Thứ Ba, 9 tháng 11, 2021

Virus không tự biến mất sau khi một số lớn người nhiễm bệnh?

Virus không có khả năng tự biến mất sau khi một số lượng lớn người nhiễm bệnh?
Kể từ khi dịch viêm phổi Vũ Hán bùng phát, thuật ngữ "miễn dịch cộng đồng" đã liên tục được nhắc đến. Chính xác thì miễn dịch cộng đồng là gì? Nó thực sự có thể phát huy tác dụng trong đại dịch Covid-19 hay không? Sự gia tăng đáng kể ca nhiễm mới đã phá vỡ dự đoán về khả năng miễn dịch cồng đồng
Vào tháng 12 năm 2020, một sự kiện kỳ ​​lạ đã xảy ra ở thành phố Manaus, Brazil. Vào thời điểm đó, Nuno Faria, một nhà virus học tại Đại học Imperial College London (Vương quốc Anh), vừa công bố một báo cáo nghiên cứu trên tạp chí Science, ước tính rằng 3/4 cư dân của thành phố đã bị nhiễm loại virus corona mới. Ông đánh giá rằng tỷ lệ lây nhiễm này đủ để tạo cho người dân trong thành phố "khả năng miễn dịch cộng đồng", và virus corona sẽ nhanh chóng biến mất.

Thật bất ngờ, số lượng các trường hợp mới được xác nhận ở thành phố Manaus tăng lên thay vì giảm xuống, các bệnh viện lại một lần nữa tràn ngập những bệnh nhân nhiễm Covid-19.

Ông Faria ngạc nhiên: Điều gì đã gây ra sự thất bại của khả năng miễn dịch cộng đồng?
Có 3 vấn đề chính đối với khả năng miễn dịch của cộng đồng

Miễn dịch cộng đồng có nghĩa là một khu vực rộng lớn của quần thể có thể bị nhiễm virus hoặc được tiêm chủng để hình thành kháng thể, nhằm đạt được mục tiêu tránh lây nhiễm chung.

Tuy nhiên, sau gần một năm theo dõi, người ta nhận thấy trong đại dịch Covid-19, loại miễn dịch cộng đồng, đặc biệt là miễn dịch cộng đồng được hình thành do sản xuất kháng thể từ một số lượng lớn người bị nhiễm, là một ý tưởng không thực tế.

Có ba vấn đề chính:

1. Tốc độ phân hủy của kháng thể coronavirus mới quá nhanh

Sau khi một người bị nhiễm virus, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ bắt đầu hoạt động và tạo ra các kháng thể bảo vệ. Những kháng thể quý giá này có thể ngăn không cho người này bị nhiễm lại.

Tuy nhiên, thời gian tồn tại của kháng thể trong cơ thể có thể dài hoặc ngắn.

Vào tháng 9 năm 2020, một nghiên cứu Đại học California (Los Angeles) công bố trên Tạp chí Y học New England cho thấy, mức độ của các kháng thể trung hòa bảo vệ ở những bệnh nhân mắc COVID-19 đã giảm một nửa chỉ trong 36 ngày.

Tỷ lệ này khiến các chuyên gia ngạc nhiên. Trong khi đó, SARS và MERS, cả hai đều là do chủng coronavirus gây nên, tạo ra các kháng thể có thể tồn tại từ 1 đến 2 năm.

Các kháng thể của loại coronavirus mới phân hủy quá nhanh, rất khó để đánh giá hiệu quả của những kháng thể như vậy trong việc bảo vệ những người đã bị nhiễm bệnh như thế nào.

2. Để đạt được miễn dịch cộng đồng, việc cho phép con người tiếp xúc với virus một cách tự nhiên là phi đạo đức.

Khi bắt đầu đại dịch vào tháng 3 năm ngoái, Anh đã tuyên bố họ sẽ không tiến hành sàng lọc và phòng ngừa tích cực đối với loại virus mới, lên kế hoạch hình thành miễn dịch cộng đồng bằng cách cho phép người dân bị lây nhiễm trên quy mô lớn.

Động thái này đã gây ra tranh cãi lớn trong cộng đồng quốc tế lúc bấy giờ.

Loại coronavirus mới khác với các loại virus thông thường, nó không giống như virus cúm mà chỉ tấn công vào đường hô hấp của con người với một vài phản ứng bất lợi.

Coronavirus mới tấn công con người theo mọi hướng. Hệ thống thần kinh trung ương, não, tim, phổi, gan, thận và hệ thống sinh sản đều có thể bị tổn thương nghiêm trọng.

Người già và những người mắc các bệnh nền đều có tỷ lệ tử vong cao sau khi nhiễm bệnh. Cũng có nhiều người bị di chứng không thể chữa khỏi sau khi mắc bệnh.

Việc cho phép các nhóm lây nhiễm một cách tự nhiên loại virus chết người như vậy và đạt được sự bảo vệ miễn dịch tự nhiên tương đương với việc đẩy họ vào vực thẳm nguy hiểm. Điều này rất không phù hợp với đạo đức của con người.

Hơn nữa, càng nhiều người nhiễm, virus càng lây lan và khả năng đột biến càng lớn.

3. Virus đột biến đã tạo ra sự né tránh miễn dịch, có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của vắc xin

Cho đến nay, chủng virus mới liên tục đột biến và ngày càng trở nên nguy hiểm và có tốc độ lây lan nghiêm trọng hơn.

Để đối phó với hiện tượng khó hiểu ở thành phố Manaus, vào ngày 12, nhóm nghiên cứu Faria đã đưa ra một kết luận sơ bộ. Họ phát hiện ra rằng nhiều người ở thành phố này đã bị nhiễm một mới biến thể virus Brazil.

Biến thể Brazil có khả năng thoát khỏi khả năng miễn dịch, có thể trốn tránh các kháng thể đã xuất hiện trong cơ thể người, tránh phản ứng miễn dịch và cho phép người từng mắc bệnh tái nhiễm.

Trên thực tế, biến thể Nam Phi, biến thể Brazil và biến thể L452R được phát hiện gần đây ở California đều có khả năng né tránh miễn dịch.

Kể từ sự bùng phát của dịch bệnh vào năm ngoái, virus đã trải qua một số thay đổi lớn:
Biến thể D614G đã tăng sức lây nhiễm từ 5 đến 10 lần, và chỉ trong vài tháng, nó đã trở thành biến thể chính có sức lan tỏa ra thế giới;

Vào tháng 9, phiên bản Anh với biến thể N501Y đã được phát hiện, sức lây nhiễm đã tăng lên từ 50 ~ 70%, gấp khoảng 5 ~ 10 lần so với trước đó;

Sau khi virus tăng khả năng lây lan và liên kết, các biến thể ở Nam Phi, Brazil và California bắt đầu "biết cách" trốn tránh hệ thống miễn dịch.

Sau khi xuất hiện tại Anh, virus corona liên tục đột biến, và nó đang di chuyển theo hướng trốn tránh khả năng miễn dịch của con người.

Khi đối mặt với loại biến thể mới, hiệu quả của vắc xin có thể bị ảnh hưởng.

Nó có thể trốn tránh ngay cả các kháng thể được tạo ra bởi hệ thống miễn dịch của cơ thể, chưa kể đến các kháng thể được tạo ra bởi vắc xin - một phản ứng miễn dịch duy nhất chống lại vị trí liên kết của các thụ thể protein?

Lo lắng trốn tránh miễn dịch

Với sự đột biến liên tục trong thời gian ngắn, các kháng thể do hệ thống miễn dịch tạo ra rất khó liên kết và loại bỏ virus. Vắc xin được thiết kế chống lại chủng virus ban đầu cũng có thể không còn tác dụng như trước.

Đặc tính của virus là "thay đổi", nó chỉ có thể tồn tại trong cơ thể con người. Vì vậy để tránh những áp lực khác nhau do con người tạo ra, virus sẽ cố gắng thay đổi và biến hóa, cho dù đó là Remdesivir, huyết thanh dưỡng bệnh hay vắc xin.

Xem ra, bất kể người ta nghĩ ra phương pháp nào, virus sẽ luôn là kẻ xảo quyệt hơn một chút.

Tác giả: Đồng Vũ Hồng (Chuyên gia virus học châu Âu, nhà khoa học trưởng của công ty công nghệ sinh học)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét