Thứ Bảy, 15 tháng 8, 2020

Kịch bản nào cho kinh tế VN giai đoạn 2020-2021?

Kịch bản nào cho kinh tế Việt Nam trong giai đoạn “khủng hoảng COVID-19” đến cuối năm 2021?
RFA 2020-08-1Mặc dù WB đánh giá khá lạc quan về nền kinh tế của Việt Nam trong năm 2020 và năm 2021, trong điều kiện thuận lợiTuy nhiên, trước tình hình thực tiễn hàng ngàn doanh nghiệp đóng cửa và phá sản mỗi tháng, giới chuyên gia kinh tế, như thiển ý của tiến sĩ Vũ Quang Việt nhận định rằng “kinh tế Việt Nam sẽ khủng hoảng và phá sản” nếu vẫn cứ duy trì theo khuôn khổ và cơ chế hiện tại.

Ảnh minh họa. Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc phát niểu tại một hội nghị trực tuyến về kế hoạch thực hiện Hiệp định EVFTA, diễn ra ngày 6/8/2020.



Không nên tập trung vào “Nhiệm vụ kép”

Trong một báo cáo vừa được công bố vào cuối tháng 7, với chủ đề “Trạng thái bình thường mới ở Việt Nam sẽ ra sao?”, Ngân hàng Thế giới-World Bank (WB) ghi nhận kinh tế Việt Nam, dù chịu ảnh hưởng của Covid-19 trong nửa đầu năm 2020, nhưng vẫn giữ được viễn cảnh tích cực trước mắt và trong trung hạn.

WB đánh giá mức độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ có hai kịch bản, tùy vào tình hình thế giới được từng bước cải thiện, các hoạt động kinh tế sẽ phục hồi trong ngắn hạn như thế nào. Trong trường hợp thuận lợi, nền kinh tế Việt Nam sẽ đạt tăng trưởng khoảng 2,8% cho cả năm 2020 và 6,8% trong năm 2021. Còn ngược lại, nền kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ tăng trưởng khoảng 1,5% trong năm 2020 và 4,5% trong năm 2021.

Với mức tăng trưởng kinh tế dự báo 2,8% trong năm nay, WB xếp hạng Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kinh tế đứng thứ 5 thế giới trong năm 2020.

Tại phiên họp thường kỳ tháng 7/2020 của Chính phủ, diễn ra vào ngày 3/8, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết Chính phủ Việt Nam vẫn chú trọng đạt mục tiêu kép “vừa chống dịch, vừa tăng trưởng kinh tế”. Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 trở lại, ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhận định rằng việc thực hiện mục tiêu kép ngày càng nặng nề.

Mức độ dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2020 được thảo luận tại phiên họp này là phải điều chỉnh theo 3 kịch bản tương ứng lần lượt 3%, 4% và 1,5%.

Làm sao tăng cường quỹ bảo lãnh tín dụng. Quỹ này phải được bổ sung bằng nguồn ngân sách địa phương và họ phải mạnh dạn bảo lãnh các ngân hàng để cho các ngân hàng cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì bấy giờ các doanh nghiệp đó mới có tính thanh khoản. Những gói hỗ trợ không phát huy được hiệu quả, mà bây giờ Chính phủ cũng không có cách nào để đưa tiền đến các doanh nghiệp cho nên phải dùng cơ chế bảo lãnh tín dụng để có thể giúp các doanh nghiệp
-Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu

Chuyên gia nghiên cứu độc lập, tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, ngay lập tức lên tiếng với RFA rằng Chính phủ Việt Nam vẫn tập trung vào tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn khủng hoảng do đại dịch COVID-19 là không phù hợp. Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp giải thích cho nhận định của ông:
Ngoài chống dịch ra và tập trung vào kinh tế thì chỉ có hai mục tiêu, chứ không phải là việc thứ ba. Thế thì ông Thủ tướng Chính phủ lại nói đến việc thứ ba trước mà việc đó là không cơ bản. Chính phủ bảo phải tăng trưởng thì tăng trưởng chẳng là cái gì hết. Tăng trưởng thì đem lại thành tích cho Chính phủ nhưng Chính phủ bị mất hết thành tích và tín nhiệm của người dân, nếu như người dân không có ăn, không có việc làm và không xuất khẩu được. Như vậy thì tăng trưởng là vô ích. Chỉ nhìn đơn giản sang Trung Quốc và các nước, mấy tháng bị ảnh hưởng của dịch bệnh thì người ta không bao giờ nói đến tăng trưởng kinh tế nữa, mà người ta chỉ nói đến làm sao tạo công ăn việc làm và xuất khẩu thôi. Chứ bây giờ Việt Nam nói như vậy là nói ngược, không biết phải quấy như thế nào nữa.”
Mới đây nhất, tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh, giảng viên Trường Chính sách công và quản lý Fulbright, trong một cuộc phỏng vấn với Báo mạng VnExpress, đăng tải vào ngày 12/8, nhìn nhận kinh tế Việt Nam năm 2020 suy giảm nặng nhưng không đến mức suy thoái.
Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh cho rằng Chính phủ Việt Nam nên bỏ chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng kinh tế, và mục tiêu năm 2020 chỉ tập trung vào tăng trưởng ở mức tối đa có thể trong điều kiện giữ ổn định và an toàn tốt nhất về y tế. Ông Vũ Thành Tự Anh nhấn mạnh rằng dự báo có thể được đưa ra, nhưng khi bị trói chặt vào một con số tăng trưởng là tự đặt mình vào tình trạng rủi ro lớn về y tế. Để đạt được mục tiêu tăng trưởng thì có thể sẽ phải thoả hiệp với các biện pháp y tế, dẫn đến chậm cách ly, giãn cách ngay cả khi cần thiết. Do đó, đưa ra bất kỳ một mục tiêu cụ thể nào, cũng là vô nghĩa.

Các giải pháp nào để thúc đẩy kinh tế?

Kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát tại Việt Nam hồi đầu năm 2020 đến nay, Chính phủ Hà Nội đã có những gói cứu trợ doanh nghiệp trong nước. Mặc dù vậy, trung bình hàng tháng vẫn có hơn 9000 doanh nghiệp đóng cửa, không hoạt động.
Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh, qua cuộc trao đổi với VnExpress, đưa ra một giải pháp cấp thiết nhất là phải khu trú được những khu vực trong nền kinh tế bị tổn thương và hỗ trợ những khu vực này thật tốt, nhằm duy trì việc làm và hạn chế tối đa cho doanh nghiệp và người dân.
Trong cùng ngày 12/8, VnExpress đồng thời cũng đăng tải một bài viết có nhan đề “Làm lành với tương lai” của kinh tế gia Phùng Đức Tùng.
Chuyên gia kinh tế Phùng Đức Tùng, qua bài viết, cho biết ông cùng vài đồng nghiệp được Tổ Tư vấn cho Thủ tướng mời tham vấn các chính sách giảm thiểu tác động của COVID-19 đến nền kinh tế Việt Nam.
Để tra lời cho câu hỏi quan trọng rằng giải pháp nào có thể tác động tức thời và tích cực nhất đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam tới cuối năm 2021, là giai đoạn khủng hoảng COVID-19 hậu hiện tại; kinh tế gia Phùng Đức Tùng cho biết ông cùng các đồng nghiệp đưa ra một số giải pháp bao gồm đẩy mạnh chiến lược nâng cấp hạ tầng viễn thông để phát triển kinh tế số (hạ tầng mềm), tiếp tục đẩy mạnh đầu tư phát triển hạ tầng cứng gồm logistic và giảm chi phí liên quan đến logistic, tập trung năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện mặt trời và điện gió là lĩnh vực mà doanh nghiệp tư nhân vẫn lực bất tòng tâm vì sản xuất được mà không thể kết nối với mạng lưới điện quốc gia.
Nhóm của chuyên gia kinh tế Phùng Đức Tùng nêu lên một biện pháp cụ thể trong giải pháp liên quan logistic; chẳng hạn như Chính phủ sẽ tạo ra đột phá, nếu mạnh dạn bỏ tất cả các loại thuế và phí liên quan đến xăng dầu (chiếm đến 64% tổng giá trị xăng dầu) và trả thay cho doanh nghiệp các khỏan phí BOT đường bộ. Việc giảm thuế phí sẽ tác động tức thời cho doanh nghiệp.
Quang cảnh công bố báo cáo của World Bank, qua trực tuyến vào chiều ngày 30/7/2020.
Quang cảnh công bố báo cáo của World Bank, qua trực tuyến vào chiều ngày 30/7/2020. Courtesy: thoibaotaichinhvietnam.vn
Một số chuyên gia kinh tế-tài chính như các ông/bà Bùi Kiến Thành, Nguyễn Trí Hiếu, Vũ Quang Việt, Đinh Trọng Thịnh, Ngô Trí Long, Lê Đăng Doanh, Phạm Chi Lan…qua Đài RFA, cũng từng kêu gọi Chính phủ Việt Nam giảm chi phí hành chính, giảm lãi suất, miễn-giảm thuế cho doanh nghiệp. Đặc biệt, tiến sĩ Vũ Quang Việt đề xuất phải nhanh chóng cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước hoạt động không hiệu quả hoặc cho phá sản. Hay, tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu nhiều lần nhắc đến một giải pháp cấp thiết là:
“Làm sao tăng cường quỹ bảo lãnh tín dụng. Quỹ này phải được bổ sung bằng nguồn ngân sách địa phương và họ phải mạnh dạn bảo lãnh các ngân hàng để cho các ngân hàng cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì bấy giờ các doanh nghiệp đó mới có tính thanh khoản. Những gói hỗ trợ không phát huy được hiệu quả, mà bây giờ Chính phủ cũng không có cách nào để đưa tiền đến các doanh nghiệp cho nên phải dùng cơ chế bảo lãnh tín dụng để có thể giúp các doanh nghiệp.”
Trước tuyên bố của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh rằng Việt Nam sẵn sàng cho Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam-Châu Âu (EVFTA), có hiệu lực kể từ ngày 1/8; các vị chuyên gia chúng tôi vừa nêu tên đều kêu gọi Chính phủ Việt Nam phải hỗ trợ nhiều hơn và thiết thực hơn cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất khẩu, nhất là trong giai đoạn COVID-19 trở lại.
Từ Na-Uy, tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ, qua ứng dụng messenger còn đề cập đến ngành du lịch của Việt Nam bị tác động nặng nề nhất. Do đó, ông đưa ra giải pháp:
“Nên bỏ visa du lịch cho tất cả các nước trên thế giới để kích thích du lịch. Cho phép công dân các nước khác đến Việt Nam du lịch tối đa 3 tháng mà không cần visa. Được phép gia hạn thêm một lần bằng cách đóng một khoản tiền 50 USD, chẳng hạn. Đồng thời, xem xét các kế hoạch nhằm duy trì sự hoạt động của các hãng hàng không quốc gia.”
Về cải cách thuế, tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ đề xuất cụ thể:
Nên chuyển hệ thống thuế thu nhập sang dùng thuế phẳng (flat tax) để giúp hệ thống thuế trở nên hiệu quả và kích thích doanh nghiệp bằng cách chuyển mức thuế doanh nghiệp và mức thuế thu nhập cá nhân xuống chỉ cùng một mức, chẳng hạn khoảng 15%. Bỏ thuế thu nhập đối với lợi nhuận có được từ các đầu tư tài sản như lợi nhuận từ đầu tư nhà đất, chứng khoán... để kích thích tiết kiệm và đầu tư
-Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ
“Nên chuyển hệ thống thuế thu nhập sang dùng thuế phẳng (flat tax) để giúp hệ thống thuế trở nên hiệu quả và kích thích doanh nghiệp bằng cách chuyển mức thuế doanh nghiệp và mức thuế thu nhập cá nhân xuống chỉ cùng một mức, chẳng hạn khoảng 15%. Bỏ thuế thu nhập đối với lợi nhuận có được từ các đầu tư tài sản như lợi nhuận từ đầu tư nhà đất, chứng khoán... để kích thích tiết kiệm và đầu tư.”
Bên cạnh đó, tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ cũng nhắc đến giải pháp khuyến khích đầu tư nhắm vào người nước ngoài:
“Cho phép người nước ngoài lập doanh nghiệp hoạt động ở Việt Nam với một số vốn tối thiểu chẳng hạn 10 ngàn USD và tuyển dụng ít nhất 1 lao động địa phương có đóng thuế. Cấp cho họ quyền cư trú có thời hạn, ví dụ 2 năm. Sau 2 năm họ được phép làm giấy cư trú lâu dài. Khuyến khích người nghỉ hưu ở nước ngòai chọn đến sống ở Việt Nam (thay vì đến Malaysia, Thái Lan). Lập một chương trình quy định các điều kiện để cấp thẻ cư trú lâu dài để nghỉ hưu, chẳng hạn như ký quỹ một số tiền nào đó vào trong tài khoản ngân hàng Việt Nam hay chứng minh có tiền lương hưu hàng tháng trên một mức tối thiểu nào đó chẳng hạn 500 USD. Cho phép người nước ngoài có thẻ cư trú lâu dài được mua bất động sản ở Việt Nam.”
Đài RFA ghi nhận, không ít chuyên gia liên tục đưa ra những ý kiến và đề xuất cho Chính phủ Việt Nam nhằm ổn định và phát triển kinh tế trong giai đoạn nền kinh tế thế giới bị khủng hoảng bởi đại dịch COVID-19.
Mặc dù WB đánh giá khá lạc quan về nền kinh tế của Việt Nam trong năm 2020 và năm 2021, trong điều kiện thuận lợiTuy nhiên, trước tình hình thực tiễn hàng ngàn doanh nghiệp đóng cửa và phá sản mỗi tháng, giới chuyên gia kinh tế, như thiển ý của tiến sĩ Vũ Quang Việt nhận định rằng “kinh tế Việt Nam sẽ khủng hoảng và phá sản” nếu vẫn cứ duy trì theo khuôn khổ và cơ chế hiện tại.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét