Thứ Ba, 19 tháng 4, 2022

Mỹ vội tới Solomon vì lo ngại hiệp ước liên quan Trung Quốc

Hehe, Quần đảo Solomon chỉ rộng chưa tới 29.000 km2, dân số chưa tới 650.000 người, nhưng vừa nghe tin chính phủ nước này ký một hiệp ước an ninh với Trung Quốc là Mỹ và Australia đã sợ cuống hết cả lên vì lo ngại đến an ninh quốc gia. Australia vừa cử các quan chức sang Solomon, giờ đến lượt Mỹ cử các quan chức Bộ Quốc phòng và Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ tới thăm Solomon và thêm cả 2 đảo quốc Thái Bình Dương khác là Fiji và Papua New Guinea để ngăn chặn nguy cơ cho chắc ăn. Cử Bộ Quốc phòng và Cơ quan Phát triển là đúng bài của Mỹ là cái gậy luôn luôn đi kèm củ cà rốt; mày không ăn cà rốt thì ăn gậy, tức là chính phủ Solomon thân TQ sẽ bị lật đổ. Do kích động của các nước phương Tây, từ năm 1998, cuộc xung đột sắc tộc đã diễn ra ở đây trong sự bất lực của chính quyền Solomon. Đến tháng 6 năm 2003, lực lượng gìn giữ hòa bình đa quốc gia khu vực dưới sự lãnh đạo của Australia đã đến với "Sứ mạng giúp đỡ Quần đảo Solomon" (Regional Assistance Mission to the Solomon Islands - RAMSI) là thiết lập lại nền hòa bình và giải tán các phiến quân sắc tộc vũ trang. Kết quả nước mất nhà tan: chính phủ Solomon biến mất để lập ra chính phủ mới thân phương Tây, miền Bắc Solomon bị chia thành hai vùng: tỉnh Bougainville bị mất vào tay Papua New Guinea. Đất nước ngày càng nghèo, thu nhập chỉ khoảng 1500 USD/người. Mỹ và Australia hốt hoảng với Solomon như thế bảo sao Nga không điên lên vì một nước Ukraine rộng lớn và đông dân bị Mỹ điều khiển nằm ngay bên cạnh mình.
Loạt quan chức Mỹ tới Solomon vì lo ngại hiệp ước liên quan Trung Quốc
19/04/2022 (VTC News) - Loạt quan chức ngoại giao Mỹ tới Solomon trong bối cảnh Washington lo ngại đảo quốc Thái Bình Dương này ký kết một hiệp ước an ninh với Trung Quốc. Theo thông báo được Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ (NSC) đăng tải hôm 18/4, Điều phối viên của NSC về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương Kurt Campbell sẽ dẫn đầu một phái đoàn bao gồm các quan chức Bộ Quốc phòng và Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ tới thăm Solomon và 2 đảo quốc Thái Bình Dương khác là Fiji và Papua New Guinea.
Điều phối viên của NSC về Ấn Độ Dương 
- Thái Bình Dương Kurt Campbell.
"Phái đoàn sẽ gặp mặt các quan chức chính phủ cấp cao để đảm bảo quan hệ đối tác đối tác mang lại sự thịnh vượng, an ninh và hòa bình trên các quần đảo Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương", NSC cho biết nhưng không tiết lộ thời điểm của chuyến công du.
Cùng ngày NSC đưa ra thông báo, Bộ Ngoại giao Mỹ cảnh báo thỏa thuận an ninh được đề xuất giữa Trung Quốc và Solomon có thể làm tăng bất ổn tại quần đảo này và đặt ra tiền lệ cho khu vực.

"Bất chấp bình luận của chính quyền Quần đảo Solomon, bản chất thỏa thuận an ninh vẫn mở ra cánh cửa cho Trung Quốc triển khai lực lượng quân sự tới quốc đảo này", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price cho biết.

Tuyên bố này lặp lại cảnh báo được Bộ Quốc phòng Mỹ đưa ra cuối tuần trước.

“Chúng tôi cho rằng việc ký một thỏa thuận như thế có thể gia tăng bất ổn tại Quần đảo Solomon và tạo một tiền lệ đáng lo ngại cho khu vực. Rõ ràng là chúng tôi lo ngại về điều này”, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng John Kirby khẳng định hôm 14/4.

Hồi tháng 2, Mỹ tuyên bố sẽ mở sứ quán tại quần đảo Solomon. Đây được xem là một phần trong nỗ lực của chính quyền Biden nhằm cam kết cung cấp thêm nguồn lực ngoại giao và an ninh cho Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương để chống lại ảnh hưởng tăng ảnh hưởng của Trung Quốc.

Tới tháng 3, Solomon cho biết nước này đang thiết lập quan hệ đối tác với Trung Quốc để giải quyết các mối đe dọa an ninh và đảm bảo môi trường an toàn cho đầu tư sau khi dự thảo hợp tác an ninh với Bắc Kinh bị rò rỉ.

Dự thảo này bao gồm các điều khoản về việc đồn trú quân đội và cảnh sát Trung Quốc ở Solomon cũng như cho phép các tàu Trung Quốc bổ sung tiếp tế tại đây.

Quốc đảo Thái Bình Dương lưu ý họ đang "đa dạng hóa quan hệ đối tác an ninh của đất nước, bao gồm với Trung Quốc", nhưng khẳng định sẽ không cho phép Bắc Kinh đặt căn cứ quân sự trên lãnh thổ của mình.

Các chuyên gia đánh giá một hiệp ước an ninh với quần đảo Solomon sẽ là bước tiến lớn đối với Trung Quốc trong khu vực mà các đồng minh Australia và New Zealand của Mỹ coi là "sân sau" của họ trong nhiều thập kỷ qua.

Giới quan sát nhận định thỏa thuận an ninh giữa Trung Quốc và Solomon dường như là phản ứng trực tiếp của Bắc Kinh đối với việc thành lập hoặc hồi sinh các nhóm an ninh lớn hơn ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đặc biệt là thỏa thuận AUKUS giữa Anh, Mỹ và Australia.

https://vtc.vn/loat-quan-chuc-my-toi-solomon-vi-lo-ngai-hiep-uoc-lien-quan-trung-quoc-ar672169.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét