Bất đồng chính trị khiến đầu tư Việt Nam rút khỏi Campuchia
Quan hệ Việt Nam (VN) và Cam Bốt (Cambodia) căng thẳng trong thời gian gần đây do vị trí khác nhau giữa hai quốc gia đối với tham vọng của Bắc Kinh tại Biển Đông. Giờ quan hệ này càng tệ hại khi đầu tư của VN giảm mạnh tại quốc gia láng giềng này.Con số đầu tư trực tiếp từ VN vào Cam Bốt rơi xuống con số KHÔNG trong nửa năm đầu 2016, đánh mạnh vào các doanh nghiệp, và ảnh hưởng đến chính phủ cùng các tổ chức xã hội dân sự khác tại đây. Tuy Hội Đồng Phát Triển Cam Bốt (CDC) không đưa ra con số cụ thể, nhưng VN vẫn được biết là nước thứ 5 về đầu tư tại Cam Bốt chỉ sau Trung Cộng, Nam Hàn, EU và Mã Lai.
Sụp đổ trầm trọng về ngoại giao sau khi Cam Bốt đã chuyển đi 20 thông điệp ngoại giao phản kháng VN không dừng ngay việc xây dựng tại khu vực biên giới chung VN- Cam Bốt, theo thoả thuận trước đây là “không được có ai ở.”
Biên giới và đầu tư là hai vấn đề quan trọng cho những cuộc gặp gỡ cấp cao giữa Nam Vang (Phnom Penh) và Hà Nội tuần qua, nhưng hai nước không đạt được tuyên bố chung nào. Theo các nhà phân tích cho rằng đó là hậu quả bất đồng do hai phía.
Nhà phân tích Keith Loveard cho rằng: “Hiện người VN và người Cam Bốt đang ở trong vị trí thù nghịch.” Theo Keith, VN càng ngày càng là nơi để Phương Tây đầu tư do VN gần với thị trường Trung Cộng hơn. Trong lúc Trung Cộng là nơi đầu tư đắt đỏ thì VN càng trở nên hấp dẫn.
Ông giải thích thêm: ”Về mặt khác, Cam Bốt tự mình “ngồi vào vòng tay” của Trung Cộng, trong lúc Lào thì ngồi yên lặng lẽ. Do vậy mà Cambodia càng khác hẳn trong khối ASEAN.”
Các nhà phân tích từng cảnh báo Cam Bốt có thể phải ‘trả giá’ đối với các thành viên khác trong ASEAN sau khi Nam Vang (Phnom Penh) ủng hộ Bắc Kinh trong tuyên bố chủ quyền biển đảo tại Biển Đông vùng mà Bắc Kinh đang cùng tranh chấp với Brunei, Indonesia, Mã Lai, Phi luật Tân và Việt Nam.
Bắc Kinh muốn giải quyết tranh chấp lãnh hải bằng hội nghị song phương đối với từng nước một. Trái lại Việt Nam thì đốc thúc ASEAN nên giải quyết theo lối đa phương. Ý này đã bị Cam Bốt hùa theo Bắc Kinh chống lại VN. Bắc Kinh là mối lợi lớn nhất cho Cam Bốt nhưng chính vậy mới gây sụp đổ giao thương giá trị hàng tỷ đô la giữa Cam Bốt và VN. Trong hội nghị thượng đỉnh ASEAN tại Lào tháng Chín vừa qua, các giới chức Cam Bốt đã giúp Bắc Kinh hoá giải ý định của ASEAN cố chống lại tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh tại Biển Đông. Thái độ này của Cam Bốt càng làm rạn nứt sâu sắc với các thành viên trong khối.
Tại một diễn đàn thương mãi, Chea Vuthy, Phó tổng giám đốc Hội Đồng Phát Triển Cam Bốt (CDC) cho hay: “Vấn đề đầu tư của Việt Nam có đến hay không cũng không quan trọng nữa, dù chúng tôi có một ít bối rối, chúng tôi hi vọng nửa năm tới đầu tư về thương mại tại đây sẽ có nhiều hơn.”
Theo CDC, quan hệ song phương 2015 giữa VN và Cambodia lên tới 3.37 tỷ USD trong đó Cam Bốt xuất cảng sang VN 954 triệu USD và nhập 2.41 tỷ USD hàng hoá từ VN.
Theo chủ tịch quốc hội của VN, Nguyễn thị kim Ngân đã gữi một phái đoàn 72 thành viên tới Nam Vang. Sau hội nghị, phía Cam Bốt cố gắng cho phóng viên báo chí hay rằng hai nước đã cố gắng hàn gắn quan hệ hữu nghị trong bối cảnh đối đầu giữa các siêu cường tạo nên. Phía Cam Bốt muốn nói đến sự khác biệt quan điểm trong tuyên bố chủ quyền Biển Đông của Trung Cộng mà ra.
Nhưng theo phát ngôn viên Keo Piseth, ông ta cho rằng, đoàn VN chỉ quan tâm điều tra về kiện tụng dai dẳng bao lâu nay về 1,228 km biên giới chung hai nước. Tình hình hiện nay còn trầm trọng hơn trước.
Cam Bốt còn bầt mãn do Việt Nam còn bắt nước họ phải yểm trợ và bảo vệ cho các các công ty VN đang đầu tư hợp pháp tại đây. Tuy gay cấn như vậy, nhưng truyền thông Cam Bố chỉ tập trung vào cuộc gặp gỡ giữa quốc vương Cambodia là Norodom Sihamoni và chủ tịch Thượng Viện Cambodia là Say Chhum với VN, lại cho rằng hai quốc gia hi vọng vẫn giữ nguyên trạng biên giới chung hai nước.
Theo các nhà phân tích và ủng hộ dân quyền cho hay, các rắc rối vẫn tồn tại mãi do các công ty VN hoạt động tại Cam Bốt không màng gì đến chính sách của chính phủ nước họ, cũng như chẳng cần hợp tác tuân thủ những bổn phận đối với các cộng đồng địa phương. Sự bất mãn dẫn tới các cuộc biểu tình chống lại chiếm hữu đất đai làm mất nguồn nước của dân Cam Bốt. Từ đó làm nguồn đầu tư nước ngoài (FDI) đến từ VN giảm mạnh.
Dưa trên câu kết luận của Tek Vannara, Giám Đốc tổ chức phi chính phủ NGO tại Cam Bốt có thể cho chúng ta hiểu người dân nước này hiện nay đang nghĩ gì về VN:
“Đối với Việt Nam, chúng tôi có kinh nghiệm rằng do chúng tôi không có môt tiêu chuẩn chung nào giữa xã hội dân sự và Phòng Thương Mại Việt Nam, do đó chúng tôi hi vọng vào tương lai có thể bắt tay vào làm việc để phát triển những tiêu chuẩn và những hướng dẫn chung để làm sao giải quyết được những mối tranh chấp dân tộc.”
Luke Hunt - VOA
Bản dịch Đinh Hoa Lư
(Cali Today News)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét