Thứ Hai, 3 tháng 10, 2016

Khái quát các học thuyết kinh tế quan trọng của thế giới

Khái quát các học thuyết kinh tế quan trọng của thế giới
Bài viết dưới đây sẽ giúp cho chúng ta có cái nhìn toàn cảnh về lịch sử của các luận thuyết kinh tế, những biến đổi qua thời gian, và những đối tượng tham gia chủ đạo trong quá trình phát triển của các luận thuyết.
Cha đẻ của kinh tế học
Adam Smith được ghi nhận rộng rãi là người sáng tạo ra lĩnh vực kinh tế, tuy nhiên ông lại bị ảnh hưởng bởi những tác giả người Pháp, những người có cùng quan điểm chống lại Chủ nghĩa trọng thương. Nghiên cứu phương pháp luận đầu tiên về phương thức hoạt động của các nền kinh tế được đảm nhận bởi những người theo trường phái Trọng nông ở Pháp. Smith đã sử dụng rất nhiều quan điểm của họ và mở rộng thành một luận điểm nói về phương thức hoạt động mà các nền kinh tế nên áp dụng.

Smith tin rằng cạnh tranh là cơ chế tự điều hòa và rằng chính phủ không nên can thiệp vào kinh doanh bằng biện pháp thuế quan, hay bất cứ công cụ nào khác, trừ khi nó được sử dụng để bảo vệ thị trường tự do cạnh tranh. Rất nhiều các học thuyết kinh tế ngày nay (hoặc ít nhất là 1 phần) được phát triển từ các nghiên cứu chủ chốt của Smith.
Khoa học của Marx và Malthus
Karl Marx và Thomas Malthus đã có những phản ứng lại đối với học thuyết của Smith. Malthus dự đoán rằng dân số tăng lên sẽ khiến nguồn cung lương thực trở nên thiếu thốn. Mặc dù giả thuyết của Malthus đã bị chứng minh là sai bởi vì ông không tiên đoán được sự phát triển khoa học công nghệ đã cho phép năng suất sản phẩm luôn cao hơn nhu cầu của dân số, nghiên cứu của ông đã chuyển trọng tâm của kinh tế sang nghiên cứu sự khan hiếm và nhu cầu đối với các sản phẩm khan hiếm ấy.
Trọng tâm nghiên cứu sự khan hiếm đã khiến Karl Marx tuyên bố rằng phương thức sản xuất là yếu tố cấu thành quan trọng nhất của bất kì nền kinh tế nào. Marx đã đi nghiên cứu sâu hơn và bị thuyết phục rằng đấu tranh giữa các tầng lớp xã hội sẽ nổ ra bởi những bất ổn vốn có trong chủ nghĩa tư bản. Marx đã đánh giá thấp sự linh hoạt và năng động của chủ nghĩa tư bản. Thay vì tạo ra ranh giới rõ ràng giữa người chủ sở hữu và tầng lớp lao động, đầu tư đã tạo ra một tầng lớp pha trộn, khi đó cả người chủ sở hữu và người lao động đều có lợi ích. Mặc dù đưa ra một học thuyết hơi bi quan, Marx đã dự đoán chính xác xu hướng khi tầng lớp doanh nhân phát triển rộng khắp và quyền lực hơn phù hợp với mức độ tư bản thị trường tự do được cho phép.
Bàn về con số
Leon Walras, nhà kinh tế học người Pháp, đã tạo cho kinh tế học một ngôn ngữ mới trong cuốn sách của ông "Những nguyên tố của kinh tế học thuần túy" (Elements of Pure Economics - 1874). Walras đã lần theo gốc rễ của học thuyết kinh tế và tạo ra các mô hình và học thuyết phản ánh những gì ông tìm thấy được. Học thuyết trạng thái cân bằng tổng quát đã ra đời từ nghiên cứu của ông cũng như xu hướng nhằm biểu diễn các khái niệm kinh tế theo phương pháp thống kê và toán học thay vì chỉ dùng từ ngữ đơn giản.
Alfred Marshall đã sửa dụng mô phỏng toán học để đưa các nền kinh tế lên một nấc thang mới, đưa ra rất nhiều khái niệm mà cho đến ngày nay vẫn chưa được hiểu thật đầy đủ, như tính kinh tế theo quy mô, thỏa dụng cận biên, và mô hình chi phí thực tế. Kinh tế học khác với các khoa học khác ở chỗ, gần như không thể mang cả một nền kinh tế ra để thử nghiệm. Tuy nhiên, bằng mô hình toán học, một số học thuyết kinh tế vẫn có thể được thử nghiệm.
Kinh tế học trường phái Keynes
Kinh tế học đan xen của John Maynard Keynes đối lập với kinh tế của Marx thời kỳ trước đó cho rằng xã hội tư bản không thể tự điều hòa. Marx cho rằng đây là điểm "chết người" còn Keynes cho rằng đây là một cơ hội để chính phủ chứng minh cho vai trò của mình. Kinh tế học của Keynes là mật mã hành động để Cục dự trữ Liên bang điều hành nền kinh tế phát triển ổn định.
Quay trở lại thời kỳ đầu: Milton Friedman
Các chính sách kinh tế của hai thập kỷ vừa qua đều mang dấu ấn của các công trình nghiên cứu của Milton Friedman. Khi nền kinh tế Mỹ phát triển chín muồi, Friedman đã thúc giục chính phủ phải loại bỏ những kiểm soát thừa lên thị trường, như pháp luật chống độc quyền antitrust. Thay vì phát triển bằng cách tăng trưởng GDP, Friedman cho rằng chính phủ phải tập trung vào việc chi tiêu tiết kiệm tiền của quốc gia để tiết kiệm được nhiều ngân sách cho hệ thống. Với nhiều ngân sách trong hệ thống, việc nền kinh tế có thể hoạt động mà không cần sự can thiệp của chính phủ là có thể thực hiện được.
Kết luận
 

Xem thêm:

>> Đôi nét về trường phái kinh tế học cổ điển

Các quan điểm kinh tế chia ra làm 2 nhánh: lý thuyết và thực hành. Kinh tế học lý thuyết sử dụng ngôn ngữ của toán học, thống kế và mô phỏng điện toán để thử nghiệm các khái niệm thuần túy, và sử dụng kết quả để giúp các nhà kinh tế hiểu kinh tế học thực hành và xây dựng thành chính sách của chính phủ. Chu kỳ kinh doanh, vòng quay "boom" và "bust" và các biện pháp chống lại lạm phát là những sản phẩm của kinh tế học và việc hiểu chúng giúp thị trường và chính phủ đưa ra được cách điều chỉnh có lợi. Việc này giúp nền kinh tế phát triển ổn định hơn và đem lại lợi ích cho dân chúng.
Theo SAGA.VN / INVESTOPEDIA
http://www.reds.vn/index.php/tri-thuc/kinh-te-hoc/4330-khai-quat-cac-hoc-thuyet-kinh-te-quan-trong-cua-the-gioi2

1 nhận xét: