Thứ Hai, 20 tháng 2, 2017

Chính phủ VN "máu" sự tởm lợm mang tên ODA

CÁI BẪY ODA!
Đáng sợ là chính phủ Việt Nam có vẻ vẫn "máu" ODA và hình như càng vay được nhiều ODA càng tốt. Trong các chuyến thăm viếng của lãnh đạo cấp cao tới các nước phát triển, bao giờ cũng "đề nghị tiếp tục ưu tiên vốn vay ODA cho VN...". Dự án tàu điện trên cao Cát Linh - Hà Đông là một minh chứng rõ nét nhất cho sự tởm lợm mang tên ODA. Nếu chúng ta không muốn làm những con bạc khát nước, phải bán sạch cửa nhà trả nợ khiến con cháu đứng đường thì cần phải lên tiếng. Cần một chính phủ không những "kiến tạo, hành động" mà còn cần một chính phủ "thông minh" nữa!

Dự án 
tàu điện trên cao Cát Linh - Hà Đông là một minh 
chứng rõ nét nhất cho sự tởm lợm mang tên ODA.
Thường khi thua, các con bạc đánh rất to, thậm chí xuống tất tay để gỡ gạc lại. Trong các sới chuyên nghiệp, khi các con bạc đã trắng tay thì chủ sới luôn sẵn sàng bơm thêm tiền để con bạc đánh tiếp. Biết là vay với lãi suất cắt cổ nhưng vì đã "khát nước" và cần vốn để chơi, tìm cơ hội gỡ nên các con bạc vẫn phải vay, càng vay đánh càng "khát nước" và càng "khát nước" thì đánh càng thua. Phần lớn tiền vay cuối cùng cũng ở lại sới và các con bạc thường trắng tay khi ra về.

Giới "xã hội" có một quy luật riêng. Tuy chỉ cần ký vào tờ giấy vay theo kiểu tín chấp nhưng không thể không trả, chỉ có 2 cách, một là bán sạch cửa nhà để trả, hai là tự tử.

Các nước tham nhũng và nghèo đói cũng cần tiền hệt như những con bạc đang cơn "khát nước" cần vốn để tìm cơ hội gỡ trong sới bạc. Họ cần tiền để chi tiêu, để trả nợ, để đầu tư hạ tầng và trả lương cho bộ máy. Trong trường hợp này, những nước tư bản giàu có lại sắm vai chủ sới bạc. Họ sẵn sàng bơm tiền cho vay với những cái tên gọi mỹ miều như "viện trợ" hay "hỗ trợ phát triển"....

Aucun texte alternatif disponible.

ODA (Official Development Assistance) dịch ra là Hỗ trợ phát triển chính thức. Nghe có vẻ hấp dẫn nhưng thực chất những khoản vốn ODA đều như một cục xương với đủ mọi thứ điều kiện ràng buộc. Tiền cuối cùng lại chảy ngược lại các nước cho vay giống hệt bọn chủ sới cho con bạc vay tiền.

Trước đây người Nhật đã phải vay ODA của Mỹ và các nước Châu Âu nên họ hiểu thấu đến tận tâm can cái vị đắng của khoản vay này. Người Nhật đủ khôn nên họ thoát ODA rất nhanh và giờ họ sắm vai kẻ cho vay cũng vì thế. (Khi nước Nhật còn đi vay ODA, các quan chức đi công tác không được phép ngủ khách sạn quá 3 sao và bắt buộc phải đi máy bay giá rẻ hoặc hạng phổ thông. Đơn giản họ nghĩ rằng đất nước đang phải đi vay thì dù quan chức cỡ nào cũng cần phải tiết kiệm). Hiện nay, nhiều nước tuy còn khó khăn nhưng đã kiên quyết không vay ODA, họ chấp nhận vay các khoản vay thương mại, tuy lãi suất cao hơn nhưng họ lại được tự quyết và không bị ràng buộc bởi các điều kiện bất lợi.

Đáng sợ là chính phủ Việt Nam có vẻ vẫn "máu" ODA và hình như càng vay được nhiều ODA càng tốt. Trong các chuyến thăm viếng của lãnh đạo cấp cao tới các nước phát triển, bao giờ cũng "đề nghị tiếp tục ưu tiên vốn vay ODA cho VN...". Dự án tàu điện trên cao Cát Linh - Hà Đông là một minh chứng rõ nét nhất cho sự tởm lợm mang tên ODA. Vì thế nhận thức đúng và đánh giá toàn diện về ODA để có một quyết sách đúng đắn là điều rất cần thiết lúc này. Chính phủ không hiểu đã có lộ trình để giảm dần và tiến tới nói không với ODA chưa? Chưa thấy bất cứ động thái nào nói lên điều đó.

Nếu chúng ta không muốn làm những con bạc khát nước, phải bán sạch cửa nhà trả nợ khiến con cháu đứng đường thì cần phải lên tiếng.
Cần một chính phủ không những "kiến tạo, hành động" mà còn cần một chính phủ "thông minh" nữa!
Ls Nguyễn Danh Huế
Khanh Nguyen

Nếu tiếp tục không nhìn ra cái bẫy ODA, " không có thất bại chỉ thấy thành công và may mắn" thì cái họa mất nước đã rõ ràng trước mắt rồi! Có ai biết ODA của TQ rót vào VN là bao nhiêu ko ạ?


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét