Thứ Hai, 7 tháng 11, 2016

Chuyện gì sẽ xảy ra khi Việt Nam “vỡ nợ”

Chuyện gì sẽ xảy ra khi Việt Nam “vỡ nợ” 
Tờ tiền lưu thông bao gồm tờ 1 triệu VND và 2 triệu VND. Dòng người xếp hàng trước Đại Sứ Quan Mỹ, Canada, Anh dài 1 km. Họ phải thông báo, tạm thời ngưng nhận đơn xin visa từ Việt Nam vì số người trốn ở lại quá nhiều. Nền kinh tế vẫn phát triển, nhưng sẽ rất trì trệ. Vậy còn gì là cuộc sống? Hãy thay đổi trước khi quá muộn.
Giờ bỏ qua những bài báo giật tít mà nhìn vào thực tế chút. Việt Nam sẽ vỡ nợ hay không? Trước tiên cái từ vỡ nợ bị lạm dụng hơi nhiều. Vỡ nợ ở đây không phải là “không có tiền trả và chủ nợ sẽ đến siết nhà cửa.” Vỡ nợ ở đây là:

Giá trái phiếu chính phủ Việt Nam bị bán khống xuống mức thấp.
Chính phủ phải trả lãi suất trái phiếu trên mức thị trường nhiều hơn.
Bộ Tài Chính phải tái đàm phán với các nhà đầu tư trái phiếu quóc tế về thời hạn thanh toán.
Thuế phí sẽ tăng nhiều hơn.
In tiền nhiều hơn, lạm phát tăng ca

Nhưng như đã nói trước đây, xác suất “vỡ nợ” rất nhỏ. Vậy thì chuyện gì sẽ xảy ra? Đây là nhận xét của tôi. Giờ hãy tưởng tượng, năm 2020, khi Việt Nam “vỡ nợ,” đời sống sẽ ra sao? Chúng ta sẽ chứng kiến những gì? Sau đây là những gì tôi có thể hình dung được dựa trên những gì đã xảy ra với Hy Lạp, Argentina, Đức năm 1920, Thái Lan thập niên 1990:

Lãi suất trái phiếu của chính phủ Việt Nam trên thị trường thế giới sẽ tăng hơn 10% để bù cho mức rủi ro.
Trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam bán trên thị trường quốc tế cũng tăng theo, lãi suất trả trên 15%.
Tỷ giá VND sẽ tăng từ 22k/$1USD lên 30,000 VND/$1USD.
Chính phủ tiếp tục thực hiện chính sách nởi lỏng định lượng, in tiền để xù nợ nội địa gián tiếp.
Giá bất động sản, vàng và cổ phiếu sẽ tăng vọt. Không phải vì người ta lạc quan mà vì quá nhiều tiền được in, nó phải chạy tới nơi nào đó ẩn trú.
Index VN tăng 1000%, mức tăng trưởng hàng đầu thế giới. Trong khi đó, IMF cảnh cáo Việt Nam phải ổn định lại chi tiêu của mình.

Chính phủ tăng thuế phí xăng dầu 50%, VAT lên 20%.
Các doanh nghiệp nhà nước và bán quốc doanh sẽ đứng đầu vì họ có quá nhiều lợi thế. Số lượng doanh nghiệp tư nhân phá sản ở mức kỷ lục.
Người Việt phải trả nhiều tiền hơn cho hàng nhập khẩu.
Doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc huy động vốn trên thị trường quốc tế.
Chính phủ, thay vì cắt ngân sách và biên chế, thì tăng để làm hài lòng cán bộ nhà nước.

Quỹ BHXH sẽ giới hạn số lượng người rút. Tuổi về hưu sẽ được tăng.
Bạn đi ra ngân hàng để mua USD để đi du lịch, ngân hàng không cho bạn mua trừ khi bạn có giấy phép từ cơ quan nhà nước giới thiệu. Bạn đành phải ra chợ đen hoặc tiệm vàng mua với mức giá cao hơn 20-30% giá niêm yết trong ngân hàng.
Một lít xăng sẽ có giá 50,000 VND. Trong khi ở Mỹ chỉ có giá tầm 15,000 VND.

Chính phủ giới hạn việc sử dụng tài khoản Paypal, không cho người sử dụng Việt Nam mua USD. Tất cả giao dịch phải thanh toán bằng VND.
Thầy cô dạy học bị chậm trả lương, nên ép học sinh học thêm hay ép phụ huynh trả thêm tiền quà cáp.
Cán bộ hành chính bị chậm trả lương nên bạn phải lót tiền gấp 2 lần trước đây để làm xong giấy tờ.

Bác sĩ y tá bị chậm trả lương nên bệnh nhân bị đì nặng hơn, văn hóa phong bì càng trở nên trầm trọng.
Số lượng hàng xách tay tăng 1000%. Ước tính một nhân viên hải quan ở sân bay kiếm được 1 tháng 300 triệu từ tiền lót tay của dân buôn hàng xách tay.
Một ổ bánh mì thịt có giá 30,000 VND.
Một tổ phở bình dân có giá 40,000 VND.

Nhân viên các doanh nghiệp nước ngoài yêu cầu phải được trả lương bằng USD vì đồng VND quá mất giá.
Nhiều tiệm vàng chỉ bán vàng bằng USD.
Lãi suất trả góp tiền nhà một cặp vợ chồng phải trả lên 20%/năm. Khiến nhiều người không chịu được nên phải bán nhà.
Hàng hóa Việt Nam không thể cạnh tranh về giá cả và chất lượng với hàng Campuchia.
Nữ Tiếp viên hàng không Vietnam Air không chịu nhận tiền VND nữa mà bắt khách phải thanh toán bằng USD.

Tiệm Thế Giới Di Động niêm yết hàng dựa theo tỷ giá USD, giá bán bằng VND thay đổi mỗi ngày
Giá xe hơi ở Việt Nam phải gánh 400% thuế phí.
Mỹ, Úc, Canada và Anh nói sẽ ngưng chính sách nhập cư Việt Nam vì quá tải.
Giá vé máy bay từ Sài Gòn đi Hà Nội một chiều có giá 5 triệu, trong khi giá vé Sài Gòn đi Singapore chỉ có giá 2 triệu.
Mỹ, Úc, Âu và Nhật cắt viện trợ xóa đói giảm nghèo cho Việt Nam thì quá bất mãn với tham nhũng.

Tờ tiền lưu thông bao gồm tờ 1 triệu VND và 2 triệu VND.

Và cuối cùng, dòng người xếp hàng trước Đại Sứ Quan Mỹ, Canada, Anh dài 1 km. Họ phải thông báo, tạm thời ngưng nhận đơn xin visa từ Việt Nam vì số người trốn ở lại quá nhiều.

Hết. Nền kinh tế vẫn phát triển, nhưng sẽ rất trì trệ. Vậy còn gì là cuộc sống? Hãy thay đổi trước khi quá muộn.

Ku Búa @ Café Ku Búa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét