹ. Bác trai cũng viết thư bằng thơ và đối lại với Bác gái:

“Mấy nhời gửi mẹ cái Lôn,
Ở nhà nhớ dưỡng cái Lòn cho anh 
(ghi chú: vì cái Lôn đã hết sốt, cái Lòn sốt đang cao);
Bao giờ có phép thường niên;
Anh về anh dẫn thằng Buồi về chơi”


“Nón Ba Đồn, lon Đức Thọ” đã trở thành đặc sản mà chưa thể xếp loại di sản vật thể hay phi vật thể. Chính lon và vì lon, cũng trở nên ước vọng khát khao mơ ước của đấng nam nhi trên toàn địa cầu “Sống làm Đế Vương, chết làm Cá Mương Đức Thọ”

Thương hiệu của hội chúng tôi như vậy mà Coca Cola còn “vi phạm” bản quyền. Theo các bạn, chúng tôi có nên khởi kiện không?

Trần Đình Triển
(Ghi chú: ngày nghỉ, bịa chuyện cho vui, cho thêm nụ cười; ngoài ra không có ý gì khác).
Triển Chiêu.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét