Đường sắt Cát Linh – Hà Đông: Còn nhiều câu hỏi cần trả lời
(BBC) 09/11/2021 — Mặc dù tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông đang khai trương khá ‘rầm rộ để thu hút quan tâm dư luận, vẫn còn nhiều câu hỏi mà các ngành hữu quan phải trả lời, cũng như có những ‘rủi ro’ tiềm tàng mà người dân Hà Nội cần biết để đề phòng, ý kiến từ giới quan sát tại Việt Nam nói với BBC News Tiếng Việt.Một gia đình đi trên chuyến tàu điện ngầm đô thị đầu tiên của thành phố Hà Nội dọc theo tuyến Cát Linh-Hà Đông trong ngày đầu tiên hoạt động vào ngày 6/11/2021
Hôm thứ Hai, 08/11/2021, từ Hà Nội, Giáo sư Nguyễn Đình Cống, người có nhiều năm từng nghiên cứu và giảng dạy tại Đại học Xây dựng, trước hết chia sẻ với BBC cảm nghĩ của mình sau khi tuyến đường sắt được khai trương khá quy mô trong những ngày đầu đi vào khai thác, sử dụng.
“Tôi chắc rằng tuyến đường sắt này cũng tới lúc phải đi vào hoạt động thôi, tại vì nó đã được xây dựng một chục năm nay rồi, sau khi đã đội vốn lên rất cao, kéo dài quá lâu, thì cuối cùng người ta cũng phải tìm cách để cho nó đi vào hoạt động, còn việc quảng cáo rầm rộ như bất cứ dự án nào khác khi khai trương, qua đó thu hút được một bộ phận người dân ban đầu háo hức đến thử, làm quen, thì cũng là bình thường thôi, không có gì là lạ.
“Ở các nước khác, người ta xây dựng với chất lượng tốt hơn nhiều và thời gian, tiến độ thi công, các chỉ số kinh tế, kỹ thuật v.v… được giám sát, đảm bảo kỷ luật, chặt chẽ, công khai từ đầu đến cuối tốt hơn nhiều, vừa hiệu quả vừa không tốn kém, không mất quá nhiều thời gian.
“Có câu hỏi đặt ra về việc tuyến đường sắt này và hỏi rằng chắc nó sẽ giảm áp lực giao thông đô thị, đi lại của người dân ở thủ đô Hà Nội, tôi thì nghĩ thế này, nếu nghiên cứu kỹ thì không hẳn như thế, thực ra áp lực giao thông của Hà Nội cũng rất lớn, nhưng tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông này chưa chắc đã là câu trả lời hiệu quả.
“Tôi dự kiến rằng hiệu suất của nó sẽ rất thấp, không giải quyết được những khó khăn của giao thông của Hà Nội, tại vì việc sử dụng của nó tương đối khó, mấy hôm đầu tiên thì người ta háo hức, người ta tập trung đi để thử xem nó thế nào thôi, nhưng về lâu dài, tôi cho rằng hiệu quả của nó sẽ không lớn.
“Một trong những căn cứ để tiên lượng như vậy là vì sự sử dụng đường sắt trên cao kiểu này tương đối phức tạp, người dân Hà Nội quen sử dụng xe máy, quen đi xe bus, rồi đi taxi, bây giờ để đi hay là sử dụng đường sắt này, để tới các ga, người ta phải đi bộ nhiều, rồi phải trèo lên, trèo xuống, vấn đề thói quen sử dụng là một trong các yếu tố, cứ để sử dụng và thực tế sẽ trả lời.
“Thay đổi thói quen của người sử dụng phương tiện giao thông như với người dân ở Hà Nội không phải ngày một, ngày hai mà được và đây cũng chỉ là một tuyến thôi, còn có một số tuyến khác nữa người ta cũng đang tiến hành.
“Điều tôi muốn nói là cần rút kinh nghiệm, vì tính hiệu suất và hiệu quả phải tính cả từ đầu khi công trình được thi công, được quản lý, nếu để đội giá, nâng giá, kéo dài như tuyến Cát Linh – Hà Đông, thì hiệu suất của nó đã bị ảnh hưởng, hạn chế ngay từ đầu rồi, nhất là khi nó được thiết kế từ 10 năm trước, mãi mười năm sau mới đưa vào sử dụng, trong khi về quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội, dân số v.v… của đô thị tại Hà Nội đã có những sự thay đổi, biến đổi không nhỏ.
‘Tại Trung Quốc sẽ bị xử nghiêm ngay’
Hôm thứ Hai, 08/11/2021, từ Hà Nội, Giáo sư Nguyễn Đình Cống, người có nhiều năm từng nghiên cứu và giảng dạy tại Đại học Xây dựng, trước hết chia sẻ với BBC cảm nghĩ của mình sau khi tuyến đường sắt được khai trương khá quy mô trong những ngày đầu đi vào khai thác, sử dụng.
“Tôi chắc rằng tuyến đường sắt này cũng tới lúc phải đi vào hoạt động thôi, tại vì nó đã được xây dựng một chục năm nay rồi, sau khi đã đội vốn lên rất cao, kéo dài quá lâu, thì cuối cùng người ta cũng phải tìm cách để cho nó đi vào hoạt động, còn việc quảng cáo rầm rộ như bất cứ dự án nào khác khi khai trương, qua đó thu hút được một bộ phận người dân ban đầu háo hức đến thử, làm quen, thì cũng là bình thường thôi, không có gì là lạ.
“Ở các nước khác, người ta xây dựng với chất lượng tốt hơn nhiều và thời gian, tiến độ thi công, các chỉ số kinh tế, kỹ thuật v.v… được giám sát, đảm bảo kỷ luật, chặt chẽ, công khai từ đầu đến cuối tốt hơn nhiều, vừa hiệu quả vừa không tốn kém, không mất quá nhiều thời gian.
“Có câu hỏi đặt ra về việc tuyến đường sắt này và hỏi rằng chắc nó sẽ giảm áp lực giao thông đô thị, đi lại của người dân ở thủ đô Hà Nội, tôi thì nghĩ thế này, nếu nghiên cứu kỹ thì không hẳn như thế, thực ra áp lực giao thông của Hà Nội cũng rất lớn, nhưng tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông này chưa chắc đã là câu trả lời hiệu quả.
“Tôi dự kiến rằng hiệu suất của nó sẽ rất thấp, không giải quyết được những khó khăn của giao thông của Hà Nội, tại vì việc sử dụng của nó tương đối khó, mấy hôm đầu tiên thì người ta háo hức, người ta tập trung đi để thử xem nó thế nào thôi, nhưng về lâu dài, tôi cho rằng hiệu quả của nó sẽ không lớn.
“Một trong những căn cứ để tiên lượng như vậy là vì sự sử dụng đường sắt trên cao kiểu này tương đối phức tạp, người dân Hà Nội quen sử dụng xe máy, quen đi xe bus, rồi đi taxi, bây giờ để đi hay là sử dụng đường sắt này, để tới các ga, người ta phải đi bộ nhiều, rồi phải trèo lên, trèo xuống, vấn đề thói quen sử dụng là một trong các yếu tố, cứ để sử dụng và thực tế sẽ trả lời.
“Thay đổi thói quen của người sử dụng phương tiện giao thông như với người dân ở Hà Nội không phải ngày một, ngày hai mà được và đây cũng chỉ là một tuyến thôi, còn có một số tuyến khác nữa người ta cũng đang tiến hành.
“Điều tôi muốn nói là cần rút kinh nghiệm, vì tính hiệu suất và hiệu quả phải tính cả từ đầu khi công trình được thi công, được quản lý, nếu để đội giá, nâng giá, kéo dài như tuyến Cát Linh – Hà Đông, thì hiệu suất của nó đã bị ảnh hưởng, hạn chế ngay từ đầu rồi, nhất là khi nó được thiết kế từ 10 năm trước, mãi mười năm sau mới đưa vào sử dụng, trong khi về quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội, dân số v.v… của đô thị tại Hà Nội đã có những sự thay đổi, biến đổi không nhỏ.
‘Tại Trung Quốc sẽ bị xử nghiêm ngay’
Dự án tuyến đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông triển khai thi công từ năm 2011, với nhà thầu Trung Quốc được giao thi công qua 10 năm.
Cũng từ Hà Nội, nhà nghiên cứu Trung Quốc học Ngô Tuyết Lan đưa ra bình luận:
“Tôi cũng thấy rằng dự án này có quá nhiều điểu phải rút kinh nghiệm và có quá nhiều câu hỏi đặt ra, để rút kinh nghiệm cho các dự án giao thông công cộng và giao thông đô thị ở Hà Nội, cũng như các nơi khác trong cả nước, trong tương lai.
“Một số câu hỏi tôi thấy phải được trả lời qua dự án này là tại sao lại để kéo dài gây tốn kém như vậy, tại sao lại chọn nhà thầu Trung Quốc đó để thi công, một vấn đề khác là trách nhiệm thuộc về ai, lấy tiền nào để bù đắp những phí tổn phát sinh cho những đội vốn, trễ hẹn, thiếu hiệu quả đó, rồi những chi phí cơ hội khác?
“Phải làm rõ việc kéo dài đó là do lỗi của nhà thầu hay lỗi của các cơ quan hữu quan của Việt Nam? Tôi chỉ xin đặt câu hỏi nếu đó là lỗi của nhà thầu, thì tại sao lại chọn họ, ai chọn họ? Quá trình đấu thầu đã diễn ra như thế nào? Có thể làm khác đi từ đầu để công khai quá trình đấu thầu, chọn thầu để được hiệu quả hơn hay không?
“Ở đây với câu hỏi tại sao chọn nhà thầu này, tôi thấy rằng dự án này vay tiền của Trung Quốc, nếu việc đội vốn, kéo dài, lỡ hẹn các hạn cuối (dead-line) nhiều lần diễn ra như thế, thì trách nhiệm của nhà thầu này thế nào, cụ thể trong đó là trách nhiệm kinh tế, tiền phạt. Còn nếu đó không phải là trách nhiệm của nhà thầu, mà là trách nhiệm của các cơ quan hữu quan, thì ai, cá nhân nào đứng ra chịu trách nhiệm? Giải quyết vấn đề đó như thế nào? Bao giờ công khai giải quyết, để các dự án sau và khác có thể tránh được.
“Tôi được biết, ngay ở Trung Quốc lâu nay người ta vẫn tiếp tục ‘đả hổ, diệt ruồi’, những dự án có những vấn đề lùm xùm đội vốn mà gây ảnh hưởng đến kinh tế đất nước, hay địa phương như thế này, thì các cá nhân, tổ chức, quan chức hữu trách sẽ bị điều tra, nếu có sai trái, sẽ bị phạt ngay, thậm chí có thể có người mất chức, ra tòa, thậm chí đi tù. Điều đó là rất rõ ràng và rất nghiêm ngay ở Trung Quốc.
Cũng từ Hà Nội, nhà nghiên cứu Trung Quốc học Ngô Tuyết Lan đưa ra bình luận:
“Tôi cũng thấy rằng dự án này có quá nhiều điểu phải rút kinh nghiệm và có quá nhiều câu hỏi đặt ra, để rút kinh nghiệm cho các dự án giao thông công cộng và giao thông đô thị ở Hà Nội, cũng như các nơi khác trong cả nước, trong tương lai.
“Một số câu hỏi tôi thấy phải được trả lời qua dự án này là tại sao lại để kéo dài gây tốn kém như vậy, tại sao lại chọn nhà thầu Trung Quốc đó để thi công, một vấn đề khác là trách nhiệm thuộc về ai, lấy tiền nào để bù đắp những phí tổn phát sinh cho những đội vốn, trễ hẹn, thiếu hiệu quả đó, rồi những chi phí cơ hội khác?
“Phải làm rõ việc kéo dài đó là do lỗi của nhà thầu hay lỗi của các cơ quan hữu quan của Việt Nam? Tôi chỉ xin đặt câu hỏi nếu đó là lỗi của nhà thầu, thì tại sao lại chọn họ, ai chọn họ? Quá trình đấu thầu đã diễn ra như thế nào? Có thể làm khác đi từ đầu để công khai quá trình đấu thầu, chọn thầu để được hiệu quả hơn hay không?
“Ở đây với câu hỏi tại sao chọn nhà thầu này, tôi thấy rằng dự án này vay tiền của Trung Quốc, nếu việc đội vốn, kéo dài, lỡ hẹn các hạn cuối (dead-line) nhiều lần diễn ra như thế, thì trách nhiệm của nhà thầu này thế nào, cụ thể trong đó là trách nhiệm kinh tế, tiền phạt. Còn nếu đó không phải là trách nhiệm của nhà thầu, mà là trách nhiệm của các cơ quan hữu quan, thì ai, cá nhân nào đứng ra chịu trách nhiệm? Giải quyết vấn đề đó như thế nào? Bao giờ công khai giải quyết, để các dự án sau và khác có thể tránh được.
“Tôi được biết, ngay ở Trung Quốc lâu nay người ta vẫn tiếp tục ‘đả hổ, diệt ruồi’, những dự án có những vấn đề lùm xùm đội vốn mà gây ảnh hưởng đến kinh tế đất nước, hay địa phương như thế này, thì các cá nhân, tổ chức, quan chức hữu trách sẽ bị điều tra, nếu có sai trái, sẽ bị phạt ngay, thậm chí có thể có người mất chức, ra tòa, thậm chí đi tù. Điều đó là rất rõ ràng và rất nghiêm ngay ở Trung Quốc.
Người dân xếp hàng dài để đi thử tuyến Cát Linh – Hà Đông trong ngày đầu tiên tuyến đường sắt trên cao này đi vào hoạt động tại Hà Nội ngày 6/11/2021.
“Và theo như tôi chứng kiến, ngay tại Bắc Kinh chẳng hạn, những công trình cơ sở hạ tầng như xây dựng đường phố, hay các tuyến tàu như thế này được thi công rất là nhanh, thậm chí có công trình họ có thể dứt điểm trong vài tháng.
“Và nếu những quan chức tham gia vào những dự án đó mà làm cho dự án đó bị đội vốn cũng như là bị hỏng hóc, trễ hẹn nghiêm trọng, hoặc thậm chí là gây tan nạn thì sẽ bị xử phạt nghiêm, mất chức, hoặc bị xử lý theo pháp luật, ra tòa v.v…
“Nếu kéo dài dự án do kỹ thuật, thì những người làm kỹ thuật phải chịu trách nhiệm, nếu đội vốn mà do trong quá trình đấu thầu có sự khuất tất, gây ra những vấn đề vi phạm pháp luật về tài chính, về vốn, thì sẽ bị xử lý pháp luật, thậm chí nếu thấy có tham nhũng, hối lội thì sẽ xử ngay và rất nghiêm.”
“Nhân đây, tôi muốn lưu ý thêm là nhiều nhà thầu Trung Quốc không chỉ sử dụng tiếp cận chào giá đấu thầu thấp, rồi nâng lên dần dần trong quá trình thi công về sau, mà họ còn có thể gài các điều khoản điều kiện trong hợp đồng, để phía Trung Quốc cũng là người độc quyền về duy tu, bảo trì, thay thế, sửa chữa, cung cấp thiết bị thay thế v.v… và khi đó họ kiểm nắm quyền kiểm soát sau khi công trình đi vào vận hành sử dụng, và giá cả, chi phí sẽ còn có thể bị tăng lên cao, tốn kém có thể còn nhiều và thậm chí rất nhiều so với làm việc với những nhà thầu khác, trên cơ sở đấu thầu, lựa chọn nhà thầu công khai hợp lý, minh bạch, hợp lý, hợp luật và hiệu quả, mà không chỉ thiên về giao thầu cho ai chào giá thấp nhất lúc đầu như thế,” bà Ngô Tuyết Lan nói.
“Và theo như tôi chứng kiến, ngay tại Bắc Kinh chẳng hạn, những công trình cơ sở hạ tầng như xây dựng đường phố, hay các tuyến tàu như thế này được thi công rất là nhanh, thậm chí có công trình họ có thể dứt điểm trong vài tháng.
“Và nếu những quan chức tham gia vào những dự án đó mà làm cho dự án đó bị đội vốn cũng như là bị hỏng hóc, trễ hẹn nghiêm trọng, hoặc thậm chí là gây tan nạn thì sẽ bị xử phạt nghiêm, mất chức, hoặc bị xử lý theo pháp luật, ra tòa v.v…
“Nếu kéo dài dự án do kỹ thuật, thì những người làm kỹ thuật phải chịu trách nhiệm, nếu đội vốn mà do trong quá trình đấu thầu có sự khuất tất, gây ra những vấn đề vi phạm pháp luật về tài chính, về vốn, thì sẽ bị xử lý pháp luật, thậm chí nếu thấy có tham nhũng, hối lội thì sẽ xử ngay và rất nghiêm.”
“Nhân đây, tôi muốn lưu ý thêm là nhiều nhà thầu Trung Quốc không chỉ sử dụng tiếp cận chào giá đấu thầu thấp, rồi nâng lên dần dần trong quá trình thi công về sau, mà họ còn có thể gài các điều khoản điều kiện trong hợp đồng, để phía Trung Quốc cũng là người độc quyền về duy tu, bảo trì, thay thế, sửa chữa, cung cấp thiết bị thay thế v.v… và khi đó họ kiểm nắm quyền kiểm soát sau khi công trình đi vào vận hành sử dụng, và giá cả, chi phí sẽ còn có thể bị tăng lên cao, tốn kém có thể còn nhiều và thậm chí rất nhiều so với làm việc với những nhà thầu khác, trên cơ sở đấu thầu, lựa chọn nhà thầu công khai hợp lý, minh bạch, hợp lý, hợp luật và hiệu quả, mà không chỉ thiên về giao thầu cho ai chào giá thấp nhất lúc đầu như thế,” bà Ngô Tuyết Lan nói.
Tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông trong một lần vận hành thử từ trước
Cũng từ Hà Nội, ông Nguyễn Đình Cống nói thêm:
“Tôi cho rằng tới đây không thể tùy tiện được, cần để ý tới cách làm, thủ đoạn của một số nhà thầu, trong đó họ có thể chính là bên gây ra vấn đề cho giới chức, đối tác Việt Nam, khi họ không chỉ chào giá thầu thấp, mà sau đó bù lại bằng việc tăng giá, đội giá thi công v.v…, mà còn có thể để đạt được hợp đồng và thực hiện các thủ đoạn trước, trong và sau trúng thầu, thi công thủ lợi đó, có thể dùng các thủ đoạn mua chuộc, hối lộ các bên Việt Nam, trong đó có các rủi ro về pháp luật, lao lý cho chủ công trình, nhà quản lý, giới chức có thẩm quyền của Việt Nam, nếu bị điều tra và phát hiện có các vấn đề trao nhận, lại quả, thông đồng đó v.v..
“Mặt khác một điểm không thể tùy tiện nữa tới đây, như với tuyến Cát Linh – Hà Đông này là dù thế nào không thể tùy tiện nâng giá vé lên, để bù các loại chi phí do các sai lầm quản lý gây ra, rồi bắt người dân, ép buộc người dân mua vé tàu phải gánh chịu,” Giáo sư Nguyễn Đình Cống nói với BBC trên quan điểm riêng hôm thứ Hai.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-59209872?at_medium=RSS&at_campaign=KARANGA
Cái ngu bệnh hoạn của Nguyên Cống Rãnh và đồng bọn:
Trả lờiXóaỈa chảy hay táo bón đều là tại Đảng và Nhà Nước" đó là lý lẽ của các nhà dân chủ cuội, bất kể là việc con trâu nó có sừng hay việc con voi nó có vòi thì họ đều quy cho trách nhiệm thuộc về đảng và nhà nước...