Vàng thực phẩm là gì ?
Hồi nào giờ mình cứ tưởng việc dát vàng chỉ có trên những món đồ trang sức như mắt kính, đồng hồ, giỏ sách... cho đẹp nhưng giờ mới biết là có vụ dát vàng lên thịt bò beefsteak. Mình nghi ngờ việc dát vàng lên thức ăn chỉ là “giả vàng” vì ăn vàng thật có thể bị nhiễm kim loại nặng. Nhưng kết quả thật bất ngờ: vàng thật 24k được dát mỏng lên miếng thịt bò luôn.Theo mình, vàng vốn có tính trơ (để trăm năm cũng không bị rỉ sét) nên cơ thể sẽ không hấp thụ được mà nó sẽ nhanh chóng đi theo cục phân ra ngoài. Nên về cơ bản ăn vàng sẽ không gây hại vì lâu lâu người có điều kiện mới nuốt, theo kiểu “ăn cho biết”, chứ ăn kiểu này chỉ ném vàng vào hố phân.
Lý do dát vàng vào thịt bò cũng không giúp tăng thêm hương thơm hay mùi vị. Mục đích dát vàng vào thịt bò chỉ thể hiện cho sự xa hoa, đẳng cấp của người thưởng thức mà thôi.
Kiểu chơi trội “ăn vàng, ỉa ra vàng” chỉ phù hợp cho mấy dân chơi trọc phú hay giới showbiz thể hiện sự “chất” của họ, chơi trội lấy tiếng nhằm thu hút sự chú ý của cộng đồng. Còn đối với chính khách chuyên nghiệp thường tự khắc biết phải tránh xa điều này, vì nó chỉ mang lại “tai tiếng”.
Làm chính khách không phải không được ăn sơn hào hải vị. Họ có quyền ăn nhiều nữa là đằng khác, nhất là những dịp quốc khách. Nhưng khi ăn thì phải biết giấu, còn ra công khai thì chỉ show ra những bữa ăn nhanh bình dân trong mắt công chúng thôi.
Hình ảnh một chính khách xa hoa, đua đòi, phung phí trong mắt công chúng có thể dẫn đến việc họ sẽ kết thúc sự nghiệp chính trị của mình. Bởi vậy không thấy báo chí Anh phản ánh quan chức nước này nếm món “thịt bò dát vàng” đắt đỏ, dù họ có thừa tiền.
Đen đủi thế nào mà bác Tô Lâm, Bộ trưởng Công an VN đang đi công cán bên trời Tây, đã cùng với tướng Tô Ân Xô rủ nhau mò vào quán này, gặp phải tay chủ quán là Thánh Rắc Muối mù màu về chính trị đã quay video tương lên Tiktok, không chỉ báo hại cho mấy ông tướng công an mà còn làm mất hình ảnh của chế độ cộng sản tươi đẹp.
Mình còn thấy nhiều quan chức nước mình sau khi đi nước ngoài về cơ thể sinh ra đủ các thứ bệnh lạ và y học không biết gọi là bệnh gì. Tiền bối của bác là đại tướng công an Trần Đại Quang là một trường hợp điển hình. Nghe nói ăn vàng hay kim loại quý vào có thể sinh ra chúng, thậm chí ăn vàng cũng có thể nhiễm phóng xạ. Không biết bác Tô Lâm trước khi ăn bò dát vàng có nghĩ tới hậu quả này không ?
Tra trên mạng thì thấy bình thường, khi nghĩ đến vàng chúng ta thường liên tưởng đến những trang sức mà chúng ta đang đeo. Tuy nhiên từ hàng thế kỷ trước, người Ai Cập cổ đại đã bắt đầu sử dụng vàng trong thực phẩm và họ tin rằng vàng là món ăn của thượng đế.
Tại các quốc gia phương Đông như Nhật Bản, vàng dát mỏng và được sử dụng trong thực phẩm và các loại đồ uống như Sake. Người Nhật tin rằng, tinh chất vàng có tác dụng hấp thụ các chất độc hại trong cơ thể con người, giúp thanh lọc cơ thể và nâng cao sức khỏe.
Theo dược học cổ truyền phương Đông, vàng có vị cay đắng, tính bình, có công dụng trấn tâm, an thần và giải độc. Sách nam dược thần hiệu của danh y Tuệ Tĩnh đã viết: “Tinh kim – vàng ròng vị cay, tính bình, hòa huyết, trấn âm, an cung tạng, trừ bệnh cột nhiệt và bệnh phong”
Vàng thực phẩm là nguyên tố vi lượng có khả năng hấp thụ các chất độc trong cơ thể. Vàng thực phẩm thường đắt hơn nhiều so với vàng trang sức do độ tinh khiết của vàng thực phẩm cao hơn rất nhiều so với vàng trang sức.
Trong những năm gần đây, nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh những người ăn vàng có thể giúp cơ thể cường tráng, hoạt bát, giữ được nhan sắc và kéo dài tuổi thọ. Vàng sau khi được đưa vào cơ thể sẽ có tác dụng hấp thụ các chất độc hại và thải chúng ra ngoài cơ thể. Bởi vậy, nguyên tố vi lượng quý hiếm này đóng vai trò là trợ thủ đắc lực giúp cho cơ thể con người thanh lọc các độc tố, phục hồi sức khỏe và phòng trừ tích cực bệnh tật. Các nhà khoa học Nhật Bản đã dùng kỹ thuật hiện đại tinh luyện vàng đến độ tinh khiết cao, tạo ra những tấm vàng mỏng gần như trong suốt để cho vào các thức ăn hay rượu uống. Người ta ước tính, sau khi đưa vào cơ thể chưa đầy 10 phút vàng đã được hấp thụ và tiêu hóa hết.
Trên mạng cũng cho biết vàng để chế biến món ăn và vàng sử dụng làm trang sức không hề giống nhau. Vàng dùng để chế biến món ăn là vàng thật 100% tinh khiết về bản chất nên chúng an toàn khi ăn. Đồng thời xét về mặt sinh học, vàng có tính “trơ” dễ dàng đi qua đường tiêu hóa mà không bị hấp thu. Tuy nhiên, đầu bếp cần đảm bảo vàng đủ độ tinh khiết mới được sử dụng khi làm bánh. Loại vàng 22 – 24 carat và không lẫn tạp chất là phù hợp nhất.
Còn vị của nó thì sao? Chua, cay, mặn, ngọt, hay umami – Đâu là hương vị của vàng dát? Sự thật là vàng chẳng có vị gì cả, thậm chí còn không có mùi hương. Chúng chỉ khiến món ăn thêm phần “lấp lánh” và giá trị hơn. Đó chính là lý do nhiều đầu bếp sử dụng chúng để tăng thêm phần bắt mắt cho món bánh.
Một chuyên gia ngành hóa học cũng chia sẻ, vàng dát vào đồ ăn thường được tán rất nhỏ và mỏng, về mặt cơ học sẽ không ảnh hưởng gì đến các cơ quan nội tạng. Về mặt hóa học, vàng cũng không độc hại mà còn có tính diệt khuẩn rất tốt. Nhưng không phải vì thế mà chúng ta tùy tiện sử dụng. Khi dùng các tinh thể vàng có khả năng kết hợp với protein trong hệ miễn dịch gây ra 2 hiệu ứng sau:
Tại các quốc gia phương Đông như Nhật Bản, vàng dát mỏng và được sử dụng trong thực phẩm và các loại đồ uống như Sake. Người Nhật tin rằng, tinh chất vàng có tác dụng hấp thụ các chất độc hại trong cơ thể con người, giúp thanh lọc cơ thể và nâng cao sức khỏe.
Theo dược học cổ truyền phương Đông, vàng có vị cay đắng, tính bình, có công dụng trấn tâm, an thần và giải độc. Sách nam dược thần hiệu của danh y Tuệ Tĩnh đã viết: “Tinh kim – vàng ròng vị cay, tính bình, hòa huyết, trấn âm, an cung tạng, trừ bệnh cột nhiệt và bệnh phong”
Vàng thực phẩm là nguyên tố vi lượng có khả năng hấp thụ các chất độc trong cơ thể. Vàng thực phẩm thường đắt hơn nhiều so với vàng trang sức do độ tinh khiết của vàng thực phẩm cao hơn rất nhiều so với vàng trang sức.
Trong những năm gần đây, nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh những người ăn vàng có thể giúp cơ thể cường tráng, hoạt bát, giữ được nhan sắc và kéo dài tuổi thọ. Vàng sau khi được đưa vào cơ thể sẽ có tác dụng hấp thụ các chất độc hại và thải chúng ra ngoài cơ thể. Bởi vậy, nguyên tố vi lượng quý hiếm này đóng vai trò là trợ thủ đắc lực giúp cho cơ thể con người thanh lọc các độc tố, phục hồi sức khỏe và phòng trừ tích cực bệnh tật. Các nhà khoa học Nhật Bản đã dùng kỹ thuật hiện đại tinh luyện vàng đến độ tinh khiết cao, tạo ra những tấm vàng mỏng gần như trong suốt để cho vào các thức ăn hay rượu uống. Người ta ước tính, sau khi đưa vào cơ thể chưa đầy 10 phút vàng đã được hấp thụ và tiêu hóa hết.
Trên mạng cũng cho biết vàng để chế biến món ăn và vàng sử dụng làm trang sức không hề giống nhau. Vàng dùng để chế biến món ăn là vàng thật 100% tinh khiết về bản chất nên chúng an toàn khi ăn. Đồng thời xét về mặt sinh học, vàng có tính “trơ” dễ dàng đi qua đường tiêu hóa mà không bị hấp thu. Tuy nhiên, đầu bếp cần đảm bảo vàng đủ độ tinh khiết mới được sử dụng khi làm bánh. Loại vàng 22 – 24 carat và không lẫn tạp chất là phù hợp nhất.
Còn vị của nó thì sao? Chua, cay, mặn, ngọt, hay umami – Đâu là hương vị của vàng dát? Sự thật là vàng chẳng có vị gì cả, thậm chí còn không có mùi hương. Chúng chỉ khiến món ăn thêm phần “lấp lánh” và giá trị hơn. Đó chính là lý do nhiều đầu bếp sử dụng chúng để tăng thêm phần bắt mắt cho món bánh.
Một chuyên gia ngành hóa học cũng chia sẻ, vàng dát vào đồ ăn thường được tán rất nhỏ và mỏng, về mặt cơ học sẽ không ảnh hưởng gì đến các cơ quan nội tạng. Về mặt hóa học, vàng cũng không độc hại mà còn có tính diệt khuẩn rất tốt. Nhưng không phải vì thế mà chúng ta tùy tiện sử dụng. Khi dùng các tinh thể vàng có khả năng kết hợp với protein trong hệ miễn dịch gây ra 2 hiệu ứng sau:
a) Khiến cho hệ miễn dịch nặng hơn, đồng thời làm thay đổi cấu trúc của protein. Hệ miễn dịch khi đó sẽ xem những protein như tác nhân ngoại xâm, gây dị ứng, khiến cơ thể mẩn ngứa, kích ứng, thậm chí là khó thở.
b) Ngoài ra nếu ăn phải vàng kém chất lượng thì thực sự tai hại. Vì một số lượng muối của vàng chứa các chất cực độc, có thể gây chết người nếu tích tụ liều lượng đủ lớn. Do đó, bạn nên cân nhắc trước khi có ý định thử một món ăn dát vàng.
Mặc dù vàng không bổ sung thêm bất kỳ hương vị cho món ăn, nhưng các đầu bếp vẫn chọn lựa sử dụng để làm cho món ăn trở nên đặc sắc hơn. Bởi đầu bếp hiểu rằng, vàng không chỉ trang trí, mà còn làm tăng trải nghiệm của khách hàng để họ được thưởng thức những chiếc bánh sang trọng.
Đồng thời đây cũng là cách để nâng tầm vị thế nhà hàng, khách sạn trong trải nghiệm của khách hàng. Quan trọng hơn là giữ chân khách hàng và lưu trong tâm trí họ bạn như một thương hiệu chuyên nghiệp, tinh tế và sang trọng. Từ đó, thực khách sẽ sẵn lòng chi với giá cao hơn để thưởng thức các món ăn có dát vàng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét