Thứ Hai, 19 tháng 1, 2015

Mỗi tuần một cuốn sách: Giới trí thức lười đọc, nói ai?

Mỗi tuần một cuốn sách: Giới trí thức lười đọc, nói ai?
Không chỉ có giới trẻ hiện nay văn hóa đọc đã giảm, mà đến giới trí thức cũng không còn nhiều đam mê với việc đọc sách. Ông Quang khẳng định: "Tôi không đồng ý với việc tránh xa các mạng xã hội, vì trong thời buổi công nghệ thông tin phát triển thì nó gần như là một phần của cuộc sống hiện đại, tác dụng rất nhiều chứ không ít.

Giới trí thức hiện nay cũng lười đọc sách
Tìm sách hay để đọc rất khó
Chia sẻ với Đất Việt, GS.TS Phạm Xuân Nam - Viện Khoa học Xã hội Việt Nam cho biết: "Việc đọc sách mỗi ngày, chỉ có thể thực hiện đối với người nghiên cứu, giảng dạy, còn hiện tại văn hóa đọc sách đã giảm rất nhiều, nhất là khi báo mạng thông tin quá nhiều, nên không còn nhiều người muốn đọc sách".

Chính vì vậy, theo ông Nam, việc kêu gọi toàn dân mỗi tuần đọc một cuốn sách là rất khó, nhưng nếu làm được thì rất có ích. Bởi nếu sinh viên, hay thậm chí các em học sinh đọc sách thiếu nhi đều tốt cả, nhưng để phấn đấu liên tục và lâu dài thì không phải muốn là làm được. Mỗi tuần một cuốn sách:Đọc Ngôn tình còn tệ hơn không đọc?

Ngay hiện tại, thực tế, ông Nam chỉ rõ: "Tôi cũng có mấy đứa cháu, nhưng đưa đi mua sách thì chỉ thích Đô rê mon, Conan, có nghĩa dòng truyện tranh nhiều hình, ít chữ, chứ bảo đọc sách dài thì rất lười".

Nên, theo quan điểm của ông Nam thì sáng kiến đọc sách, ông hoàn toàn ủng hộ, nhưng ông không tin sẽ huy động được nhiều người tham gia vào. Biết là, nếu đọc sách thì sẽ thấm thía kiến thức nhiều hơn, còn trang mạng thì thông tin rác rất nhiều, phải biết chắt lọc thông tin để tiếp nhận, mà không phải ai cũng làm được điều này.

Đây cũng là lời giải cho việc, tại sao các câu văn hiện nay của các cháu viết ra toàn cụt lủn, đó là tác hại của việc tiếp nhận thông tin nhanh, lướt qua.

Đó cũng chính là thực trạng, không có thì muốn có, mà có nhiều thì không cần. Trước đây, không có nhiều sách như hiện nay, cả làng có một cuốn, đọc xong thì mượn, truyền tay nhau rách thì thôi. Còn hiện tại thì quá nhiều dạng sách, thậm chí nội dung cứ na ná giống nhau, nên lựa chọn sách gì để đọc đã khó, nói gì đến đọc sách hay.

Trong khi, có thể lên mạng tìm là có ngay sách để đọc, bên cạnh đó, cũng do công việc, xã hội phát triển kéo theo con người sống vội, sống gấp, thời gian rảnh còn dành cho thú vui riêng của bản thân nên không có thời gian cho sách vở.

Ông Nam chia sẻ về bản thân: "Hiện nay nghề của tôi, hầu như không đọc sách thì không tồn tại, những lĩnh vực tôi nghiên cứu thì tôi đọc nhiều, ngoài ra tôi cũng đọc sách văn học, nhưng tìm ra cuốn để có thể đọc được cũng không phải dễ.

Trước đây, tôi rất thích đọc sách của các tác giả như Victor Hugo, Lép Tônxtôi, vì những tác phẩm này có nhiều góc nhìn sâu sắc. Còn văn học VN cũng có nhiều nhà văn nổi tiếng như Ngô Tất Tố, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Huy Tưởng, sau này có Nguyễn Minh Châu, nhưng những thời đó đã qua".

Hơn thế, theo chia sẻ của ông Nam, thì do hiện nay, ông tuổi cũng đã cao, sức khỏe yếu, nên không có điều kiện đi mua sách mới về đọc.

Chỉ đọc sách nghiên cứu

Trong khi đó, cũng chia sẻ với Đất Việt, PGS.TS Lương Hồng Quang - Phó Viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật VN chia sẻ: "Văn hóa đọc sách chỉ có ở những XH công nghiệp phát triển, người Việt không có thói quen đọc sách, ngay cả trí thức hiện nay cũng lười đọc, đặc biệt sách truyền thống. Chỉ có thói quen ngồi lấy những thứ có sẵn thành cái của mình, quên đi những cái mình phải sáng tạo ra". Hơn thế, theo ông Quang, hiện nay, còn có tài liệu mạng xã hội, dưới dạng ebook, thực sự rất tốt, nhưng cũng có mặt tốt và mặt hại.

Ông Quang khẳng định: "Tôi không đồng ý với việc tránh xa các mạng xã hội, vì trong thời buổi công nghệ thông tin phát triển thì nó gần như là một phần của cuộc sống hiện đại, tác dụng rất nhiều chứ không ít.

Mỗi tuần đọc 1 cuốn sách: Tâm sự thật của các GS-TS

Chỉ là, do chúng ta chỉ có thói quen đọc những gì mà bản thân tò mò, đặc biệt giới trẻ chỉ tìm những kiến thức liên quan đến các vấn đề của tuổi mới lớn, giới tính, hôn nhân...".

Nên vấn đề quan trọng ở đây, theo ông Quang, đó là làm sao để thích ứng, sử dụng một cách khôn ngoan, chứ không thể tránh được, nó cũng gần như một thói quen hay lối sống, đã ở đô thị thì phải uống cà phê.

"Hiện nay, công việc của tôi gắn liền với đọc sách và đi địa bàn với dân. Một ngày tôi dành khoảng 4h đọc sách, tôi đọc cả sách và cả đọc trên mạng, bởi tôi thấy hình thức nào cũng tốt. Nhưng chủ yếu, tôi chỉ đọc sách phục vụ việc nghiên cứu của mình, vì không có quá nhiều thời gian".

Thanh Huyền
http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/tin-tuc-thoi-su/moi-tuan-mot-cuon-sach-gioi-tri-thuc-luoi-doc-noi-ai-3226894/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét