Chủ Nhật, 6 tháng 3, 2016

Obama vì tin nên thua Tập Cận Bình

Obama vì tin nên thua Tập Cận Bình
Năm năm sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama cam kết tái cân bằng chiến lược sang châu Á, chuyển các nguồn lực ngoại giao và quân sự tới nơi được coi là động cơ kinh tế của thế giới, giới phê bình nói động thái này đã được quảng bá quá mức và cho đến nay vẫn chưa đem lại được kết quả. Vào một thời điểm mà các hành động quyết liệt của Bắc Kinh nhắm khẳng định chủ quyền ở Biển Đông, một số người nói Trung Quốc dường như đã vượt trội các đối thủ trong cuộc đua đòi chủ quyền ở vùng biển rộng lớn có tính chiến lược.
Tin phân tích của RFI ngày 27/2/2016, “Trong chuyến công du Hoa Kỳ hồi tháng Chín 2015, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã cam kết không quân sự hóa vùng quần đảo Trường Sa, nơi đang có tranh chấp giữa Trung Quốc, Đài Loan với Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei. Tuy nhiên, theo các quan chức Mỹ, từ đó đến nay, Trung Quốc thể hiện rõ ý đồ quân sự khi xây dựng, cải tạo các phi đạo và đặt dàn radar trên một số đảo trong khu vực.

Tình hình trở nên căng thẳng hơn khi Bắc Kinh cho triển khai tên lửa và chiến đấu cơ trên đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa, nơi có tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và Việt Nam, nhưng Bắc Kinh đã kiểm soát toàn bộ quần đảo này từ 40 năm nay, sau khi đánh chiếm từ tay Việt Nam Cộng Hòa hồi tháng Giêng năm 1974.”

Thế là Tổng thống Mỹ Obama vì nghe và tin Anh Ba Tàu Cộng Tập cận Bình, Chủ Tịch Trung Cộng mà chiến lược chuyển trục quân sự tái cân bằng của Mỹ đối với TC ở Á châu Thái bình dương bị yếu nếu không muốn nói là thất bại. Thực chất là Mỹ không ngăn chận được sự chiếm lĩnh biển đảo của TC ở Biển Đông. Trái lại TC đã chiếm cứ, quân sự hoá ngày càng nhiều biển, đảo càng vững trong vùng.

TT Obama chuyển trục quân sự về Á châu Thái binh dương để gọi là cân bằng cả năm năm nay rồi. Nhưng theo tiêu chí đánh giá tình hình an ninh của Mỹ như trong Chiến Tranh VN, thì TC đã chiếm lĩnh và bình định được nhiều vùng an ninh (secure area) trên biển đảo ở Biển Đông. Còn Mỹ chỉ như lực lượng chánh qui của VN Cộng hoà và Mỹ như trong thời Chiến tranh VN lâu lâu mới hành quân vào vùng Việt Cộng kiểm soát. Như bây giờ lâu lâu Mỹ mới đi vào gọi là tuần tra bên trong 12 hải lý vùng biển đảo do TC chiếm cứ, bồi lắp và quân sự hoá vậy.

TT Obama và Mỹ cứ yêu cầu ngưng quân sự hoá, Tập cận Bình cứ hứa nhăn, hứa cuội, cứ tiếp tục bồi lắp, cứ quân sự hoá. Điều đó cho thấy chiến lược chuyển trục quân sự của TT Obama về Á châu Thái bình dương cả 5 năm trời mà không thành công về phương diện địa lý chiến lược, chánh trị lẫn quân sự.

TC đã chiếm cứ, kiểm soát, thường trực, vững chắc như lãnh thổ và lãnh hải của những đảo thiên nhiên hay nhân tạo mà TC đã chiếm. Ô. Carlyle Thayer thuộc Học viện Quốc phòng của Australia ở Canberra cho biết trong 2 năm trở lại đây, Trung Quốc đã bồi đắp ít nhất 1.170 hecta đất ở Biển Đông, xây dựng trên các bãi san hô, bãi cạn và đảo nhỏ.

TC càng ngày chiếm càng nhiều thêm theo vết dầu loan. TC củng cố càng ngày càng vững sự chiếm đóng bằng việc lập thành xã huyện, thành phố, xây cất đồn bót, phi trường cho chiến đấu cơ hạng nặng, và cho trực thăng, căn cứ quân sự cho hải quân, không quân, cảnh sát và hải giám. Thậm chí TC còn lập dàn hoả tiễn tầm sát hại cả 200 km, và dàn ra đa tần số cao kiểm soát hầu hết vùng biển Á châu Thái bình dương.

Những đảo của đồng minh và đối tác của Mỹ như Nhựt luôn bị TC khuấy rối ở Senkaku, của Phi bị TC chiếm 1 phần bãi cạn Scarborough, và VNCS thì bị TC chiếm khoảng 80% biển và gần hết hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa.

Thiên hạ chỉ thấy Mỹ tuần tra trong vùng đảo nhân tạo mà TC đã quân sự hoá. Vào trong vùng 12 hải lý thì Mỹ phân bua đó là “đi qua vô hại” mà Luật Quốc tế về biển cho phép. Mỹ cũng tỏ ra không thiên vị, tuyên bố Mỹ không đứng về phía bên nào trong các cuộc tranh chấp biển đảo của các nước. Tuyên bố như thế các nước bị TC xâm lấn và TC nước xâm lấn biển đảo của các nước láng giềng coi tuyên bố của Mỹ như thị thiềng cho TC xâm lấn biển đảo các nước nhỏ vì TC biết chắc Mỹ không can thiệp giúp đồng minh hay đối tác của Mỹ.

Cùng trong chiều hướng tỏ ra vô tư trong các cuộc tranh chấp, Mỹ cũng lên tiếng khuyến cáo các nước như Việt Nam, Phi luật tân, Đài Loan, Mã Lai và Brunei ngưng quân sự hoá, giải quyết hoà bình theo luật biển.

Và khi tuần tra bên trong hay bên ngoài thì hầu hết hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa, Mỹ luôn nói là để thực hiện quyền tự do hàng hải và hàng không là quyền lợi cốt lõi của Mỹ, tức quyền lợi quốc gia của Hoa kỳ. Mà Mỹ không hề nói đến chủ quyền biển đảo của các nước nhỏ bị TC xâm chiếm. Nên khi Mỹ kêu gọi các nước cùng tham gia tuần tra, chỉ có Úc là đồng minh Tây Phương của Mỹ ở Á châu, Nhựt đồng minh và Phi đồng minh đáp ứng bằng lời nói thôi, chớ chưa hành động. Còn Việt Nam, Đài Loan, Mã Lai và Brunei là những nước bị TC xâm lấn im lặng vì việc tuần tra chung với Mỹ hại nhiều hơn lợi. Sẽ bị TC trả thù mà Mỹ cũng không giúp gì cho việc lấy lại biển đảo.

Chính đô đốc Harry Harris Tư lịnh Lực lượng Mỹ ở Thái bình dương cũng nhận định “Tôi tin rằng Trung Quốc tìm kiếm quyền bá chủ trong khu vực Đông Á (và Đông Nam Á).” Và Ông nhận thấy hải quân Mỹ trong tương lai «sẽ tiến hành nhiều cuộc tuần tra hơn nữa, với mức độ phức tạp cao hơn nữa».. có thể xem xét việc đưa thêm một tàu ngầm tấn công đến châu Á, chúng ta có thể triển khai thêm một số tàu khu trục… Có rất nhiều điều chúng ta có thể làm…».

Và Tư Lệnh Đệ Thất Hạm Đội của hải quân Mỹ, Phó Đô Đốc Joseph Aucoin ngày 22 tháng 2 năm 2016 đến Sydney kêu gọi các nước đưa tàu chiến vào tuần tra để chứng tỏ quyết tâm bảo vệ tự do hàng hải trong vùng 12 hải lý quanh những đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trên biển Đông.

Xin phép kết luận bài viết này với nhận định của Ông William Choong, một học giả kỳ cựu ở Singapore thuộc chương trình Đối thoại Shangri-La về An ninh châu Á-Thái Bình Dương.

Ông nhân xét Chính sách xoay trục sang châu Á của TT Obama không chặn được bước TQ. Ông viết “Là người ngồi ở vùng châu Á-Thái Bình Dương và quan sát sự hiện diện của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương, chúng tôi chỉ mới thấy vài ánh sáng le lói về sự tái cân bằng”. Trong nhiều thập niên, Hải quân Hoa Kỳ đã bảo vệ những tuyến hàng hải trọng yếu ở Thái Bình Dương. Hải quân Hoa Kỳ vẫn là lực lượng mạnh nhất trên đại dương, nhưng Trung Quốc đã có động thái khẳng định thêm chủ quyền và bành trướng sự hiện diện ở Biển Đông.

Năm năm sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama cam kết tái cân bằng chiến lược sang châu Á, chuyển các nguồn lực ngoại giao và quân sự tới nơi được coi là động cơ kinh tế của thế giới, giới phê bình nói động thái này đã được quảng bá quá mức và cho đến nay vẫn chưa đem lại được kết quả. Vào một thời điểm mà các hành động quyết liệt của Bắc Kinh nhắm khẳng định chủ quyền ở Biển Đông thu hút tin tức báo chí và những phản ứng lo lắng của các nước trong khu vực, một số người nói Trung Quốc dường như đã vượt trội các đối thủ trong cuộc đua đòi chủ quyền ở vùng biển rộng lớn có tính chiến lược.”./.(VA)

Vi Anh
(Việt Báo)

1 nhận xét:

  1. "Obama vì tin nên thua Tập Cận Bình"
    ...
    "VNCS thì bị TC chiếm khoảng 80% biển và gần hết hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa" ...
    ...
    Đăng bài của thằng dốt và láo khoét này làm chi ???

    Trả lờiXóa