Thứ Ba, 17 tháng 9, 2013

(3) HỒI KÝ KHRUSEV: Cái chết của Stalin

HỒI KÝ KHRUSEV: Cái chết của Stalin
Nguyễn Học dịch từ bản tiếng Nga, Trích
Tất cả chúng tôi biết những người Kavkaz như Mikoian và Beria có
những quan hệ tốt nhất, họ luôn luôn không rời nhau nửa bước. Và tôi kể đã
nói chuyện với Mikoian, hình như phải gác lại muộn hơn. Về các cuộc nói
chuyện mới, tôi thông báo cho Malenkov, và ông cũng đồng ý trong tình
hình hiện tại, tốt hơn là nói cho Vorosilov biết. Giờ đây còn Pervukhin.
Malenkov nói:
- Với Pervukhin, tôi muốn tự đến bàn bạc.
- Lưu ý rằng Pervukhin là người phức tạp, tôi biết ông ta.
- Nhưng cả tôi cũng biết ông ấy.
- Thôi được, xin cứ việc!
Malenkov mời Pervukhin đến gặp và sau đó gọi cho tôi:
- Tôi gặp Pervukhin, kể hết với ông ta tất cả, nhưng Pervukhin trả lời
rằng còn suy nghĩ. Điều này rất nguy hiểm. Tôi phải thông báo điều này để
giục ông ta nhanh hơn. Không biết, điều này có thể kết thúc như thế nào.
Tôi gọi cho Pervukhin. Ông đến với tôi, và tôi hết cho ông nghe một
cách thẳng thắn. Mikhail Georgy trả lời:
- Nếu như Malenkov nói tất cả với tôi như thế này, như anh nói, tôi
đâu có những vấn đề như thế. Tôi hoàn toàn đồng ý và xem rằng không còn
lối thoát khác.
Tôi không biết Malenkov nói với Pervukhin như thế nào, nhưng kết
thúc như thế.
Như thế, chúng tôi đã bàn bạc công việc với tất cả uỷ viên Đoàn chủ
tịch, trừ Vorosilov và Mikoian.
Tôi và Malenkov quyết định bắt đầu hành động trong ngày họp Đoàn
chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô. Tại cuộc họp Đoàn chủ tịch Hội đồng
Bộ trưởng tôi luôn luôn có mặt: vì biên bản đã ghi là tôi phải tham gia những
phiên họp như thế. Tại những phiên họp này vắng mặt Vorosilov. Vì thế
chúng tôi quyết định, mời Vorosilov tham dự phiên họp Đoàn chủ tịch Hội
đồng Bộ trưởng. Khi mọi người đến đông đủ, thay bằng phiên họp Đoàn chủ
tịch Hội đồng bộ trưởng, là phiên họp Đoàn chủ tịch BCHTƯ. Chúng tôi quy
ước, ngay trước phiên họp này tôi nói chuyện với Mikoian, còn Malenkov
nói với Vorosilov. 306
Sáng sớm hôm ấy, tôi ở nhà nghỉ cuối tuần. Tôi gọi cho Mikoian và
mời ông rẽ qua tôi, đi cùng tôi cùng tới phiên họp Đoàn chủ tịch Hội đồng
Bộ trưởng Liên Xô. Mikoian đến, và ở đó tôi tiến hành hội đàm. Cuộc hội
đàm rất dài. Tôi nhớ rằng chúng tôi nói chuyện khoảng hai tiếng đồng hồ,
nói hết và tỷ mỷ, còn sau đó lại hai ba lần đôi lần quay lại những chuyện đã
bàn rồi. Vị thế của Mikoian là thế này: Beria quả là có tư cách xấu, nhưng
ông không tuyệt vọng, trong thành phần tập thể có thể làm được việc. Đó là
một vị trí hoàn toàn đặc biệt, không phải ai trong số chúng tôi có thể giữ
được. Tạm thời kết thúc đàm phán, thời gian còn lại chỉ kịp có mặt tại phiên
họp. Tôi ngồi chung xe với nhau và đi vào Kreml. Trước đó Malenkov cũng
nói chuyện với Vorosilov.
- Thế nào? Ông ta vẫn như trước đây khen ngợi Beria à?
- Khi tôi vừa mới lắp bắp vài lời về dự định của chúng tôi, Klim (tên
gọi thân mật của Vorosilov) ôm quàng lấy tôi, hôn và khóc.
Thật thế không, tôi không biết. Nhưng tôi nghĩ rằng Malenkov nói dối
chẳng để làm gì.
Sau đó nảy sinh sinh vấn đề thảo luận bắt giữ Beria. Nhưng ai là
người bắt Beria? Đội bảo vệ của chúng tôi lại dưới quyền cá nhân Beria.
Trong thời gian họp uỷ viên Đoàn chủ tịch, đội bảo vệ ngồi ở phòng bên
cạnh. Ngay khi chúng tôi đưa ra vấn đề này, Beria sẽ ra lệnh cho đội bảo vệ
bắt chính chúng tôi. Lúc đó chúng tôi thoả thuận gọi các tướng lĩnh. Chúng
tôi quy ước là tôi nhận trách nhiệm đi mời các tướng lĩnh. Thế là tôi làm như
thế, mời Moskalenko và những người khác, tất cả là năm người. Sau đó
Malenkov với Bulganin nới rộng vòng của họ và mời thêm cả Zukov. Do vậy
chúng tôi có 11 nguyên soái và tướng. Chúng tôi thoả thuận rằng các tướng
lĩnh sẽ chờ đợi ở phòng riêng, còn khi nào Malenkov báo cho biết biết, thì họ
đi vào gian phòng đang diễn ra phiên họp, và sẽ bắt Beria.
Và thế là phiên họp khai mạc. Vorosilov với tư cách Chủ tịch Đoàn
chủ tịch Xô viết tối cao Liên Xô, đương nhiên, không thể có mặt tại phiên
họp Đoàn chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô. Vì thế sự xuất hiện của ông
tựa như khó hiểu. Và Malenkov, khai mạc phiên họp, lập tức đặt vấn đề:
- Chúng ta thảo luận công tác Đảng. Có những vấn đề cần phải thảo
luận ngay, trong Đoàn chủ tịch BCHTƯ. 307
Tất cả đồng ý. Như đã thoả thuận từ trước, tôi xin phép Malenkov
được nói và đề nghị thảo luận vấn đề Beria. Beria ngồi bên phải. Beria giật
mình, cầm lấy tay tôi, nhìn vào tôi và nói:
- Anh nói gì thế, Nikita? Anh định giở trò gì?
Tôi nói với Beria:
- Thì anh cứ nghe đã, ngay đây tôi muốn nói hết với anh.
Thế là tôi nói.
Tại Plenum BCHTƯ trước chiến tranh, khi thảo luận tình hình công
việc trong Đảng, có lời phát biểu của Kaminski, Dân uỷ y tế Liên Xô. Ông
lên diễn đàn và tuyên bố:
- Tôi muốn nói rằng khi tôi làm việc ở Baku, có tin đồn dai dẳng lan
đi trong số những người cộng sản rằng Beria làm việc trong cơ quan phản
gián Musavist. Tôi muốn nói về điều này, để Đảng biết và kiểm tra điều này.
Phiên họp khi đó kết thúc, và không ai phát biểu thêm nữa về vấn đề đã nêu,
bản thân Beria cũng không cải chính, mặc dù có mặt. Sau đó nghỉ ăn trưa.
Sau bữa ăn Plenum tiếp tục, nhưng Kaminski không đến, và không ai biết vì
sao. Lúc đó điều này là đúng luật. Nhiều uỷ viên BCHTƯ, có mặt tại một
phiên họp, người phiên không đến, bị rơi vào “kẻ thù nhân dân” và bị bắt. Số
phận đã rơi vào Kaminski.
Tôi biết Kaminski, khi tôi là bí thư Bauman, sau đó Kraskaia Presnia,
thành uỷ Moskva và đặc biệtgần gũi với ông khi ông được bầu bí thư đảng
uỷ Moskva đầu 1932. Kaminski chơi thân với Mikhain Mikhailovich, một
cán bộ triển vọng. Tôi rất kính trọng ông và cũng đánh bạn với ông. Đương
nhiên, tôi xây dựng tình hữu nghị với Kaminski. Vì thế tôi tin rằng Grisa - là
người đứng đắn. Ông là người đặc biệt trong sạch và có đạo đức. Tuy nhiên,
mặc dù không ai tại Plenum cho một lời giải thích nào cả về việc số phận
Kaminski, ông như chìm vào nước. Bị chìm không chỉ Kaminski. Hàng trăm,
hàng nghìn người mất tích. Sau đó người ta tuyên bố rằng họ là “kẻ thù nhân
dân”, vâng tôi đã nói không phải về mỗi người. Từ lâu, trong đầu tôi lẩn
quẩn ý nghĩ: Vì sao, khi Kaminski tuyên bố như thế, không ai có lời giải
thích xem ông nói đúng hoặc không đúng, điều này có hay không có - không
biết...
Sau đó tôi kể và những hoạt động gần đây của Beria, từ sau khi Stalin
chết, trong quan hệ các tổ chức Đảng - Ukraina, Belarussia và những nước 308
khác. Trong các thư của mình Beria đặt các vấn đề (thư này còn nằm trong
lưu trữ) về mối quan hệ tương hỗ trong việc lãnh đạo các nước cộng hoà dân
tộc, đặc biệt trong sự lãnh đạo của các cơ quan Cheka, và đề nghị điều động
các cán bộ dân tộc. Điều này đúng, đường lối như thế luôn luôn rồn tại trong
Đảng. Nhưng Beria đặt vấn đề này theo hướng bài Nga trong việc bồi dưỡng,
điều động và lựa chọn cán bộ. Ông muốn cột chặt các dân tộc và tập hợp họ
chống người Nga. Luôn luôn tất cả các kẻ thù ĐCS luôn luôn tính đến cuộc
đấu tranh giữa các dân tộc, và Beria cũng bắt đầu từ điều này.
Sau đó tôi kể về đề nghị cuối cùng của Beria - về việc từ bỏ xây dựng
CNXH ở CHDC Đức - và đề nghị đối với những người bị kết án bị trừng
phạt biệt xứ, khi Beria đề nghị không cho phép họ quay về chỗ cư trú, mà
quyền quyết định nơi ở của họ do Bộ nội vụ làm, nghĩa là do bản thân Beria.
Lúc ấy sự chuyên quyền về luật pháp! Tôi nói cả về đề nghị và Beria thay
bằng giải quyết tận gố vấn đề việc bắt người và kết án họ dưới thời Stalinе,
giảm thời hạn cực đại những người bị kết ăn bởi cơ quan Bộ Nội vụ từ 20
xuống 10 năm. Thoáng nhìn, đề nghị này tựa như tự do, còn theo thực chất là
họp pháp hoá những gì đang tồn tại. Khép tội 20 năm hoặc 10 năm, tình thế
vẫn không thay đổi. Tới 10 năm, và, nếu cần, Beria cho thêm 10 năm, còn
sau đó lại 10 năm, chừng nào người ta còn chưa chết. Và tôi kết thúc:
- Do những theo dõi những hoạt động của Beria tôi có ấn tượng rằng
ông ta nói chung không phải là một người cộng sản, mà làm kẻ hám lợi, chui
vào đảng vì động cơ hám lợi. Ông làm những việc để đề cao mình và không
thể chấp nhận được. Không tưởng tượng được một người trung thực có thể
làm việc vì mình.
Sau tôi, Bulganin tiếp lời. Tôi và ông từ khi Stalin còn sống đã có
cùng một ý kiến về Beria. Ông cũng phát biểu trong tinh thần như thế. Và
những người khác thể hiện tính nguyên tắc, trừ Mikoian. Mikoian phát biểu
cuối cùng. Ông phát biểu (tôi không còn nhớ chi tiết lời của ông): lặp lại cái
điều đã nói với tôi, khi tôi và ông bàn bạc trước phiên họp, tuyên bố rằng
Beria có thể tính đến sự phê bình, rằng ông không mất tuyệt vọng, trong một
tập thể ông có khả năng ích lợi.
Khi tất cả phát biểu hết, Malenkov, với tư cách Chủ tịch phải tổng kết
và làm văn bản quyết định. Nhưng ông lúng túng, và phiên họp chấm dứt ở
diễn giả cuối cùng. Phiên họp ngừng lại ít phút. 309
Tôi thấy vấn đề như thế đã chất đống lên rồi, và đề nghị Malenkov để
ông chuyển lời của tôi vào bản dự thảo. Như chúng tôi đã quy ước với nhau,
tôi đề nghị Plenum quyết định vấn đề cách chức Beria (Đoàn chủ tịch
BCHTƯ làm điều này) khỏi tất cả các chức vụ mà ông giữ. Malenkov vẫn
còn bối rối và thậm chí không đưa đề nghị của tôi ra bỏ phiếu, mà lập tức ấn
nút bí mật gọi các tướng lĩnh. Người đầu tiên vào là Zukov, sau ông là
Moskalenko và những người khác. Zukov khi đó thứ trưởng Bộ trưởng quốc
phòng Liên Xô. Lúc ấy giữa tôi và Zukov còn tồn tại mối quan hệ tốt, mặc
dù ông trong thời kỳ đầu không được tính trong số tướng lĩnh giúp đỡ chúng
tôi xử lý Beria.
Vì sao chúng tôi lôi kéo các tướng lĩnh. Cũng có những suy tính được
nêu ra, nếu chúng tôi quyết định giữ Beria, ai dám chắc Beria không gọi các
Chekist, bảo vệ, những người này đang dưới quyền ông, và ông ra lệnh cho
họ cô lập chúng tôi? Chúng tôi không có lực lượng, vì rằng ở Kreml có một
lượng lớn người của Beria được vũ trang và huấn luyện kỹ càng. Vì thế
chúng tôi quyết định lấy các tướng lĩnh quân đội vào việc.
Đầu tiên, chúng tôi trao lệnh cho Moskalenko và 5 tướng bắt Beria.
Moskalenko cùng các đồng chí của mình có vũ khí, mà họ cùng vũ khí đó
được Bulganin chở vào Kreml. Khi các tướng lĩnh vào Kreml, đã trao vũ khí
cho trực ban. Ngay trước phiên họp phiên họp, nhóm Moskalenko được bổ
xung thêm nguyên soái Zukov và một số người khác. Và tiến vào phòng họp
khoảng 10 người hoặc hơn. Malenkov nói nhẹ nhàng, đề nghị với Zukov:
- Tôi đề nghị ông, thay mặt Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô giữ
Beria.
Zukov ra lệnh cho Beria:
- Giơ tay lên!
Moskalenko và những người khác lột vũ khí, cho là Beria có thể gây
khiêu khích. Beria kéo mạnh về phía mình chiếc cặp đang nằm ở bậu cửa sổ,
sau lưng ông ta. Tôi tóm tay Beria để ông không thể sử dụng súng, nếu súng
nằm trong cặp. Sau đó kiểm tra: không có súng trong túi, cũng như trong cặp.
Beria đơn giản có phản xạ thôi.
Beria bị tống giam vào một gian phòng nhỏ, cạnh văn phòng làm việc
Malenkov của trong dinh Hội đồng Bộ trưởng. Và chúng tôi quyết định, sáng
mai hoặc sang ngày kia, càng nhanh càng tốt, triệu tập Plenum BCHTƯ
Đảng, xử lý vấn đề Beria. Đồng thời cách chức Viện trưởng Viện Kiểm sát 310
Liên Xô, vì rằng ông không được chúng tôi tin cậy, và chúng tôi nghi ngờ,
liệu ông có tiến hành điều tra một cách khách quan không. Viện trưởng Viện
kiểm sát mới được bổ nhiệm là Rudenko và được trao quyền tiến hành điều
tra vụ Beria. Như vậy, Beria bị bắt. Nhưng đư hắn đi đâu? Chúng tôi không
thể tin đội bảo vệ của Bộ nội vụ, vì rằng đây là cơ quan của Beria, với tay
chân của Beria. Lúc đó thứ trưởng Bộ nội vụ Kruglov và, hình như, Serov.
Tôi ít biết về Kruglov, còn Serov tôi biết rõ hơn và tin ông. Tôi cho rằng
Serov là một người trung thực. Nếu có một cái gì đấy làm ông thay đổi, cũng
mọi nhân viên Cheka khác, thì ông cũng là nạn nhân của cùng một chính
sách chung do Stalin tiến hành. Vì thế tôi đề nghị trao quyền giữ Beria cho
chính Serov. Nhưng các đồng chí khác suy nghĩ rằng dù sao chăng nữa phải
thận trọng hơn - tất cả chúng tôi không ai tin Kruglov cả. Rồi chúng tôi thoả
thuận rằng tốt nhất là trao vụ này tư lệnh quân đoàn phòng không, quân khu
Moskva Moskalenko. Moskalenko nhận Beria, cho người của mình vây
quanh và giải Beria về chỉ huy sở của mình, trong một cái hầm chống bom.
Tôi thấy ông làm tất cả những gì cần thiết. Phiên họp này kết thúc.
Ngay khi phiên họp kết thúc, Bulganin đến gặp tôi:
- Anh hãy nghe tay đội trưởng bảo vệ của tôi kể.
Viên đội trưởng này đến chỗ tôi, kể:
- Tôi biết vừa mới bắt Beria, và tôi muốn nói với ông Beria hiếp đứa
cháu gái của tôi, học sinh lớp 7. Hơn một năm trước đây bà của nó đã chết,
còn vợ tôi vì đột quỵ và nằm ở bệnh viện. Cô bé ở nhà một mình. Một lần
vào buổi chiều nó chạy đi mua bánh mỳ thì qua đúng ngôi nhà mà Beria ở. Ở
đó, cháu gặp một người đàn ông già đang nhìn chăm chăm vào nó. Cháu
khiếp sợ. Sau đó, một nhân viên Cheka gọi cháu và dẫn cháu vào nhà Beria.
Beria ngồi ăn cơm chiều cùng với cháu, đề nghị uống rượu chúc Stalin. Cháu
từ chối, nhưng ông ta cứ nài nỉ phải uống vì Stalin. Cháu đồng ý, rồi uống,
còn sau đó cháu thiếp đi và ông ta hiếp cháu.
Tôi trả lời người này:
- Tất cả những gì ông kể, công tố viên sẽ điều tra”.
Sau đó người ta đưa chúng tôi một danh sách trong đó có họ tên hơn
100 phụ nữ. Tay chân của Beria dẫn họ tới Beria. Nhưng việc tiếp khách ở
chỗ Beria tất cả mọi người đều theo một cách: tất cả những ai vào nhà Beria
lần đầu tiên, ông đều mời ăn và đề nghị uống rượu vì sức khoẻ của Stalin.
Trong rượu vang ông bỏ sẵn thuốc ngủ. Sau đó ông làm với họ cái gì mà ông 311
muốn. Khi Beria bị cách ly, ông xin bút và giấy. Chúng tôi bàn bạc và quyết
định cứ đưa cho ông: biết đâu trong lòng ông thức tỉnh một khát vọng chân
thật để ông nó những gì ông ấy biết là chúng tôi buộc tội ông. Và ông bắt đầu
viết. Ban đầu, thư cho Malenkov:
- Egor, anh thật đáng khinh, tôi biết anh, chúng ta là bạn nhau, sao
anh lại tin Khrusev? Ông ta xúi giục anh làm điều này... và vân vân.
Với tôi ông cũng có một bức thư, trong đó viết rằng ông là một người
trung thực. Ông gửi một số thư như thế: Malenkov băn khoăn khi đọc những
thư này. Sau đó Malenkov bắt đầu lo lắng rằng ông và Beria cùng đưa ra ý
tưởng từ bỏ xây dựng CNXH ở Đông Đức, và ông sợ rằng vụ việc nhằm
chống Beria, xoay sang chống ông. Nhưng chúng tôi nói với ông rằng bây
giờ chưa phán xét vấn đề này. Vấn đề Beria còn sâu rộng hơn nhiều so với
vấn đề Đức.
Khi Rudenko bắt đầu thẩm vấn Beria, thì chúng tôi ngỡ ngàng thấy
một con người tàn ác, khốn nạn, không có một cái gì thiêng liêng cả. Ở Beria
không hề có chủ nghĩa cộng sản, và nói chung không có bộ mặt đạo đức con
người. Nhưng quả là về tội ác của Beria khu vựcc gì để nói, vì ông làm chết
bao nhiêu người lương thiện!
Sau khi bắt Beria được một thời gian, lại có vấn đề về Merkulov, từng
là Thanh tra nhà nước Liên Xô. Tôi, thú thực rằng, trước đây tôi kính trọng
Merkulov và coi ông là người của Đảng. Ông là con người có văn hoá và nói
chung tôi quý ông. Vì thế tôi nói các đồng chí của mình:
- Có một sự kiện, Merkulov là trợ lý của Beria ở Gruzia, còn chưa đủ
chứng minh rằng ông là đồng bọn của Beria. Có thể dù sao đi nữa, điều này
không phải thế? Chính Beria giữ rất chức vụ cao và chính hắn chọn người
cho mình, mà không phải ngược lại. Người ta tin Beria và làm việc với ông
ta. Vì thế không thể coi những ai làm việc làm việc với Beria, như là những
cộng sự gây những tội ác. Chúng ta gọi Merkulov, nói chuyện với ông. Có
thể, ông thậm chí giúp đỡ chúng ta tốt hơn trong việc phán xét Beria.
Và chúng tôi quy ước rằng tôi gọi ông đến BCHTƯ Đảng. Tôi gọi
Merkulov, nói rằng Beria bị bắt, rằng đang tiến hành điều tra.
- Ông nhiều năm làm việc với Beria, liệu có thể giúp đỡ BCHTƯ.
- Tôi sẵn sàng làm tất cả những gì có thể.
Và tôi đề nghị Merkulov: 312
- Hãy trình bằng văn bản tất cả những gì cần thu thập.
Sau bao nhiêu ngày trời, ông mới viết một bức thư dày, tất nhiên, vẫn
nằm ở lưu trữ. Nhưng bức thư này chẳng giúp chúng tôi một cái gì cả. Ở đó
chỉ là những ấn tượng chung chung, suy lý, tựa như tác phẩm nào đó.
Merkulov viết một cái gì đó, kể cả bài hát, và thói quen sáng tác. Khi tôi gửi
tài liệu này cho Rudenko, thì ông nói thẳng rằng phải bắt Merkulov, vì rằng
điều tra vụ Beria mà không bắt Merkulov thì sẽ công việc sẽ bị cản trở và
không làm đày đủ.
BCHTƯ Đảng quyết định bắt Merkulov. Tôi đau lòng, thấy rõ rằng
mình phí công tin ông. Merkulov có liên quan với Beria trong những tội ác
như thế, và chính ông phải ngồi trên ghế bị cáo và cùng trách nhiệm với
Beria. Trong lời nói cuối cùng, khi bị kết án trước toà, Merkulov nguyền rủa
cái ngày giờ, khi gặp với Beria. Ông nói rằng Beria đã đưa ông tới toà.
Từ Đại hội 19 đến Đại hội 20 ĐCSLX
Ngay sau khi kết thúc Đại hội 19 ĐCSLX, nảy sinh việc thay thế Bộ
chính trị BCHTƯ Đảng trước đây bằng một cái tên gọi mới - Đoàn chủ tịch
BCHTƯ ĐCSLX, Stalin đã hình thành những hội đồng rộng rãi gồm nhiều
thành viên về các lĩnh vực khác nhau. Trên thực tế té ra là những hội đồng
này chẳng có khả năng làm việc, mặc dù tôi xem rằng nếu có sự lãnh đạo
thích đáng lãnh đạo thì nó cũng giải quyết nhiệm vụ cụ thể mà quyền hạn chủ
yếu - hội đồng này đưa ra những dự thảo, thì họ đóng một vai trò tích cực.
Nhưng họ không thể làm nổi vai trò đó, vì rằng nó được trình cho chính họ,
và không hề có một kế hoạch nào cả để lãnh đạo những hội đồng này, và các
vấn đề đặt ra trước đây với họ vẫn không giải nghĩa được. Các vấn đề đang
được suy nghĩ. Tóm lại, một người có dụng cụ của mình thích dùng lúc nào
thì dùng. Không có ai lãnh đạo cả.
Rồi Stalin chết. Tôi rất trải qua nặng nề về cái chết của ông. Nếu nói
chân thật, thì tôi chịu đựng không phải vì tôi có mối ràng buộc với Stalin,
mặc dù nói chung tôi cũng ràng buộc với ông. Đơn giản là ông đã già, và
không tránh khỏi cái chết luôn cặp kè với ông. Đối với tôi dó là quy luật bi
thảm của tự nhiên: mọi người sinh ra và chết đi, phải coi trọng điều này.
Stalin ở độ tuổi như thế, không thể tránh khỏi cái chết. Nôi lo lắng trước tiên
của tôi là thành phần Đoàn chủ tịch vẫn tồn tại sau khi Stalin chết, và vai trò
đặc biệt của nó đang nằm trong tay Beria và được ông ta củng cố: vai trò này
đang báo trước, theo đánh giá của tôi, có một công việc lớn và là một bất ngờ 313
lớn, tôi thậm chí nói rằng hậu quả thảm khốc. Vì thế tôi than khóc Stalin như
một lực lượng duy nhất hiện thực đoàn kết. Mặc dù lực lượng này thường
được sử dụng rất lung tung và không phải luôn luôn đi theo hướng cần thist,
nhưng tất cả sức lực của Stalin là nhằm đến sự vững mạnh và phát triển sự
nghiệp CNXH, sự vững mạnh thành quả của cách mạng tháng Mười. Điều
này tôi không nghi ngờ. Ông đã thi hành cách thức dã man trong hành động,
nhưng khi đó tôi còn chưa biết, sự xấu xa của ông là hoàn toàn vô căn cứ đến
nhường nào, từ quan điểm của những người bị bắt và bị tử hình một cách vô
cớ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét