Đại dịch của những ‘người ĐÃ được tiêm chủng’
Vào tháng 9, “đại dịch của người chưa được tiêm chủng” đã trở thành một thuật ngữ để gọi những người từ chối tiêm vắc xin COVID-19. Một số người cho rằng những người chưa tiêm đã làm thất bại việc chấm dứt lây truyền bệnh và đại dịch. Nhưng bây giờ chúng ta đang ở trong tháng 11, và thuật ngữ cũ nên đổi thành là “đại dịch của người đã được tiêm chủng”.Singapore là một trong những quốc gia được tiêm chủng nhiều nhất trên trái đất, với 85% dân số được tiêm chủng đầy đủ. Nhưng Singapore đang có tỷ lệ lây nhiễm bệnh tăng vọt - gần gấp bốn lần so với tỷ lệ ở mức cao nhất trước khi tiêm chủng. Tỷ lệ tử vong cũng tăng vọt, gấp 12 lần tỷ lệ trước khi tiêm chủng. Sáu tháng trước, thang điểm Xếp hạng khả năng phục hồi Covid của Bloomberg đã coi Singapore là “nơi tốt nhất thế giới trong thời gian diễn ra Covid”. Ngày nay, sau khi được tiêm chủng cao, Singapore đứng thứ 39, thứ hạng thấp nhất từ trước đến nay.
Ireland thậm chí còn được tiêm chủng nhiều hơn — 92% người lớn và 89% những người trên 12 tuổi đã tiêm hai mũi, khiến nước này trở thành khu vực có tỷ lệ tiêm chủng cao nhất của Liên minh Châu Âu. Tuy nhiên, mặc dù số lượng người được tiêm chủng tăng gấp đôi, nhưng các ca lây nhiễm bệnh vẫn đang gia tăng ở Ireland, với tỷ lệ cao nhất mà nước này từng trải qua kể từ tháng Ba.
Tại Ireland, thành phố Waterford, nơi có 99,7% người được tiêm chủng đầy đủ trên 18 tuổi, có tỷ lệ lây nhiễm bệnh cao nhất Ireland. Khu vực Waterford, nơi trước đây từng là một trong những nơi có tỷ lệ lây nhiễm bệnh thấp nhất Ireland, nay trở thành một trong những khu vực cao nhất. Khả năng miễn dịch cộng đồng dựa trên tiêm chủng không chỉ không ngăn chặn được sự lây lan mà còn không ngăn chặn được những hậu quả nghiêm trọng: Trong số 474 ca tử vong do COVID-19 của Ireland từ tháng 4 đến tháng 10, 44% đã được tiêm chủng đầy đủ.
Iceland, nước láng giềng phía bắc của Ireland, tuyên bố chiến thắng đại dịch và dỡ bỏ tất cả các hạn chế trong nước vào cuối tháng 6 khi 88% dân số trên 16 tuổi của nước này nhận một hoặc hai liều tiêm chủng. Bắt đầu từ tháng 7, họ đã bước vào giai đoạn của đợt lây nhiễm kéo dài nhất và dữ dội nhất — một đợt giảm lây nhiễm vào tháng 9 chỉ để lại tăng trở lại. Nhà dịch tễ học chính của Iceland, lưu ý rằng các ca nhiễm COVID-19 đang gia tăng theo cấp số nhân ở Iceland cũng như các quốc gia châu Âu khác, hiện ông tin rằng “việc tiêm chủng rộng rãi… dường như không đủ để ngăn chặn làn sóng hiện tại cũng như ngăn chặn việc nhập viện của những người bị bệnh nặng”.
New Zealand, nơi 89% đã nhận được ít nhất một liều và 77% được tiêm chủng đầy đủ, đang ở giữa thời kỳ gia tăng các ca lây bệnh nhiễm bệnh lớn nhất cùng lúc với việc tiêm chủng tăng tốc. Úc đang trải qua một sự gia tăng thậm chí còn lớn hơn, gấp hơn bốn lần tỷ lệ lây nhiễm bệnh trước khi tiêm chủng.
Nước Anh, quốc gia có hồ sơ lưu trữ về đại dịch tốt nhất thế giới, cho thấy chi tiết hơn về mức độ lây lan bệnh dịch của những người đã được tiêm chủng. Như đã thấy trong báo cáo giám sát vắc xin COVID-19 gần đây nhất của Anh (pdf) trong thời gian bốn tuần tính đến ngày 31 tháng 10, những người được tiêm chủng có tỷ lệ lây nhiễm bệnh cao hơn nhiều so với những người không được tiêm chủng. Ví dụ, những người ở độ tuổi 40, những người đã được tiêm chủng có tỷ lệ nhiễm cao gấp đôi — 2.125 trường hợp nhiễm COVID-19 trên 100.000 dân được tiêm chủng hai liều so với 933 trường hợp trên 100.000 ở những người không được tiêm chủng. Tỷ lệ này cũng tương tự đối với những người ở độ tuổi 50, 60 và 70. Những người ở độ tuổi 30 và trên 80 cũng có tỷ lệ lây nhiễm cao hơn nếu họ được tiêm hai liều, nhưng ít hơn tỷ lệ hai lần.
Tỷ lệ nhiễm trùng rất cao của Anh đã xảy ra mặc dù dân số được tiêm phòng cao — những người trên 60 tuổi đều được tiêm 2 liều vắc xin đạt 90% trở lên, những người ở độ tuổi 50 được tiêm hai liều vắc xin đạt 85% và những nhóm còn lại cũng ở mức xấp xỉ.
Tiêm chủng không chỉ không ngăn chặn được đại dịch ở các quốc gia được tiêm chủng cao nhất, mà còn thất bại trên diện rộng.
"Sự gia tăng COVID-19 không liên quan đến mức độ tiêm chủng trên 68 quốc gia và 2.947 quận ở Hoa Kỳ", là tiêu đề của một nghiên cứu do một nhà nghiên cứu Harvard đồng tác giả và được xuất bản trên Tạp chí Dịch tễ học Châu Âu, cho thấy rằng, nếu có, tiêm chủng dẫn đến kết quả ngược lại với kết quả dự kiến: “Các quốc gia có tỷ lệ dân số được tiêm chủng đầy đủ cao hơn có tỷ lệ mắc COVID-19 trên một triệu dân cao hơn”.
Hiện nay hầu hết các nước ở phương Tây đều đã đạt được tỷ lệ tiêm chủng cao, nhưng họ cũng đang chịu áp lực về các ca lây nhiễm bệnh cao.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét