Từ "nhân văn" đến "mềm mại"...
Bên Đảng của bác Trọng rất thích dùng từ "nhân văn", "đánh chuột không được làm vỡ bình"... nên tội theo luật đáng tử hình 5 lần nhưng chỉ kết án 14 năm tù rồi ngồi tù 6-7 năm là ra.Bên Chính phủ của 3 đời Thủ tướng gần đây thì rất thích từ "linh hoạt", nên chính sách sáng đúng, chiều sai, sáng mai lại có chính sách mới...
Không chịu thua kém, ngành giao thông từ thời các Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng và Đinh La Thăng đến nay đều tôn thờ cụm từ "đường cong mềm mại". Có thể thấy đường uốn khúc có ở khắp nơi, từ đường làng ngõ xóm cho tới đường cao tốc quốc gia, từ đường bộ, đường sắt... cho tới đường không và nay là đường sắt trên cao.
Đoạn đường sắt trong ảnh của đường sắt trên cao đầu tiên vừa được khánh thành đưa vào sử dụng là một ví dụ. Tôi tin chắc khi đến khúc cua "mềm mại" này, tốc độ cao nhất của đoàn tàu chỉ được 5 đến 10 km/h là cùng chứ không thể đến 30 km/h như mong muốn hay 80 km/h như thiết kế ! Quả thật đã từng đi tàu điện ngầm và đường sắt trên cao ở hơn chục nước trên thế giới nhưng tôi chưa thấy có đoạn đường nào "mềm mại" đến cỡ này.
Dư luận đồn "nhân văn", "linh hoạt", "mềm mại"... là để né tránh không đụng chạm đến lợi ích của những nhân vật quan trọng nào đó. Chẳng lẽ ở khúc cua "mềm mại" này có dinh thự của một ông quan lớn nên đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông phải né tránh đi vòng ?
Nếu tôi là ông quan đó thì tôi chẳng dại gì sống tiếp ở đây vì tai bay vạ gió có thể đổ sập vào nhà bất cứ lúc nào.
Ai có thể khẳng định không có ngày có một bác lái tàu vô tình quên giảm tốc độ khi lướt gió đến đây cơ chứ ?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét