Chủ Nhật, 2 tháng 10, 2016

Khi quyền lực tối thượng được nuôi dưỡng?

Khi quyền lực tối thượng được nuôi dưỡng?
“Công an đánh phóng viên không xử lý nghiêm, ngày mai sẽ đánh ai?”, đó là câu nói được dư luận ví von theo lời phát biểu của Bộ trưởng Công an Tô Lâm khi nói về công tác phòng chống tội phạm “Hôm nay cướp bánh mì, ngày mai sẽ cướp gì?” Một câu hỏi về một quyền lực và công bằng trong xã hội mà chưa có câu trả lời

Phóng viên Quang Thế của báo Tuổi Trẻ bị một số cảnh sát mặc thường phục tấn công. Youttube screenshot. Trong thời gian chỉ hơn một tuần, ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra hai sự việc có liên quan đến lực lượng công an, gây bức xúc dư luận. Sự việc gây thêm nhiều tranh cãi sau khi sự việc kết thúc mà cơ quan có thẩm quyền không đưa ra lời giải thích rõ ràng thoả đáng, thậm chí có những yêu cầu được cho là không hợp lý.

Vì sao lực lượng công an, một lực lượng đóng vai trò giữ tính nghiêm minh pháp lý trong xã hội lại có những hành động mà mọi người đều cho là trái pháp luật?

Dung dưỡng, bao che 

Vụ việc phóng viên Trần Quang Thế của báo Tuổi Trẻ tại Hà Nội bị hành hung khi đến tác nghiệp tại cầu Nhật Tân hôm 23 tháng 9 chưa kịp lắng xuống thì tối ngày 29 tháng 9, ở khu vực Hồ Con Rùa, TP Hồ Chí Minh, dư luận lại dậy sóng trước hành vi một cán bộ công an Phường Quận 3 nắm tóc, kéo lê một người phụ nữ.
Cách xử lý những hành vi sai phạm của lực lượng công an, luôn luôn là dung dưỡng, bao che. Nhiều trường hợp đã quá rõ, ai cũng thấy. - Nhà báo Trương Duy Nhất
Hành vi của người thi hành công vụ ở hai miền Nam, Bắc này không phải là những sự việc đầu tiên được lan truyền trên mạng xã hội. Rất nhiều những vụ việc được chia sẻ rộng rãi từ trước đến nay như công an phường, xã vẫn có thể lôi kéo một người dân nhốt vào trụ sở phường, xã; hoặc một công an khu vực có thể gõ cửa kiểm soát nhà dân vào lúc nửa đêm mà không trình lệnh khám xét; hoặc cảnh sát giao thông chặn người dân lưu thông đường để tra hỏi giấy tờ bất cứ lúc nào…

Tất cả những hình ảnh đó được nhà báo Trương Duy Nhất giải thích rằng do luật pháp Việt Nam quá nặng về nghĩa bảo vệ cho các hành vi của phía công an.

“Cách xử lý những hành vi sai phạm của lực lượng công an, luôn luôn là dung dưỡng, bao che. Nhiều trường hợp đã quá rõ, ai cũng thấy. Như trong cuộc biểu tình năm 2011, một sĩ quan công an đứng trên xe buýt đạp vào mặt người dân.”

“Những hành vi của anh cảnh sát như thế là hành vi côn đồ, phải được xử lý nghiêm. Nhưng kẻ hành hung đó lại không bị kiểm điểm, thậm chí chỉ khiển trách, cảnh cáo thôi. Trong khi đó lại phạt hành chính anh nhà báo kia.”

Một điều đặc biệt mà những người quan tâm đến luật pháp Việt Nam đều nhận thấy, đó là những bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam được giao cho chính lực lượng công an soạn.

Chính vì điều này mà nhà báo tự do Trương Duy Nhất cho rằng luật pháp được xây dựng luôn nặng về ý nghĩa làm sao để cho cơ quan công quyền dễ hành xử hơn, bảo vệ quyền lợi của cơ quan đó chứ không phải tìm cách để bảo vệ quyền lợi của người dân.

100116.jpg
Phóng viên Quang Thế bị phạt hơn 14 triệu đồng về 6 lỗi vi phạm. Screen capture
Một nhận định khác từ bác sĩ Đinh Đức Long, nguyên trung tá quân đội Việt Nam cũng có cùng một lập luận:

“Xưa nay (trong pháp luật) bao giờ họ cũng bênh người thi hành pháp luật, cụ thể là cơ quan hành pháp luôn bảo vệ nhau. Thế còn người dân thấp cổ bé họng thì rất khó vì không ai bảo vệ, mặc dù có bằng chứng rành rành nhưng họ vẫn cố tình bóp méo đi.”

Cựu tù nhân công giáo, Trần Minh Nhật đưa ra nhận xét về những người làm luật, có trách nhiệm giữ gìn pháp luật lại chính là những người không biết luật, hoặc là biết mà cố tình làm ngơ:

“Xét ở 1 phạm vi tổng thể thì mình nhận thấy là bức tranh pháp luật ở Việt Nam đa phần là không biết, mà có biết cũng làm ngơ, hoặc ép người ta theo ý của mình. Đây không phải là pháp trị nữa mà là nhân trị, hay đa số trị.” 

Trở lại với sự việc phóng viên Trần Quang Tuấn bị hành hung, đập phá máy ảnh trên cầu Nhật Tân, đại tá Nguyễn Duy Ngọc, phó giám đốc Công an Thành phố Hà Nội trả lời báo chí rằng đó là hành động gạt tay, chân chứ không phải đánh phóng viên. Tuy nhiên, rất nhiều hình ảnh và video lan truyền trên mạng cho thấy sự việc không như lời giải thích của ông Nguyễn Duy Ngọc và càng làm cho dư luận những ngày qua bày tỏ sự bất bình trước hành vi của lực lượng công an. Nhà báo Trương Duy Nhất cho biết:

“Những phản ứng giận dữ trong sự việc đó đa phần trên mạng, chứ còn các toà báo phản ứng rất yếu ớt. Những hành vi với phóng viên như thế phải thuê luật sư khởi tố. Chính cái đó làm cho công an càng thêm lậm quyền và hành vi đó càng ngày càng nhiều hơn. Chưa bao giờ hình ảnh công an tệ đến mức như bây giờ.”

Quyền lực tối thượng? 

Câu chuyện của những người dân bị triệu tập vào đồn công an, trải qua thời gian xét hỏi, giam giữ và cuối cùng là… chết vì một lý do nào đó không còn là những tin tức xa lạ với người dân trong nước. Tuy nhiên, dư luận chưa bao giờ bày tỏ sự đồng tình với những lý do mà phía lực lượng công an đưa ra.

Nói về điều này, bác sĩ Đinh Đức Long cho rằng:
Họ đã bế tắc hoàn toàn, cố tình bất chấp mọi phán xét dư luận và chà đạp lên hệ thống pháp luật để bao che cho hệ thống hành pháp, cụ thể là công an. - Bác sĩ Đinh Đức Long
“Nó là cái trò hề nực cười. Nó thể hiện rằng họ đã bế tắc hoàn toàn, cố tình bất chấp mọi phán xét dư luận và chà đạp lên hệ thống pháp luật để bao che cho hệ thống hành pháp, cụ thể là công an.” 

Khi một quyền lực, nhất là quyền lực của người cầm dây cương pháp luật, người thi hành công vụ được đặt trong một xã hội thiếu dân chủ thì nghiễm nhiên, quyền lực ấy có sức mạnh đàn áp tất cả dù là tự vệ từ phía người khác. Đó là nhận định của nhà báo Trương Duy Nhất.

“Một đất nước thiếu dân chủ cho nên tạo nên tâm lý người Việt sự sợ hãi quá, nhìn công an là thấy sợ, mà không ý thức được quyền của mình. ngay cả một toà báo cũng không dám đấu tranh. Càng ngày càng tạo cho lực lượng công an trở thành như một lực lượng kiêu binh của chế độ.”

Trần Minh Nhật thì cho rằng sự tồn tại của quyền lực tối thượng ấy một phần là do:

“Yếu tố bình đẳng trước pháp luật và đời sống không thực dự hoàn toàn, vì nền tảng dân chủ của mình còn rất thấp.”

“Công an đánh phóng viên không xử lý nghiêm, ngày mai sẽ đánh ai?”, đó là câu nói được dư luận ví von theo lời phát biểu của Bộ trưởng Công an Tô Lâm khi nói về công tác phòng chống tội phạm “Hôm nay cướp bánh mì, ngày mai sẽ cướp gì?”

Một câu hỏi về một quyền lực và công bằng trong xã hội mà chưa có câu trả lời.

Cát Linh
(RFA)

2 nhận xét:

  1. Tại đất nước này, trong những ngày sắp tới, thế lực nào biết hy sinh lợi ích trước mắt của mình, vì lợi ích vẹn toàn, tương lai của người dân, của đất nước; kiên quyết chống tàu cộng, triệt việt cộng, trừ tham nhũng, diệt cường quyền, phá lợi ích nhóm, triệt tiêu những cái cũ - mòn xấu và không tốt, không còn phù hợp; biết xây dựng dân chủ, chấn hưng văn hóa - giáo dục, kiến thiết kinh tế với cục diện lui lại sáu bảy mươi năm kết hợp vươn tới hai ba mươi năm của thế giới, từ đó xây dựng tầm nhìn xa rộng hơn; thế lực đó đương nhiên được người dân cử ra nắm chính quyền.....

    Trả lờiXóa
  2. bao giờ cho đến tháng ba,
    trông ra mưa bể, chớp non đùng đùng...
    nước dâng lửa cháy ngang trời,
    thiên binh phái đến, ầm ầm muôn phương...
    bấy giờ thiên hạ ngỡ ra,
    Tưởng rằng trạng chết chúa cười...
    Ngờ đâu chúa chết, trạng ngồi ngai vua....

    Trả lờiXóa