Thứ Bảy, 19 tháng 3, 2016

Nguồn cơn nào để tướng Minh tiết lộ về Chỉ thị 15?

Đọc bài này nghĩ về Hà Nội, 10 năm (2006–2015) “triều đại Phạm Quang Nghị” cũng khủng khiếp không kém. Cứ nhìn quan Hà Nội giàu hơn quan Sài Gòn là biết.
Nguồn cơn nào để tướng Minh tiết lộ về Chỉ thị 15?
Mâu thuẫn nội bộ đã khiến một tài liệu thuộc độ “Tuyệt mật” vô tình được giải mật: Chỉ thị 15 do Bộ chính trị ban hành vào ngày 7/7/2007 “về sự lãnh đạo của Đảng đối với các cơ quan quan bảo vệ luật pháp trong công tác điều tra, xử lý các vụ án và công tác bảo vệ đảng”. Được biết trước đó, một cơ quan chức năng của Thành ủy TP.HCM là Ban An ninh Nội chính có “hỏi thăm” về tình hình chống tham nhũng trên địa bàn Sài Gòn “vì sao không cao”. Thời điểm này lại trùng với khoảng thời gian đầu tiên chấp nhiệm bí thư thành ủy của ông Đinh La Thăng. Rất có thể trước yêu cầu mới của Bí thư Thăng, phía Công an thành phố đã buộc phải tìm ra lý do để giải đáp.
Thiếu tướng Phan Anh Minh tiết lộ Chỉ thị 15
Lẽ đương nhiên, chỉ thị trên không xuất hiện trên hệ thống Công báo nhà nước. Thậm chí không nhiều đảng viên nhìn thấy mặt mũi chỉ thị này. Tuy nhiên tại Hội nghị tổng kết phòng chống tham nhũng, lãng phí năm 2015 được tổ chức vào đầu tháng 3/2016, chỉ từ Thiếu tướng Phan Anh Minh, Phó giám đốc Công an TP.HCM, nội dung của chỉ thị này mới được tiết lộ:

“Các cơ quan bảo vệ pháp luật khi phát hiện có dấu hiệu đảng viên vi phạm đều phải báo cáo bằng văn bản với tổ chức đảng, cấp ủy đảng quản lý trực tiếp đảng viên đó, khi được tổ chức đảng, cấp ủy đảng xem xét đồng ý cho điều tra, khởi tố, bắt... thì cơ quan bảo vệ pháp luật mới được tiến hành các biện pháp tố tụng.”

Tướng Minh đưa ra lý do vì sao Công an Thành phố không phát hiện được án tham nhũng: “Vì Công an Thành phố cũng phải chấp hành chỉ thị 15, hầu hết đối tượng thực hiện hành vi tham nhũng là đảng viên mà công an thì không được quyền tổ chức trinh sát đảng viên.”

Được biết trước đó, một cơ quan chức năng của Thành ủy TP.HCM là Ban An ninh Nội chính có “hỏi thăm” về tình hình chống tham nhũng trên địa bàn Sài Gòn “vì sao không cao”. Thời điểm này lại trùng với khoảng thời gian đầu tiên chấp nhiệm bí thư thành ủy của ông Đinh La Thăng - ủy viên bộ chính trị. Rất có thể trước yêu cầu mới của Bí thư Thăng, phía Công an thành phố đã buộc phải tìm ra lý do để giải đáp.

Được Tổng bí thư Trọng ưu ái điều động vào Sài Gòn để “bình Nam”, một trong những trọng tâm củas ông Thăng là chống tham nhũng.

Trong thực tế, chính quyền TP.HCM thường bị đánh giá là một trong những địa chỉ tham nhũng nhiều nhất nhưng phát hiện tham nhũng lại kém nhất. Minh họa mới nhất là tỷ lệ kê khai tài sản “không trung thực” là vô cùng thấp tại thành phố này, tương tự bình diện cả nước khi chỉ phát hiện 4 trường hợp “không trung thực” trong gần một triệu người kê khai tài sản.

Cũng mới đây, một nguồn tin cho biết trong số 2,000 tỷ đồng thất thoát do tham nhũng tại một số vụ trọng án, cơ quan thi hành pháp luật chỉ thu hồi được… 5 tỷ.

Trong suốt 15 dưới “triều đại Lê Thanh Hải” (2000 – 2015), quá nhiều vụ việc tham nhũng đã xảy ra trên địa bàn Sài Gòn. Nhưng không chỉ tham nhũng về kinh tế
 mà còn cả ‘tham nhũng quyền lực”. 

Hiển nhiên, Chỉ thị 15 đã góp phần đắc lực để những đảng viên tham nhũng được nấp sau tấm bình phong này nhằm thoát tội. Cơ chế song trùng quyền lực giữa tổ chức đảng và cơ quan chính quyền đã phần nào vô hiệu hóa những hoạt động chống tham nhũng.

Tuy nhiên nói đi cũng cần nói lại, Công an TP.HCM từ lâu nay đã thường mang tiếng như một cơ quan đầy rẫy tham nhũng, đặc biệt tồn tại ở một lực lượng nổi tiếng “núp lùm” là cảnh sát giao thông. Hẳn đó là nguyên nhân khiến cơ quan này không thể thẳng tay chống tham nhũng mà đành đổ vấy trách nhiệm cho Chỉ thị 15 và các cơ quan bên đảng.

Lê Dung (SBTN)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét