Chủ Nhật, 18 tháng 1, 2015

Khâm phục Trung Quốc: Tham vọng thâu tóm Mỹ Latinh

Khâm phục dân tộc và tầng lớp lãnh đạo Trung Quốc. Họ có rất nhiều người thực sự làm việc vì lợi ích của đất nước, của cộng đồng, của người dân. Càng lên làm lãnh đạo cấp cao, họ càng tâm huyết làm việc vì nước,  vì dân. Nhờ vậy đất nước Trung Quốc đã phát triển rất nhanh trong suốt 35 năm qua (1978-2014); cộng đồng dân Trung Quốc ở đâu cũng đoàn kết, kể cả ở các nước tự do như Mỹ, Pháp, Thụy Sĩ..., vì họ có lòng tin ở người cầm trịch. Đừng tin những thông tin xuyên tạc, nói xấu về Trung Quốc trên phương tiện truyền thông ở các nước phương Tây kiểu như đánh giá của tổ chức American Enterprise Institute trong bài này.
Trung Quốc tham vọng thâu tóm Mỹ Latinh
Trong giao dịch với Trung Quốc, kiến cũng có thể trở thành voi, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến số liệu. Mới đây, Trung Quốc vừa công bố một khoản đầu tư khủng 250 tỷ USD vào Nam Mỹ. Đằng sau con số khủng này, không những có rất nhiều vấn đề chưa được sáng tỏ, mà nó còn cho thấy những kết luận vội vàng và đơn giản là không đúng sự thực sau khi thẩm tra sâu sát.

Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro (phải) sánh bước cùng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong khi cùng nhau duyệt đội lễ nghinh tiếp tại Đại Lễ Đường Nhân Dân ở Bắc Kinh, ngày 7 tháng 1 năm 2015 (Andy Wong/ Getty Image)



Đương nhiên, 250 tỷ USD là một con số khá lớn, nhưng hầu hết được phân bổ dưới hình thức vốn vay và đầu tư cơ sở hạ tầng trải dài trong suốt 10 năm. Như vậy, điều đáng nói là chúng ta chỉ còn lại 25 tỷ USD/năm cho toàn châu lục nơi có chỉ số GDP năm 2013 là 5.7 nghìn tỷ USD, bao gồm cả vùng Caribe.

Trung Quốc biết rằng họ cần đa dạng hóa cho nguồn thu khổng lồ này và đang nắm bắt mọi cơ hội đầu tư.

Một điểm nữa, tuy không nêu ra sớm những cũng vẫn quan trọng, đó là 25 tỷ USD này chỉ bằng 0.6% tổng dự trữ ngoại hối của Trung Quốc, một con số quá khiêm tốn, chẳng thấm tháp gì so với khoản lợi tức mà họ thu được từ nguồn dự trữ ngoại tệ 1000 tỷ USD. Trung Quốc biết rằng họ cần đa dạng hóa nguồn thu khổng lồ này và tận dụng mọi cơ hội đầu tư.

Khi so sánh tương quan mức đầu tư giữa các quốc gia, thông tin quan trọng cho thấy Mỹ đã đầu tư đơn lẻ 22.6 tỷ USD vào Nam Mỹ dưới hình thức đầu tư nước ngoài trực tiếp, chưa kể các khoản vay chính thức.


Các quốc gia sắp vỡ nợ

Không nghi ngờ gì khi cho rằng khu vực đầu tư công của các nước xã hội chủ nghĩa Nam Mỹ luôn cần tiền tươi thóc thật.

Sau khi các nền kinh tế Nam Mỹ bị suy thoái bởi quốc hữu hóa và sự can thiệp quá sâu vào nền công nghiệp sản xuất, các nước như Venezuela và Ecuador đang mong đợi nhận được các khoản vay 20 tỷ USD và 7.5 tỷ USD, tương ứng cho từng nước. Các khoản vay này chủ yếu để mua các thứ từ Châu Âu, Mỹ., và Trung Quốc.

Các nền kinh tế thiếu hiệu quả trong khu vực này đang bám vào “cái phao” giá nguyên liệu thô cao, thì nay phao đó cũng đã vỡ mất – trớ trêu thay, phần lớn là bởi sự giảm sút nhu cầu từ chính Trung Quốc.

Trong khi đầu tư từ khu vực tư nhân Mỹ giảm dần, thì đầu tư công từ Trung Quốc lại đang dần thay thế: Trung Quốc tham vọng gia tăng ảnh hưởng trong khu vực và mong muốn chiếm lĩnh nguồn nguyên liệu thiên nhiên dồi dào với giá rẻ (chủ yếu là dầu mỏ) khi nền kinh tế của họ bắt đầu khởi sắc trở lại.

Bằng việc đầu tư vào các nước xã hội chủ nghĩa Nam Mỹ (đặc biệt là Venezuela), Trung Quốc đang đánh cược với thị trường nơi cho rằng Trung Quốc có đến 90% khả năng phá sản trong năm tới. Trong khi đó, phương Tây đang dần thoái lui nhằm giảm thiểu rủi ro tại khu vực này – tình hình có lẽ không khác mấy so với các nước chư hầu Liên Xô trong thời kỳ chiến tranh lạnh.

Lợi nhuận

Khi đầu tư vào bất kể lĩnh vực nào, trước tiên người ta phải cân nhắc đến vấn đề lợi nhuận. Sẽ không hợp lẽ thường nếu như ai đó trong lúc này lại muốn cấp vốn cho các nước đang bên bờ vực phá sản và đã có tiền lệ khinh khi các nhà đầu tư thuộc cả hai khối nhà nước và tư nhân.

Có lẽ Trung Quốc tin rằng, vì họ giàu và mạnh, nên các quốc gia khác sẽ không dám qua mặt họ chăng? Tuy nhiên, có một lợi thế đối với Trung Quốc khi Nam Mỹ đã quá phụ thuộc vào họ về đồng đô la, hàng nhập khẩu và chuyển giao công nghệ.

Nhưng dù sao đi nữa, các nước nhỏ cũng không hề e ngại trong đối đầu với Trung Quốc, thậm chí họ còn cho thấy một tiền lệ về dư thừa vốn đầu tư mạo hiểm từ nước ngoài.

Theo đánh giá của tổ chức American Enterprise Institute, khoản đầu tư và xây dựng khủng 250 tỷ USD của Trung Quốc trong 10 năm qua đã suy giảm và thất bại do nhiều nguyên nhân liên quan phi thi trường, mà chủ yếu là bất đồng pháp lý. Giá trị suy giảm đó ước tính tương đương 1/4 tổng giá trị dự án đầu tư xây dựng của Trung Quốc trong một thập kỷ qua – đó cũng là một con số lớn.

Nếu bạn thấy bài viết hay, hãy chia sẻ nó với bạn bè
http://vietdaikynguyen.com/v3/27338-trung-quoc-tham-vong-thau-tom-latinh/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét