Thứ Tư, 11 tháng 9, 2013

Kêu oan hay báo oán

Kêu oan hay báo oán
Minh Diện: Bị cáo ngoài năm mươi tuổi, người thấp đậm, khuôn mặt bì bì, xám như chì, cặp mắt ti hí như mắt rắn ánh lên tia sáng khô lạnh và nham hiểm. Ông ta vênh mặt lên xoáy cặp mắt ấy vào Hội đồng xét xử, đối đáp lại từng câu hỏi, dằn giọng bác lại từng kết luận của cơ quan điều tra, khẳng định mình vô tội. Cả khi Hội đồng xét xử đưa nhân chứng, vật chứng ra ông ta cũng không chấp nhận, cho rằng vật chứng ngụy tạo, hoặc đã bị đánh tráo và nhân chứng bị mớm cung. Hội trường lớn nơi mở phiên tòa được bảo vệ rất nghiêm ngặt, không khí căng thẳng như sợi dây đàn. 
Bãi biển Hồ Cốc ngày nay
Ngoài những người có liên quan và đại diện chính quyền, đoàn thể không ai được bén mảng tới. Phóng viên các báo, đài phải có thẻ đặc biệt. Phía sau hội đồng xét sử, chỉ cách một bức ngăn, bí thư tỉnh ủy, giám đốc công an, viện trưởng viện kiểm sát tỉnh, đại diện viện kiểm sát tối cao và tòa án tối cao trực tiếp theo dõi, chỉ đạo phiên tòa sơ thẩm đồng thời chung thẩm đặc biệt nghiêm trọng ấy.

Mười Vũ, nguyên đại tá giám đốc công an tỉnh, một người từng được ca ngợi như một anh hùng, giờ đứng trước vành móng ngựa. Theo cáo trạng của Viện kiểm sát, từ năm 1978 đến 1979, lợi dụng chức vụ quyền hạn, Mười Vũ và đồng bọn đã tổ chức người trốn đi nước ngoài. Khu vực Hồ Cốc, Bình Châu, Lộc An là những địa điểm Mười Vũ đã “bán” cho một số người Hoa sử dụng làm bến bãi vượt biên. Bọn này thành lập đường dây móc nối người muốn trốn ra nước ngoài,thu vàng nộp cho Mười Vũ, rồi thuê tàu vượt biển. Những chuyến tàu nửa bí mật nửa công khai do Mười Vũ bảo kê bằng cái gọi là “Chiến dịch X” xuất phát từ Bình Châu, Hồ Cốc, Lộc An liên tục đưa người trốn ra nước ngoài.

Trong thời gian gần hai năm thực hiện “chiến dịch” Mười Vũ và đồng bọn đã thu được hơn nửa tấn vàng. Số vàng đó thật giả thế nào, đi đâu không rõ , chỉ biết Mười Vũ và đồng bọn thả sức ăn chơi sa đọa, và có tên cất giấu riêng hơn 1.000 cây vàng.

Hàng ngàn người đã nộp vàng vượt biên theo con đường bán chính thức ấy, nhưng không phải ai cũng tới được bến bờ tự do như mơ ước. Có người bị chặn bắt ngay trên đường đến Hồ Cốc, Bình Châu, Lộc An, có chuyến tàu rời bến không xa thì bị bắt. Thậm chí có chuyến tàu mấp mé hải phận quốc tế vẫn bị bắn chìm, hàng trăm thuyền nhân bị vùi xác dưới biển sâu. Những thủ đoạn đê tiện,tàn nhẫn và độc ác đó đều do bọn Mười Vũ lợi dụng quyền lực sẵn có ,thực hiện bằng nghiệp vụ chuyên môn rất bí mật lạnh lùng.

Những người sống sót đã lên tiếng trên báo chí nước ngoài và viết thư gửi về nước tố cáo tội ác cùa Mười Vũ và đồng bọn. Có thư viết : “ Oan hồn những người dù chìm dưới đáy biển sâu cũng sẽ vượt lên đòi nợ máu!”

Chính từ những lá thư ấy, chốn “thâm cung bí sử” mới hé mở , và Mười Vũ mới bị lôi từ trên chiếc ghế giám đốc công an ra vành móng ngựa.

- Tôi làm theo mệnh lệnh cấp trên!

Mười Vũ nhắc đi nhắc lại như vậy. Nhưng chả ai thèm để ý đến lời ông ta.

Khi tòa cho nói lời sau cùng, khuôn mặt Mười Vũ biến sắc, không câng câng vênh váo như ngày đầu mà cúi gằm, nhợt nhạt như sáp ong. Cặp mắt ông ta đờ đẫn không còn chút tinh anh nào . Ông ta chới với như người sắp chết đuối quờ quạng tìm chiếc cọc, thét líu lưỡi :

- Tôi bị oan! Anh Hai cứu em!

Không ai đáp lại lời kêu cứu của Mười Vũ.

Hội đồng xét xử vào phòng nghị án.

Tôi gặp ông Tư, ông Năm và vài người ở hành lang hội trường. Họ kể, Mười Vũ quê ở Long An là con của ông Chín. Gia đình ông Chín có mấy mẫu ruộng , lại có nghề buôn chuyến. Ông thường chở chiếu cói ở Long Định ngược sông Vàm Cỏ lên Gò Dầu, Trảng Bàng bán rồi mua nông sản về. Mười Vũ hồi nhỏ theo cha trên những chuyến ghe xuôi ngược sông nước ấy.

Sau cách mạng tháng tám 1945, Mười Vũ tham gia công an xã. Nhờ nhanh nhẹn hoạt bát và tính gan lì, nên tiến bộ nhanh. Năm 1949, Mười Vũ đã được đề bạt chức phó đồn công an huyện Long Định.

Ngày đó Long Định thuộc tỉnh Chợ Lớn, địa bàn phức tạp , Việt Minh hoạt động đan xen với chính quyền Nam Kỳ tự trị và các tổ chức đảng phái , tôn giáo. Mười Vũ quen sông nước, thường chặn bắt ghe buôn bán của dân trên sông Vảm Cỏ ăn hối lộ.

Việc làm mờ ám của Mười Vũ đã bị đồng chí huyện đội trưởng phát .Mười Vũ liền bàn bạc với trưởng công an, người cùng hội cùng thuyền, từng ăn nhậu bằng tiền nhận hối lộ của Vũ, dựng lên vụ án “Đại Việt quốc dân đảng” và trực tiếp phá án. Huyện đội trưởng bị bắt, bị giết oan.

Năm 1954, Mười Vũ tập kết ra Bắc, tham gia đội cải cách ruộng đất , rồi lảm đội phó đội trị an một tỉnh miền núi. Một đêm vào rừng săn thú, Mười Vũ đã bắn chết đội trưởng. Vụ án bị chìm vì Mười Vũ khai bắn nhầm và vợ của đội trưởng làm đơn bãi nại. Chỉ đến khi Mười Vũ đi B, mới lộ chuyện quan hệ giữa Mười Vũ và vợ người đội trưởng. Thì ra Mười Vũ đã cố tình “giết phu đoạt phụ”, chứ không phải bắn nhầm như đôi gian phu dâm phụ dàn dựng.

Sau hơn mười năm ở chiến trường, sau giải phóng Mười Vũ được phong quân hàm đại tá ,làm giám đốc công an tỉnh, bản chất gian tham độc ác vẫn nguyên vẹn.

Ông Năm nói:

- Mười Vũ đội trên đạp dưới, gian trá độc ác vô cùng, không từ bất cứ thủ đoạn nào để triệt hạ ngay cả những người y gọi là đồng chí. Tôi và chị Ba là nạn nhân của Mười Vũ. Bằng nghiệp vụ chuyên môn và quyền hành trong tay, Mười Vũ dựng chuyện chúng tôi làm gián điệp, được CIA cài lại chống phá cách mạng. Chúng tôi bị bắt giam mấy năm trời, tra tấn dã man tưởng không sống nổi. May nhờ anh Tư đây giải oan cho...

Tôi hỏi ông Tư:

- Hồi ấy anh Năm là thường vụ tỉnh ủy, mà cũng bị oan uổng như vậy hả chú?

- Ờ!

- Chả lẽ quá khứ của Mười Vũ không ai biết, và không ai dám nói sự thật để ông ta làm mưa làm gió như vậy?

Ông Tư cười buồn:

- Biết chớ ! Nói chớ! Nhưng bí thư tỉnh ủy bảo: “ Mười Vũ nó là thằng tốt, các ông thành kiến với nó!” Cấp trên nữa cũng có người bênh, nên không ai dám đụng tới!

Hết giờ giải lao, Chủ tọa phiên tòa đọc bản án ,và tuyên phạt tử hình Mười Vũ.

- Tôi oan! Tôi o.a.n!

Mười Vũ gào lên. Tiếng kêu khản đặc, khô khốc dội vào bầu không khí thâm u trong phòng xử án lúc xế chiều.

Tôi cảm thấy rùng mình. Hình như đó không phải là tiếng kêu oan, mà chính là tiếng báo oán! Linh hồn người huyện đội trưởng huyện Long Định, linh hồn người đội trưởng đội trị an và linh hồn những người dân vô tội bị Mười Vũ lừa cướp vàng rồi giết giữa biển khơi đang tụ tập về. Tôi bỗng nhớ một câu trong lá thư của thuyền nhân : “Oan hồn những người chết dù ở đáy biển sâu cũng hiện về báo oán đòi nợ máu!”

Phiên tòa ấy đã chìm vào dĩ vãng 30 năm rồi.

Mới đây chị H, và nhóm bạn đọc ở Vũng Tàu viết thư cho tôi, trong thư đó có đọan: “ Trên một số trang mạng vừa qua đăng đơn tố cáo cùa ông N..., cho rằng mình bị tù oan vỉ chống tham nhũng, được nhiều độc giả tỏ thái độ đồng cảm. Thực ra ông N, từng là một sỹ quan công an dưới quyền giám đốc Mười Vũ, và trong thời gian làm nhiệm vụ “chống vượt biên” , ông ta đã gài bẫy nhiều người dân vô tội, chiếm vàng bạc , đẩy họ vào tù tội. Hiện ông ta nhà cao cửa rộng, hai con du học nước ngoài. Tài sản đó đều là mồ hôi nước mắt cùa những người dân vô tội. Ông ta bị bắt đi tù chẳng qua là ác giả ác báo , nhưng vẫn chưa trả hết nợ đâu, bây giờ ông ta mắc bệnh tâm thần”.

Mười Vũ bị thi hành án ngay sau phiên tòa sơ thẩm đồng chung thẩm 30 năm trước. Ông N, thoát trong vụ án ấy nhưng sau này cũng bị trùng phạt. Tội ác dù khéo ém nhẹm đến đâu, bao che cỡ nào rồi cũng lòi ra. Không cần tìm kiếm đâu xa, mấy vụ vừa sảy ra đã chứng minh điều đó: Những người nhân bản xét nghiệm máu ở bệnh viện Hoài Đức đâu có ngờ bị moi ra từ những tờ giấy mỏng manh trong tập hồ sơ bệnh án tuyệt mật? Ba công an Lạng Sơn gài bẫy hai cô gái điếm đến nhà nghỉ làm tình, rồi trấn lột hai chỉ vàng và một triệu bạc của họ, chắc nghĩ hai thân phận bọt béo ấy sẽ câm nín chẳng dám tố cáo mình! Và tám ông quan chức lãnh đạo bốn công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên ở thành phố Hồ Chí Minh chả ngờ ăn chia kín thế, được bao bọc kỹ thế mà vẫn vỡ chuyện...

Trong sách “Minh Tâm bảo giám” có mấy câu thơ của người đời xưa:

Hành tàng hư thực tự gia tri
Họa phúc nhân do cánh vấn thùy?
Thiện ác đáo đầu chung hữu báo
Chỉ tranh lại tảo dữ lai trì!

+ Tạm dịch:

Hư thực mình biết thì người biết
Phúc họa mình gây giấu được ai?
Thiện ác bao giờ cũng có báo
Chẳng sớm thỉ chầy sẽ đến thôi!

Đức Phật dạy: “ Chỉ cần không tạo cái duyên ác thì sẽ được quả lành. Cho nên đoạn ác tu thiện mới chính là lối đi ngay, tránh nghiệp chướng vậy!”

Theo yêu cầu của bạn đọc ở Vũng Tàu tôi kể lại phiên tòa xét xử ông đại tá giám đốc công an (không lấy tên thật) và trích đoạn lá thư của chị H, giúp bạn đọc suy ngẫm, ngoài ra không có mục đích gì khác

Nguồn Blog BVB

-----------


Lật lại vụ án tham nhũng ly kỳ nhất Việt Nam
(GĐVN) Những năm của thập kỷ 70 nhắc đến vụ án tham nhũng hàng nghìn cây vàng xảy ra ở Đồng Nai nhiều người đều biết đến. Song ít ai biết rằng, liên quan đến vụ việc lại chính là một số cán bộ biến chất trong ngành công an. Và sau hàng chục năm trời, nhiều điều ly kỳ đó dần được hé lộ.

Dính vào tội ác
Ngay sau khi hòa bình lặp lại, làn sóng vượt biên rầm rộ khiến cho tình hình an ninh, trật tự xã hội thêm căng thẳng. Khi đó, đã có một vài cán bộ biến chất, tha hóa dẫn đến phản bội Tổ quốc, phản bội lòng tin của người dân. Đáng nói nhất là trường hợp Nguyễn Hữu Giộc (hay còn gọi là Mười Vân, Mười Giộc…) - Nguyên là Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai. Con của Nguyễn Văn Nải xã Long Định, huyện Cần Đước, Long An.



Cuối đời bà Kim Anh sống với Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu
Thời đó, Mười Vân nổi đình nổi đám khi ông trở thành tình nhân của ả gián điệp Cyrnos Kim Anh - vợ bé của Tổng thống tay sai Nguyễn Văn Thiệu. Chính bà Kim Anh đã gây ra nhiều tội ác, tổ chức đường dây vượt biên qui mô lớn, với hàng ngàn chuyến đưa người vượt biên, thu lời hơn nửa tấn vàng. Khi ấy, chính Mười Vân đã cùng Cyrnos Kim Anh dày công thực hiện âm mưu hãm hại nhiều cán bộ cao cấp và kết thúc bằng kế hoạch cùng nhau vượt biên sang Mỹ để sống trong “thiên đường tình ái”. Đâu ngờ rằng, trong cuộc chơi nghiệt ngã đó, bà Kim Anh đã cao tay chiến thắng và hưởng thụ cuộc sống xa hoa cùng người chồng cựu Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cho đến cuối đời còn Mười Vân phải trả giá cho tội ác bằng chính mạng sống của mình.

Nhắc lại vụ án, TS Dương Thanh Biểu, Nguyên phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao nhớ lại: Đó là một vụ án đặc biệt nghiêm trọng. Khi ấy, Nguyễn Hữu Giộc bị truy tố với nhiều tội danh, trong đó có Tội lạm dụng chức quyền và sử dụng trái nguyên tắc, pháp luật người bị giam (thả Kim Anh và nhiều tội phạm khác); Tội cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án gây hậu quả nghiêm trọng (tạo chứng cứ giả để bắt oan sai nhiều cán bộ cao cấp); Tổ chức đưa người trốn đi nước ngoài trái phép; Tội tham ô tài sản XHCN (thu và chiếm đoạt 1979 lượng vàng); Tội nhận hối lộ; Tội cố ý làm trái nguyên tắc, chính sách, chế độ, thể lệ kinh tế gây thiệt hại nghiêm trọng tài sản XHCN.

Ngày 1/11/1984, Hội đồng xét xử tuyên bản án sơ thẩm đồng thời chung thẩm số 01-HS/SCT tử hình Nguyễn Hữu Giộc còn một số bị cáo khác bị tuyên phạt tù có thời hạn.

Bí ẩn đằng sau 1kg… vàng
Sau vụ án Nguyễn Hữu Giộc một thời gian, thì một vấn đề khiến dư luận hết sức quan tâm đó là hàng loạt cán bộ thuộc Phòng Bảo vệ chính trị Công an Đồng Nai bị khởi tố và bắt tạm giam vì đã quan hệ với các phần tử xấu tổ chức nhiều chuyến trốn đi nước ngoài để thu tiền vàng nhưng chưa bị xử lý. Để đảm bảo tính khách quan, trong quá trình điều tra, Ban chuyên án N2 được thành lập do đồng chí Đỗ Quang Minh, Viện trưởng VKSND tỉnh Đồng Nai làm Trưởng ban.


Cyrnos Trần Thị Kim Anh người từng khiến cho Mười Vân chìm sâu vào tội ác

Một trong những nội dung liên quan đến vụ án là việc điều tra, xét hỏi làm rõ số vàng của con tàu do Mười Vân chỉ đạo Công an Vũng Tàu thu và nộp cho ông, trong đó có thỏi vàng 1kg mà dư luận cho rằng Mười Vân và những người có trách nhiệm của Công an Đồng Nai chưa nộp cho ngân hàng. Đây cũng là tình tiết thú vị nhất của vụ án này, mà một trong những nhân vật liên quan là ông Bùi Đình Kiểm, Phó Giám đốc công an Đồng Nai.

Theo hồ sơ vụ án: Vào khoảng tháng 3/1978, Mười Vân lúc đó là Giám đốc công an Đồng Nai tổ chức chuyến tàu cho người đi xuất cảnh tại Bãi Dâu (Vũng Tàu). Số vàng mà Công an Vũng Tàu (trước thuộc tỉnh Đồng Nai) thu được theo kiểm kê ngày 13/3/1978 là 500 lượng, 6 chỉ, 8 phân, 6 ly, cân nặng 18kg 750. Trong đó có 1 thỏi ký hiệu 411109-9999 nặng 1kg. Ngày 21/3/1978, Công an Vũng Tàu đã giao nộp số vàng của con tàu trên cho Mười Vân, Giám đốc Công an Đồng Nai. Bên giao: Ông Châu Phi Cơ, bà Đỗ Thị Duy và Lê Thị Sáu. Bên nhận có ông Bùi Đình Kiểm và Phạm Hùng Sơn, Phó ban Thanh tra công an Đồng Nai. Số lượng như kê biên, trong đó có thỏi vàng ký hiệu 411109-9999 nặng 1kg. Sau đó, ông Kiểm đã trực tiếp giao số vàng này cho Mười Vân.

Tháng 8/1979, Mười Vân đã nộp số vàng trên cho ngân hàng có sự chứng kiến và giám sát của ông Bùi Đình Kiểm.

Bản án xét xử Mười Vân trước đây khẳng định: Riêng về khoản 461kg 209 trong số vàng do Mười Vân giữ tại nhà với vợ y, thời gian hơn 6 tháng mới nộp cho ngân hàng còn bị thiếu, thì cho đến nay vẫn chưa thể làm rõ. Tuy nhiên, trong quá trình xét xử, Mười Vân không nhận mà đổ cho hai ông Sáu Bùi (Bùi Đình Kiểm) và Sáu Sơn (Phạm Hùng Sơn) là hai người trực tiếp giao nộp vàng cho ngân hàng tại nhà riêng của Mười Vân. Và đây chính là mấu chốt của vụ án. Xin nói lại cho rõ về vấn đề này là: Mặc dù trong biên bản kiểm kê đều đúng nhưng trong quá trình điều tra, xét xử vụ án Nguyễn Hữu Giộc thì thực tế còn thiếu 1 thỏi vàng mang ký hiệu 411109-9999. Tại sao ông Kiểm nhận của Công an Vũng Tàu có thỏi vàng này nhưng khi giao nộp cho Mười Vân và khi Vân giao nộp cho ngân hàng không thể hiện thỏi vàng 1kg trên các giấy tờ?

Từ các tài liệu này, có ý kiến phải quy trách nhiệm cho ông Bùi Kiểm trong việc giám sát việc giao nộp mà để mất là phạm tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Có ý kiến đề nghị cần áp dụng biện pháp mạnh là bắt giam để truy cứu trách nhiệm hình sự. Trong một buổi họp Ban chuyên án, vẫn có hai luồng ý kiến trái ngược nhau. Bên buộc tội cho rằng, khi nộp vàng không có thỏi 1kg là trách nhiệm của ông Bùi Kiểm. Ý kiến ngược lại cho rằng, số vàng thu và nộp của con tàu không thiếu. Nên chưa có hậu quả xảy ra, tuy nhiên cần tiếp tục điều tra mới rõ được.

Trong cuộc họp đó, có sự tham gia của ông Trần Quyết, Viện trưởng VKSNDTC. Sau khi nghe Ban chuyên án thảo luận, ông cho rằng, phải kiên quyết đấu tranh làm rõ người phạm tội bất kỳ là ai cũng phải xử lý theo pháp luật. Tuy nhiên phải đảm bảo đầy đủ chứng cứ. "Đối với thỏi vàng 1 kg của vụ án này tôi cũng thấy băn khoăn. Hiện nay các bị can cũng như ông Kiểm, ông Sơn không biết nó nằm ở đâu. Trong lúc đó, theo báo cáo của Ban chuyên án thì tổng trọng lượng số vàng khi nhận và khi nộp cho ngân hàng thì không thiếu. Vậy cần xem xét có sự nhầm lẫn ở khâu nào không? Các đồng chí cân nhắc thêm, phải chăng nên về xác minh tại gia đình để xem ông Kiểm còn sổ sách, tài liệu gì nữa không?" - Viện trưởng VKSNDTC đề nghị.


Cyrnos Kim Anh là gián điệp CIA, “đệ nhị phu nhân” của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Bà xuất thân là một chủ quán bar - vũ trường mang tên Cyrnos tại thành phố biển Vũng Tàu đã có một con riêng với Thiệu. Sau ngày giải phóng 30-4-1975, Trần Thị Kim Anh bị bắt đi cải tạo tập trung tại trại giam Tam Hiệp -TP Biên Hòa - Đồng Nai, sau đó đã ra được trả tự do trở thành nhân tình của Nguyễn Hữu Giộc cho đến ngày vượt biên sang Mỹ định cư.
Cái giá phải trả!
Khi nhắc đến ông Kiểm nhiều người khẳng định ông là một người lãnh đạo liêm khiết. Điều này được nhiều người nói rằng, sau khi nghỉ hưu, hai vợ chồng với 2 đứa con của ông ở trong một ngôi nhà tuềnh toàng, rách nát. Song để tìm dấu vết của vụ thất thoát 1kg vàng, ban chuyên án đã trực tiếp về nhà ông Bùi Đình Kiểm ở thị xã Bà Rịa để tìm hiểu. Sau ngày đầu tiên tìm kiếm tài liệu không có kết quả, ngày thứ hai các bộ trong Ban chuyên án tiếp tục làm việc với ông Kiểm. Trong đó, quan trọng nhất là xem lại giấy tờ mà ông còn lưu lại, xem có gì liên quan đến số vàng Mười Vân giao nộp cho ngân hàng hay không. Quá trình tìm kiếm trong đống sổ sách của ông, vị cán bộ trong Ban chuyên án thấy một cuốn lịch tại ngày 1/8/1979 có dòng chữ viết bằng mực đã nhòe: 1 kg = 1/2. Đây chính là thời gian mà ông Bùi Kiểm cùng một số người nhập số vàng do Mười Vân cất giữ vào ngân hàng.

Khi vị cán bộ này đưa cho ông Bùi Đình Kiểm thì ông không trả lời ngay mà xem rất kỹ. Ông giở từng trang một rồi lại trở về trang lúc nãy. Ông gật đầu: Đúng là chữ tôi rồi. Nhưng tôi cũng không hiểu tại sao viết thế này. Để tôi nghĩ chút đã…

Một tay cầm cuốn lịch, một tay ông bỗng đánh đốp vào đùi: Thôi chết rồi các chú ơi. Bây giờ tôi mới nhớ… Lúc ông Mười Vân kêu tụi tôi đến nộp vàng cho ngân hàng, họ tiến hành căn từng mã. Đến thỏi vàng 1k thì không cân được. Vì chiếc cân của ngân hàng lúc đó chỉ cân được mỗi mã dưới 0,5kg nên thỏi vàng ấy phải cắt ra làm đôi để cân. Vì vậy tôi mới viết 1 kg = 1/2.

Tại cuộc họp ban chuyên án, sau khi nghe báo cáo của hai cán bộ xuống nhà ông Bùi Kiểm, đủ cơ sở để khẳng định: Số vàng thu được của con tàu là 500 lượng và đã nộp đủ cho ngân hàng. Chuyện thỏi vàng 1 kg thế là xong.

Liên quan đến vụ án này, đến ngày 20/12/1988, TAND Đồng Nai đã xử phạt nhiều cán bộ về tội: Tham ô, lừa đảo chiếm đoạt tài sản XHCN, nhận hối lộ và tổ chức cho người trốn ra nước ngoài. Một số bị cáo khác cũng nhận các bản án nghiêm khắc về tội che giấu tội phạm… Và chuyên án được kết thúc.
Thanh Phùng
http://giadinhvn.vn/vn/tintuc/xahoi/8498-lat-lai-vu-an-tham-nhung-ly-ky-nhat-viet-nam.aspx?print=1




Vụ án N2 Đồng Nai và sự liêm khiết của ông Phó giám đốc Công an Tỉnh

Miền Nam những năm đầu sau giải phóng, tình hình chính trị, an ninh xã hội vô cùng phức tạp. Làn sóng Hoa kiều hồi hương, làn sóng vượt biên rầm rộ khiến cho tình hình an ninh, trật tự xã hội thêm căng thẳng. Dọc theo bờ biển duyên hải miền Trung, miền Nam, lúc nào cũng có sẵn người chực chờ trên các tàu đánh cá, lén lút ra khơi trong đêm, bỏ gia đình, quê hương và tổ quốc ra đi, để vượt biên sang Thái Lan, Philippines, Singapore… tìm kiếm thiên đường trên đất Mỹ.


Cyrnos Trần Thị Kim Anh (người bên trái) – người từng khiến cho Mười Vân chìm sâu vào tội ác

Trong bối cảnh đất nước phức tạp, nhiều khó khăn như thế, ngay sau ngày hoà bình, độc lập thống nhất Tổ quốc, đã có một vài cán bộ biến chất, tha hóa dẫn đến phản bội Tổ quốc, phản bội cách mạng, phản bội nhân dân. Trường hợp như Nguyễn Hữu Giộc (còn có tên gọi khác là Mười Vân, Mười Giộc, Nguyễn Hoàng Vân) – nguyên là Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai là một điển hình cho tội ác này.

Đặc biệt nghiêm trọng khi chính Mười Vân trở thành tình nhân của ả gián điệp Cyrnos Kim Anh – là vợ bé của Tổng thống tay sai Nguyễn Văn Thiệu, cùng nhau gây ra nhiều tội ác, tổ chức đường dây vượt biên qui mô lớn, với hàng trăm, hàng ngàn chuyến đưa người vượt biên, thu lời vô số tiền bạc, đá quý và hơn nửa tấn vàng. Mười Vân đã cùng Cyrnos Kim Anh dày công thực hiện âm mưu hãm hại nhiều cán bộ cao cấp và kết thúc bằng kế hoạch cùng nhau vượt biên sang Mỹ để sống trong “thiên đường tình ái”.

Thế nhưng, trong cuộc chơi nghiệt ngã này, nàng vợ bé của Nguyễn Văn Thiệu đã cao tay và chiến thắng, còn Mười Vân phải trả giá cho tội ác bằng chính mạng sống của mình.

Đây là một vụ án đặc biệt nghiêm trọng bởi Nguyễn Hữu Giộc bị truy tố với nhiều tội danh. Trong đó có Tội lạm dụng chức quyền và sử dụng trái nguyên tắc, pháp luật người bị giam (thả Kim Anh và nhiều tội phạm khác); Tội có ý làm sai lệch hồ sơ vụ án gây hậu quả nghiêm trọng (tạo chứng cứ giả để bắt oan sai nhiều cán bộ cao cấp); Tổ chức đưa người trốn đi nước ngoài trái phép; Tội tham ô tài sản XHCN (thu và chiếm đoạt 1979 lượng vàng); Tội nhận hối lộ; Tội cố ý làm trái nguyên tắc, chính sách, chế độ, thể lệ kinh tế gây thiệt hại nghiêm trọng tài sản XHCN.

Ngày 1/11/1984, Hội đồng xét xử tuyên bản án sơ thẩm đồng thời chung thẩm số 01-HS/SCT tử hình Nguyễn Hữu Giộc và Vũ Cao Thanh. Còn một số bị cáo khác bị tuyên phạt tù có thời hạn.

Một thời gian sau vụ án Nguyễn Hữu Giộc, giữa những năm 1987, nhiều đơn thư gửi tới cơ quan Trung ương và địa phương tố cáo Phạm Tấn Hưng (Sáu Cương), trước đây công tác tại Phòng Bảo vệ chính trị Công an Đồng Nai đã quan hệ với các phần tử xấu tổ chức nhiều chuyến trốn đi nước ngoài để thu tiền vàng nhưng chưa bị xử lý.

Cùng với một số nguồn tin khác, Cơ quan điều tra đã tiến hành xác minh có căn cứ nên đã khởi tố vụ án, bị can và bắt tạm giam đối với Phạm Tấn Hưng. Vì đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, liên quan đến nội bộ ngành Công an và liên quan đến những kiến nghị trước đây của phiên tòa xét xử Mười Vân nên ngày 24/9/1987, Ban chỉ đạo vụ án N2 được thành lập do đồng chí Trần Đệ (Ba Đệ), Giám đốc công an Đồng Nai làm trưởng ban. Sau một thời gian xác minh, cơ quan điều tra đã tiến hành khởi tố và bắt tạm giam nhiều người nguyên là cán bộ thuộc Phòng Bảo vệ chính trị Công an Đồng Nai.

Trong quá trình điều tra vụ án cực kỳ quan trọng này, trong nội bộ có nhiều quan điểm khác nhau về thẩm quyền cũng như về khả năng điều tra. Thậm chí đã có hiện tượng lộ bí mật điều tra rất nghiêm trọng. Nhiều bị can trong vụ án được cán bộ điều tra gặp gỡ, mớm cung tạo điều kiện cho kẻ phạm tội đang tạm giam thông cung với nhau nhằm che dấu, giảm nhẹ trách nhiệm của mình. Vì thế, theo chỉ đạo của Trung ương, để đảm bảo tính khách quan, trong quá trình điều tra, ngày 25/5/1989, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Nai đã quyết định thành lập Ban chuyên án N2 do đồng chí Đỗ Quang Minh, Viện trưởng VKSND tỉnh Đồng Nai làm Trưởng ban. Ban chuyên án này đặt dưới sự chỉ đạo chung của Cấp ủy Đồng Nai và sự chỉ đạo nghiệp vụ của Viện trưởng VKSNDTC Trần Quyết.

Trong quá trình điều tra vụ án N2 này, một trong những nội dung liên quan đến vụ án là việc điều tra, xét hỏi làm rõ số vàng của con tàu do Mười Vân chỉ đạo Công an Vũng Tàu thu và nộp cho Mười Vân, trong đó có thỏi vàng 1kg mà dư luận cho rằng Mười Vân và những người có trách nhiệm của Công an Đồng Nai chưa nộp cho ngân hàng. Đây cũng là “hậu trường” thú vị nhất của vụ án này, mà một trong những nhân vật liên quan là ông Bùi Đình Kiểm, Phó Giám đốc công an Đồng Nai.

Khi tiếp nhận, nghiên cứu hồ sơ, các điều tra viên nhận thấy: Vào khoảng tháng 3/1978, Mười Vân lúc đó là Giám đốc công an Đồng Nai tổ chức chuyến tàu cho người đi xuất cảnh tại Bãi Dâu (Vũng Tàu). Số vàng mà Công an Vũng Tàu (trước thuộc tỉnh Đồng Nai) thu được theo kiểm kê ngày 13/3/1978 là 500 lượng, 6 chỉ, 8 phân, 6 ly, cân nặng 18kg 750. Trong đó có 1 thỏi ký hiệu 411109-9999 nặng 1kg.

Ngày 21/3/1978, Công an Vũng Tàu đã giao nộp số vàng của con tàu trên cho Mười Vân, Giám đốc Công an Đồng Nai. Bên giao: Ông Châu Phi Cơ, bà Đỗ Thị Duy và Lê Thị Sáu. Bên nhận có ông Bùi Đình Kiểm và Phạm Hùng Sơn, Phó ban Thanh tra công an Đồng Nai. Số lượng như kê biên, trong đó có thỏi vàng ký hiệu 411109-9999 nặng 1kg. Sau đó, ông Kiểm đã trực tiếp giao số vàng này cho Mười Vân.
Tháng 8/1979, Mười Vân đã nộp số vàng trên cho ngân hàng có sự chứng kiến và giám sát của ông Bùi Đình Kiểm.

Bản án xét xử Mười Vân trước đây khẳng định: Riêng về khoản 461kg 209 trong số vàng do Mười Vân giữ tại nhà với vợ y, thời gian hơn 6 tháng mới nộp cho ngân hàng còn bị thiếu, thì cho đến nay vẫn chưa thể làm rõ. Tuy nhiên, trong quá trình xét xử, Mười Vân không nhận mà đổ cho hai ông Sáu Bùi (Bùi Đình Kiểm) và Sáu Sơn (Phạm Hùng Sơn) là hai người trực tiếp giao nộp vàng cho ngân hàng tại nhà riêng của Mười Vân. Và đây chính là mấu chốt của vụ án. Xin nói lại cho rõ về vấn đề này là: Mặc dù trong biên bản kiểm kê đều đúng nhưng trong quá trình điều tra, xét xử vụ án Nguyễn Hữu Giộc thì thực tế còn thiếu 1 thỏi vàng mang ký hiệu 411109-9999. Tại sao ông Kiểm nhận của Công an Vũng Tàu có thỏi vàng này nhưng khi giao nộp cho Mười Vân và khi Vân giao nộp cho ngân hàng không thể hiện thỏi vàng 1kg trên các giấy tờ?

Từ các tài liệu này, có ý kiến phải quy trách nhiệm cho ông Bùi Kiểm trong việc giám sát việc giao nộp mà để mất tài sản là phạm tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Có ý kiến đề nghị cần áp dụng biện pháp mạnh là bắt giam để truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trong quá trình các cán bộ trong Ban chuyên án gặp ông Kiểm để lấy lời khai là mỗi lần chứng kiến sự bất lực về trí nhớ của ông. Vì tuổi cao và lại liên quan đến vụ án này nên sức khỏe ông ngày càng gầy, hốc hác. Trong quá trình điều tra, ai cũng bị gây ấn tượng bởi đôi mắt hiền từ và lời nói mộc mạc của ông Phó giám đốc công an tỉnh đã nghỉ hưu này. Thời còn đương chức, ông sống rất được lòng mọi người và ai cũng quý mến ông vì đức tính thật thà, ngay thẳng và rất liêm khiết. Khi ông bị gọi lên để làm rõ chuyện thỏi vàng 1kg, rất nhiều người quả quyết, ai chứ ông Sáu Bùi không bao giờ có chuyện đó. Ông là lãnh đạo nhưng rất quý anh em, sẵn sàng giành cho đồng nghiệp những thuận lợi còn khó khăn nhận về mình.

Trong một buổi họp Ban chuyên án, vẫn có hai luồng ý kiến trái ngược nhau. Bên buộc tội cho rằng, khi nộp vàng không có thỏi 1kg là trách nhiệm của ông Bùi Kiểm. Phía này cho rằng, phải bắt giam ông Kiểm là ra hết. Ý kiến ngược lại cho rằng, số vàng thu và nộp của con tàu không thiếu. Nên chưa có hậu quả xảy ra, tuy nhiên cần tiếp tục điều tra mới rõ được.

Một đồng chí lãnh đạo trong Ban chuyên án nghe vậy liền quắc mắt, đập bàn: Điều tra như vậy còn làm tiếp gì nữa. Đề nghị áp dụng biện pháp bắt ông Kiểm để điều tra. Trong cuộc họp này, có sự tham gia của ông Trần Quyết, Viện trưởng VKSNDTC. Sau khi nghe Ban chuyên án thảo luận, ông cho rằng, phải kiên quyết đấu tranh làm rõ người phạm tội bất kỳ là ai cũng phải xử lý theo pháp luật. Tuy nhiên phải đảm bảo đầy đủ chứng cứ.

Nói đến đây, nét mặt của ông Viện trưởng VKSNDTC chùng xuống: Còn đối với người liên quan đến thỏi vàng 1 kg thì… Theo chỗ tôi biết, anh Kiểm là người rất tốt. Đó là người chân thành. Hồi ở ngành công an, trong quá trình theo dõi cán bộ, tôi chưa thấy anh Kiểm điều tiếng gì. Sau khi anh nghỉ hưu, tôi có ghé thăm nhà anh ở Bà Rịa. Hai vợ chồng với 2 đứa con ở trong một ngôi nhà tuềnh toàng. Tôi cũng không ngờ, với cương vị là Phó giám đốc công an tỉnh mà khi về hưu lại khó khăn như vậy. Thấy sức khỏe của anh đã yếu lai ở trong hoàn cảnh khó khăn như thế tôi rất chạnh lòng”.

Ồng Viện trưởng dừng lại mấy giây rồi tiếp: “Đối với thỏi vàng 1 kg của vụ án này tôi cũng thấy băn khoăn. Hiện nay các bị can cũng như ông Kiểm, ông Sơn không biết nó nằm ở đâu. Trong lúc đó, theo báo cáo của Ban chuyên án thì tổng trọng lượng số vàng khi nhận và khi nộp cho ngân hàng thì không thiếu. Vậy cần xem xét có sự nhầm lẫn ở khâu nào không? Các đồng chí cân nhắc thêm, phải chăng nên về xác minh tại gia đình để xem ông Kiểm còn sổ sách, tài liệu gì nữa không?”

Giữa tháng 5/1989, hai cán bộ trong Ban chuyên án đi xe máy về nhà ông Bùi Kiểm ở số nhà 142 đường 27/4 phường Phước Hiệp, TX Bà Rịa. Sau tiếng chuông là tiếng dép lê loạc xoạc chậm chạp đi ra phía cổng. Cánh cổng mở, ông Kiểm hiện ra với nét mặt khá mệt mỏi nhưng vẫn dành cho các vị khách nụ cười đôn hậu. Đôi tay ông mở cửa mà run run.

Thấy khách nhìn vào như thắc mắc, ông bảo, ngôi nhà này đã lâu lắm rồi, trước của ông bà nội. Khi lớn lên bố mẹ, rồi ông ở đến tận bây giờ. “Mấy lần gia đình tôi định sửa lại nhưng chưa có điều kiện”, lời nói của ông khiến hai vị cán bộ trong Ban chuyên án thấy se lòng. Một vị từng Phó giám đốc công an phụ trách hậu cần mà khi về hưu không có tiền sửa nhà thì cũng thật khó tin. Nhưng, đúng là nhà của gia đình ông cũ kỹ thật. Suốt cuộc đời đi làm cách mạng vẫn sống cuộc đời đạm bạc, khổ về vật chất, đau đớn về tinh thần.

Khi nghe hai cán bộ đặt vấn đề về mục đích làm việc, ông không nói gì, chỉ gật gật. Đôi mắt già nua mệt mỏi nhìn xa xăm. Ông bảo vợ mang cái hòm gỗ dưới bếp lên, vì trong đó chứa tất cả những giấy tờ của ông, rồi nói: “Hôm nay các anh về tận nhà tìm kiếm tài liệu tôi thấy các anh làm như vậy thật sâu sát. Tôi đã từng thề với ông Trần Quyết là Bùi Đình Kiểm này không bao giờ hư hỏng, dù trong kháng chiến cũng như thời bình hiện nay. Trong trường hợp không có cách nào nữa thì cứ theo pháp luật mà làm. Tôi thấy quá mệt mỏi rồi”.

Ông nói xong, nhìn ra sân lộ rõ mệt mỏi. Ông bảo, mấy năm về hưu mà chẳng yên ổn chút nào. Năm 1984, vừa về hưu thì phải giải trình về vụ án Mười Vân. Bây giờ lại đụng đến việc này. “Quỹ thời gian của tôi xem ra chẳng còn là bao mà vướng nhiều chuyện phức tạp quá”, ông lại thở dài.

Một con người như ông, từng là Phó giám đốc công an, một vị trí, chức danh đầy uy lực lúc tại vị, thế mà giờ đây bóng chiều cuộc đời đã đổ xuống mái đầu bạc trắng và đôi vai gầy xo của ông. Sức khỏe và sự thanh thản là cái mà ông cần nhất lúc này nhưng cũng không có.

Sau ngày đầu tiên tìm kiếm tài liệu không có kết quả, ngày thứ hai các bộ trong Ban chuyên án tiếp tục làm việc với ông Bùi Kiểm. Trong đó, quan trọng nhất là xem lại giấy tờ mà ông còn lưu lại, xem có gì liên quan đến số vàng Mười Vân giao nộp cho ngân hàng hay không. Quá trình tìm kiếm trong đống sổ sách của ông, vị cán bộ trong Ban chuyên án thấy một cuốn lịch tại ngày 1/8/1979 có dòng chữ viết bằng mực đã nhòe: 1 kg = 1/2. Đây chính là thời gian mà ông Bùi Kiểm cùng một số người nhập số vàng do Mười Vân cất giữ vào ngân hàng.

Khi vị cán bộ này đưa cho ông Bùi Đình Kiểm thì ông không trả lời ngay mà xem rất kỹ. Ông giở từng trang một rồi lại trở về trang lúc nãy. Ông gật đầu: Đúng là chữ tôi rồi. Nhưng tôi cũng không hiểu tại sao viết thế này. Để tôi nghĩ chút đã.

Bỗng ông bật cười ha hả, một giọng cười hả hê mà ít khi xuất hiện làm cho khuôn mặt ông tự dưng rạng rõ lên. Một tay cầm cuốn lịch, một tay ông đánh đốp vào đùi: Thôi chết rồi các chú ơi. Bây giờ tôi mới nhớ. Ôi. Sao mà lẩm cẩm, chóng quên thế… Ông vừa cười sảng khoái vừa đứng dậy vươn vai nhưng rồi lại ngồi xuống, ông đưa tay chỉ vào dòng chữ: Lúc ông Mười Vân kêu tụi tôi đến nộp vàng cho ngân hàng, họ tiến hành cân từng mã. Đến thỏi vàng 1kg thì không cân được. Vì chiếc cân của ngân hàng lúc đó chỉ cân được mỗi mã dưới 0,5kg nên thỏi vàng ấy phải cắt ra làm đôi để cân. Vì vậy tôi mới viết 1 kg = 1/2. Rồi như không kìm nén được niềm vui, ông cười ha hả. Hai cán bộ ban chuyên án lập biên bản xong, đọc cho ông nghe. Ông gật đầu và ký vào biên bản.

Tại cuộc họp ban chuyên án, sau khi nghe báo cáo của hai cán bộ xuống nhà ông Bùi Kiểm, đủ cơ sở để khẳng định: Số vàng thu được của con tàu là 500 lượng và đã nộp đủ cho ngân hàng. Chuyện thỏi vàng 1 kg thế là xong.

Còn liên quan đến vụ án này, đến ngày 20/12/1988, TAND Đồng Nai đã xử phạt Nguyễn Tấn Hưng 20 năm tù về tội: Tham ô, lừa đảo chiếm đoạt tài sản XHCN, nhận hối lộ và tổ chức cho người trốn ra nước ngoài. Nguyễn Văn Hiệp 18 năm tù về tội Nhận hối lộ và che dấu tội phạm. Một số bị cáo khác cũng nhận các bản án nghiêm khắc về tôi nhận hối lộ…

Sau khi vụ án được xét xử sơ thẩm, quần chúng tiếp tục tố giác Nguyễn Văn Hiệp còn chôn dấu số lượng lớn vàng khác. Sau khi cán bộ điều tra dẫn Hiệp về căn nhà y khai đã giấu vàng, kết quả khám xét đã thu giữ được 800 lượng vàng dưới đáy hồ nước, 17 hạt xoàn lớn, 162 hoạt xoàn tấm, 27 hạt xoàn nhân tạo và nhiều đồ trang sức khác. Trước đó, cơ quan điều tra cũng đã khám và thu giữ được 1520 lượng vàng. Toàn bộ khối tài sản này do Hiệp chiếm đoạt được trong thời kỳ y làm Trưởng Phòng bảo vệ chính trị.

Trong quá trình đang chờ tái thẩm, thì Nguyễn Văn Hiệp đã nhiều lần tự tử nhưng được cứu thoát. Tuy nhiên, ngày 14/8/1990, lợi dụng các quản giáo không để ý, y đã treo cổ chết. Ngày 15/9/1990, cơ quan điều tra đã có báo cáo kết thúc điều tra vụ án N2 đồng thời ra quyết định đình chỉ điều tra vụ án và đối với Nguyễn Văn Hiệp.

(Bài viết có sử dụng một số tư liệu trong cuốn Theo dòng công lý của TS Dương Thanh Biểu, nguyên Phó viện trưởng VKSNDTC)
(Còn nữa)

Thanh Phùng

http://phaply.net.vn/ben-khung-cua-tu-phap/an-ninh/hau-truong-nhung-vu-an-tham-nhung-noi-tieng-o-viet-nam-ky-1.html

Dù thời gian đã quá xa rồi, nhưng nhắc đến vụ án Mười Giộc thì gần như ai cũng biết. Điều đó cho thấy sự ảnh hưởng và tác động của vụ án trong đời sống xã hội lúc bấy giờ là rất lớn.
(Phunutoday) - Trở lại với bối cảnh miền Nam những năm đầu giải phóng, tình hình chính trị, an ninh xã hội vô cùng phức tạp. Nền kinh tế sau chiến tranh rơi vào hoàn cảnh khó khăn, lạc hậu và sa sút mọi mặt khi vừa phải đương đầu với thù trong, giặc ngoài. Tàn dư chế độ cũ để lại quá nhiều thứ cần phải giải quyết, vết thương chiến tranh chưa lành lại tứa máu vì chiến tranh biên giới phía Bắc, Tây Nam.

Làn sóng Hoa kiều hồi hương, làn sóng vượt biên rầm rộ khiến cho tình hình an ninh, trật tự xã hội thêm căng thẳng. Trên lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, mọi người còn nhớ như in hình ảnh người nghệ sĩ tài sắc cải lương Thanh Nga và gia đình bị ám sát ngã gục trên sân khấu với hai vai diễn rất thành công về Trưng Trắc (Tiếng trống Mê Linh) và Dương Vân Nga (trong vở Thái Hậu Dương Vân Nga).

Dọc theo bờ biển duyên hải miền Trung, miền Nam, từ Qui Nhơn, Đại Lãnh, Nha Trang, Mũi Né (Phan Thiết), Long Hải (Bà Rịa - Vũng Tàu), Cần Giờ (TPHCM), Tân Thành (Gò Công - Tiền Giang), Bình Đại, Thạnh Phú (Bến Tre), Ba Động, Duyên Hải (Trà Vinh), Vĩnh Châu (Sóc Trăng), Nhà Mát (Bạc Liêu), Năm Căn (Cà Mau) đến Rạch Giá, Hà Tiên (Kiên Giang) lúc nào cũng có sẵn người chực chờ trên các tàu đánh cá, lén lút ra khơi trong đêm, bỏ gia đình, quê hương và tổ quốc ra đi, để vượt biên sang Thái Lan, Philippines, Singapore, Malaysia… tìm kiếm thiên đường trên đất Mỹ và tạo sự sống ích kỷ cho riêng mình theo lời xúi giục của bọn phản động và các thế lực thù địch.

Trong bối cảnh đất nước phức tạp, nhiều khó khăn như thế, ngay sau ngày hoà bình, độc lập thống nhất Tổ quốc, đã có một vài cán bộ biến chất, tha hóa dẫn đến phản bội Tổ quốc, phản bội cách mạng, phản bội nhân dân. Trường hợp như Nguyễn Hữu Giộc (còn có tên gọi khác là Mười Vân, Mười Giộc, Nguyễn Hoàng Vân) - nguyên là Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai là một điển hình cho tội ác này.

Đặc biệt nghiêm trọng khi chính Mười Vân trở thành tình nhân của ả gián điệp đội lốt hồ ly tinh có tên Cyrnos Kim Anh - là vợ bé của Tổng thống tay sai Nguyễn Văn Thiệu, cùng nhau gây ra nhiều tội ác, tổ chức đường dây vượt biên qui mô lớn, với hàng trăm, hàng ngàn chuyến đưa người vượt biên, thu lời vô số tiền bạc, đá quý và hơn nửa tấn vàng. Mười Vân đã cùng “bóng hồng dinh Độc Lập” Cyrnos Kim Anh dày công thực hiện âm mưu hãm hại nhiều cán bộ cao cấp và kết thúc bằng kế hoạch cùng nhau vượt biên sang Mỹ để sống trong “thiên đường tình ái”.

Thế nhưng, trong cuộc chơi nghiệt ngã này, nàng vợ bé của Nguyễn Văn Thiệu đã cao tay và chiến thắng, còn Mười Vân phải trả giá cho tội ác bằng chính mạng sống của mình.

Nguyễn Hữu Giộc (Mười Vân) với bản cáo trạng tội ác dày cộm không ai phát hiện

Một cán bộ ngành công an từng là cấp trên của Nguyễn Hữu Giộc là người cùng quê hương Long Định, Cần Đước, Long An, từng bị Mười Giộc vu cáo, hãm hại bất thành đã ngậm ngùi tiếc rẻ: “Nếu không nhúng tay vào tội ác tày trời, thì cậu ấy là một con người rất giỏi giang, bản lĩnh. Gia đình, dòng họ của Nguyễn Hữu Giộc không có ai là người độc ác, tàn bạo như cậu ta. Họ là những nông dân hiền lành, chất phác…”.

Nguyễn Hữu Giộc là con trai ông Nguyễn Văn Nài (Chín Nài) nhà gần sông Rạch Chanh, ấp Long Kim, xã Long Định, huyện Cần Đước, tỉnh Long An. Gia đình ông Chín có vài ba mẫu ruộng, quanh năm quần quật vẫn không chút dư dả. Ông Chín tậu thêm một chiếc ghe nhỏ, chở chiếu dệt tại Long Định ngược sông Vàm Cỏ Đông lên bán ở vùng Gò Dầu, Trảng Bàng, Tây Ninh những khi xong việc ruộng đồng, rồi ông mua hàng nông sản về Long Định, Cần Đước bán lại kiếm lời.

Khoảng năm 1948, Nguyễn Hữu Giộc gia nhập đơn vị Công an huyện Cần Đước, lúc bấy giờ đơn vị đóng quân tại xã Long Định. Do tình hình khó khăn, phức tạp của những năm 1948-1949, nên Công an huyện chia thành hai khu A và khu B. Ông Tr.V.T. –Trưởng Công an huyện Cần Đước phụ trách khu A, còn Nguyễn Hữu Giộc - Phó Công an huyện phụ trách khu B bao gồm cả khu vực Cần Giờ, Cần Giuộc ngày nay.

Năm 1950, Nguyễn Hữu Giộc đề xuất, xin lệnh cấp trên để phá vụ án gọi là “Đại Việt quốc dân Đảng” tại xã Lý Nhơn (Rừng Sác). Bất chấp sự thật đúng sai, Mười Giộc cho bắt giam Nguyễn Anh Trấn - người cầm đầu và mấy mươi người khác. Ông Trấn là người may mắn còn sống sót đến giờ.

Thật ra đây là nhóm cán bộ, chiến sĩ thường xuyên tụ tập ăn nhậu, bàn tán chuyện chính trị xã hội theo kiểu giang hồ Bảy Viễn. Họ không hề có tổ chức phản động chống lại chính quyền Việt Minh gì, sống ở vùng sông nước, hẻo lánh dưới sông cá sấu lúc nhúc, trên rừng cọp beo gầm thét, đời sống lục lâm thảo khấu khiến họ tựa vào nhau, liên kết bè đảng như kiểu Lương Sơn Bạc.

Trong số này có anh Nguyễn Văn Thiết - Huyện đội phó bị Mười Giộc bắt giam và bị tra tấn đến chết. Sau đó, Nguyễn Hữu Giộc lập báo cáo láo lên Huyện ủy nói anh Thiết tự tử trong trại giam và lập bản báo cáo tội trạng của “Đại Việt quốc dân Đảng” lừa bịp cấp trên.

Trong hoàn cảnh chiến tranh, hoạt động bán công khai, không ai có thời gian để thẩm định, xác minh thực hư vụ việc xảy ra tại khu vực heo hút, xa xôi như Rừng Sác - Cần Giờ. Chính hoàn cảnh khó khăn chung ấy đã tạo ra kẽ hở cho những kẻ xấu lợi dụng quyền hạn tác oai, tác quái thiên hạ.
Dù ai đó biết không phải là sự thật, là oan sai nhưng đành im lặng, nếu lên tiếng sợ bị liên lụy đến tính mạng. Do vậy mà mọi việc rơi vào im lặng, nỗi căm hờn, uất ức trong những gia đình bị oan sai dâng trào đến tận trời xanh.

Cũng tại đây, trong thời gian làm Phó Công an huyện phụ trách khu B, Nguyễn Hữu Giộc đã hoành hành, bắt giết oan sai 82 người, gây tang tóc cho hàng trăm gia đình, thân nhân khác, oan sai ngập trời, tối mờ nhật nguyệt. Cho mãi đến ngày Nguyễn Hữu Giộc dựa cột tử hình đền tội, 82 gia đình oan sai mới được phục hồi danh dự và công trạng trong sự mừng vui vỡ òa và niềm tin vào công lý là có thật ở trên đời.

Chính ông Tr. V. T. – sau này làm lãnh đạo Cục Thống kê TP. HCM từ thời mới giải phóng đã mạnh dạn lên tiếng tố cáo những tội ác của Mười Giộc gây ra mà ông từng biết khi phụ trách Công an huyện Cần Đước ngày xưa với nỗi niềm hối hận vô cùng. Ông đề nghị những cán bộ thân hữu cấp trên tìm mọi cách ngăn chặn không để Mười Giộc trèo lên ghế Giám đốc Công an, sợ rằng tội ác sẽ tiếp diễn. Quả nhiên điều ông T. lo đã thành sự thật…

Một buổi sáng tháng 6/2011, chúng tôi vào Bệnh viện Thống Nhất – TP. HCM thăm ông Nguyễn Văn Nam (tức Sáu Nam, Sáu Méo) đã ngoài 80 tuổi đang nằm trị bệnh đau xương khớp. Câu chuyện về Mười Giộc làm mưa làm gió một thời ở Cần Đước đã khiến ông như tỉnh táo trở lại và nóng hổi như mới hôm nào lần lượt hiện về. Chính ông cũng là một nạn nhân bị Mười Giộc gọi về trình diện vì tình nghi liên quan đến Đại Việt Quốc dân Đảng ngày đó. Ông cười móm mém: “Nếu hồi đó tui về, chắc bây giờ xanh cỏ, không còn ở đây rồi”.

Ông nhận lệnh triệu hồi, nhưng cương quyết chống đối không về trình diện vì biết mình không có tội tình gì cả. Hơn nữa, ông biết kẻ xấu đang rắp tâm hãm hại người tốt. Ông từng nghĩ, thà chết tại ngay mảnh đất vườn nhà, chứ không chết dưới bàn tay những kẻ xấu, hãm hại đồng đội…

Ông nhớ khá rõ chuyện anh Thiết - Huyện đội phó chết trong tư thế ngồi lưng dựa vào vách, không giống một người thắt cổ tự tử như báo cáo của Nguyễn Hữu Giộc lên cấp trên. Ông Sáu Nam là một trong những tù nhân nổi dậy phá nhà lao Tân Hiệp – Biên Hòa năm xưa.

Từng là Bí thư Huyện ủy Cần Đước những năm đầu giải phóng, ông và bà nhà (Chánh án Tòa án huyện) được Tòa án mời, yêu cầu tường thuật lại vụ việc năm 1950 với tư cách là nhân chứng sống để Tòa án có thêm đầy đủ chứng cứ tội ác trừng trị Mười Giộc thích đáng, tâm phục khẩu phục. Nhưng lúc ấy, chẳng biết nghĩ sao, ông quên ghi ra giấy, mà lên gặp trực tiếp để trình bày trung thực nhất những gì mình thấy, mình biết, mình nghe.

Tánh cương trực của ông đến giờ vẫn còn nguyên như vậy. Cả khi ông quan niệm một cách dè dặt rằng sai lầm lúc ấy là sai lầm của tập thể chứ không thuộc về cá nhân một ai. Cách nghĩ của ông Sáu không sai, nhưng bản chất và bộ mặt thật của Mười Giộc sau này, ông không có điều kiện tỏ tường.

Giờ nhắc lại chuyện cũ, ông và hàng trăm gia đình ở Cần Đước, Cần Giờ vẫn còn nhớ như in công trạng người cách mạng kiên trung đồng hương với ông, từng là Phó Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao Huỳnh Việt Thắng (Tư Thắng, Mười Qùy) - một cán bộ từng là lãnh đạo Ty Công an ngày trước đã đem lại công lý, công bằng trả lại cho 82 gia đình có người thân bị oan sai năm xưa.

Năm 1954, Nguyễn Hữu Giộc tập kết ra miền Bắc, có thời gian làm Phó phòng CS trị an Ty Công an tỉnh Hòa Bình. Có chuyện kể lại rằng: Trong một đêm đi săn thú rừng, Mười Giộc đã bắn chết một đồng chí cán bộ cùng cơ quan. Câu chuyện này tuy chưa được xác minh đầy đủ, nhưng được nhiều người biết chuyện kể lại rất giống nhau.

Điều bất ngờ là sau đó, người vợ tay ấp má kề chung chăn gối của đồng chí ấy, đã làm đơn “bãi nại” cho là Mười Giộc, xác nhận là “bắn nhầm” chứ không phải cố ý “ngộ sát” giúp Mười Giộc thoát khỏi án tù tội. Cho mãi đến sau này nhiều người phát hiện ra, cô vợ nhà kia từng là nhân tình của Mười Giộc, thì không ai lạ gì mưu gian kế độc tự xưa đến nay “giết chồng đoạt vợ”. Nhưng đã quá muộn màng, không đủ chứng cớ truy tội.


Phía trước nhà lao Tam Hiệp còn lại

Nhưng sự việc bị cuốn theo lịch sử bởi lúc ấy cả miền Bắc đang tập trung sức lực đánh trả các cuộc đánh phá bằng không quân của Mỹ. Miền Nam đang dậy lên phong trào Đồng khởi đấu tranh bằng vũ trang kết hợp đấu tranh chính trị. Miền Bắc thắng lợi vang dội công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội sau Đại hội Đảng toàn quốc mùa xuân 1961, làm hậu phương vững chắc cho miền Nam đánh Mỹ. Cả nước đang tất cả vì miền Nam.

Vào thời chiến tranh, tất cả tập trung cho tiền tuyến đánh Mỹ, tất cả vì miền Nam ruột thịt, những vụ việc thật giả rất dễ lẫn lộn mơ hồ, không có điều kiện để điều tra, xác minh kỹ lưỡng như bây giờ. Có thể vì thế mà những kẻ làm nhiều điều ác như Mười Vân đã thoát tội cũng nên.

Năm 1962, Nguyễn Hữu Giộc lên đường về miền Nam chiến đấu như bao chiến sĩ, cán bộ ngày ấy, không ai biết gì đến quá khứ đầy tội lỗi của y đã gây ra. Những tội ác mà y đã gây ra tưởng chừng như đã xóa mờ đi và chôn vùi trong bom đạn chiến tranh, tưởng chừng như sẽ vĩnh viễn không bao giờ ai biết đến…

Nhưng lịch sử luôn minh bạch, công bằng. Nhân quả ở đời có quả báo nhãn tiền trùng trùng trước mặt, với những tội ác tày trời do Nguyễn Hữu Giộc gây ra, tránh sao được lưới trời lồng lộng. Không thể nào lấy mảnh vải thưa để che được mắt Thánh và cũng không thể nào trốn được tội lỗi cho dù kẻ ác có tài giỏi đến đâu.

Một con cáo tinh khôn đến mấy vẫn có lúc sơ hở để lộ cái đuôi dài ra. Con sói hoang dã dù có thành bậc tu hành cũng có lúc lạc đường cất lên tiếng hú rùng rợn, lộ nguyên bản chất hung dữ của mình nơi hoang dã.

Mười Giộc thường che đậy bản chất, vun vén thành tích để không ai nhìn ra chân tướng. Nhưng hắn không thể biết, rất nhiều cán bộ, chiến sĩ từng sinh sống tại quê hương Cần Đước - Long An không ai lạ gì nghi án năm xưa khiến gia đình họ tan nát, đau thương.

Thả gián điệp Mỹ, cặp bồ với vợ bé Thiệu làm mưa làm gió bãi biển Hồ Cốc, Bình Châu

Trưa ngày 30/4/1975, giải phóng Sài Gòn, Tổng thống Dương Văn Minh và nội các đầu hàng vô điều kiện. Miền nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất Tổ quốc, tiến tới hiệp thương hai miền Nam Bắc một nhà. Ban An ninh Miền Đông cũng chấm dứt sứ mạng lịch sử, giải thể để phù hợp với tình hình mới của đất nước.

Các tỉnh Sông Bé, Thuận Hải, Đồng Nai và đặc khu Vũng Tàu - Côn đảo thành lập với sự phân công, bổ nhiệm mới nhiều cán bộ từ trong chiến khu ra để làm lãnh đạo. Chẳng biết bằng cách nào mà Nguyễn Hữu Giộc được cử làm Giám đốc Công an Đồng Nai khiến cho nhiều người bất ngờ. Có thể đã có sai lầm trong quan điểm lập trường hay thiếu cân nhắc, quyết đoán nên đã để con rắn độc nguy hiểm này leo lên ghế Giám đốc.

Khi đã có quyền hành nắm trong tay, những mưu mô thâm hiểm và độc ác của Nguyễn Hữu Giộc như sống lại. Có thể thấy điển hình qua các vụ việc tiêu biểu một thời làm chấn động trong dư luận và nhân dân miền Đông.

Dù thời gian đã quá xa rồi, nhưng nhắc đến vụ án Mười Giộc thì gần như ai cũng biết. Điều đó cho thấy sự ảnh hưởng và tác động của vụ án trong đời sống xã hội lúc bấy giờ là rất lớn. Đặc biệt đây là vụ án liên quan đến việc để xổng chuồng con hồ li tinh Kim Anh - vợ bé của Tổng thống Sài Gòn Nguyễn Văn Thiệu.

Điển hình như vụ Mười Giộc ra lệnh thả tên Nguyễn Văn Sang - cảnh sát đặc biệt miền Đông do CIA Mỹ đào tạo, huấn luyện đang bị cải tạo trong trại giam Tam Hiệp, TP. Biên Hòa, được Mười Vân đặt bí danh là H. 20, khống chế, lập hồ sơ giả ép tên Sang khai các đồng chí cán bộ kiên trung như: Năm T. (Bí thư Thành ủy Biên Hòa) và Ba L.- Bí thư Thành ủy Vũng Tàu là gián điệp Mỹ cài lại nhằm hãm hại và tìm cơ hội trừ khử hai đồng chí này. Từ bản cung tố cáo, khai man của con cờ H. 20, Mười Giộc xin cấp trên bắt giam Năm T. và Ba L. vào ngục dùng cực hình đánh dập, tra khảo và ép cung rất tàn bạo.

Tại Tòa án sau này xét xử, chính Nguyễn Văn Sang khai ra mình bị Mười Giộc đe dọa nếu không làm như thế sẽ bắt luôn vợ và 8 con bỏ tù rục xương. Nếu làm theo ý của Mười Giộc, Sang được hứa hẹn sẽ cung cấp đầy đủ tiện nghi, lo cuộc sống cho gia đình Sang mà không hề hấn chuyện gì cả.

Vừa lo sợ, vừa phải đối mặt với cái chết bất cứ lúc nào khi bản thân là CIA Mỹ và nhiều tội ác với nhân dân và cách mạng, sự trả thù “giết người diệt khẩu” dễ như trở bàn tay của Mười Giộc, tên Sang đành ngoan ngoãn nghe lời viết tố cáo tội trạng một số đồng chí cách mạng kiên trung mà Mười Giộc không ưa.

Cũng vào thời điểm này, nàng Cyrnos Kim Anh - vợ bé của Nguyễn Văn Thiệu nguyên là dân biểu Hạ Viện Việt Nam Cộng hòa và là gián điệp của CIA Mỹ đang cải tạo tại trại giam Tam Hiệp cùng với tên Sang và nhiều tay chân khác.

Là một kẻ háo sắc, tham lam, Mười Giộc không bao giờ có thể bỏ qua miếng mồi ngon béo bở này. Hơn nữa, ở độ tuổi ngoài 30, “gái một con trông mòn con mắt” dáng vóc nẩy nở, hừng hực sức sống và nữ tính, khiến cho ngay lần gặp đầu tiên, cặp mắt cú vọ của Mười Giộc đã không kiềm chế được sự quyến rũ của hồ li tinh Kim Anh.

Từng là một gián điệp lão luyện, từng là một phụ nữ quá dày kinh nghiệm chốn tình trường, đến cả Thiệu còn không thoát khỏi nanh vuốt hồ li thì hạng phàm phu, dâm đãng và háo sắc như Mười Giộc làm sao tránh khỏi. Xưa, Trụ Vương giết chú ruột moi lấy gan chữa bệnh ho gà, giết hết các trung thần, công thần dám can gián vua chỉ vì Đắc Kỷ, nên cơ đồ nhà Ân chẳng mấy chốc tan thành tro bụi, có khác gì Mười Giộc lúc bấy giờ.

Ít lâu sau những lần gặp gỡ, ân ái nồng nàn, Mười Giộc đã ký lệnh thả Kim Anh ra khỏi trại giam, trả tự do để dễ bề hẹn hò, tình tứ tránh tai mắt người đời.

Vào lúc này, Mười Giộc còn có một ả nhân tình khác tên Ng. nhà ở đường Phan Kế Bính, quận 1 nguyên là vợ của một sĩ quan chế độ cũ tử trận, khi chưa có Kim Anh thường xuyên lui tới hẹn hò, nồng nàn say đắm. Nay vì có mới, nên nới cũ lạnh nhạt dần, khiến cô nhân tình này tức lồng lộn lên như sư tử Hà Đông nhưng chẳng làm gì được.

Ra ngoài, vừa xỏ mũi được Mười Giộc, Kim Anh và đồng bọn dựa dẫm vào nhân tình Mười Vân vốn có thế lực rất mạnh, xúc tiến ngay kế hoạch lập thành một đường dây tổ chức vượt biên rất qui mô cho những thành phần bất mãn chế độ và liên quan đến chế độ Sài Gòn cũ.

Tại khu vực bờ biển Hồ Cốc, Bình Châu, Long Hải - Bà Rịa, dân vượt biên từ Sài Gòn và các nơi tìm đến ngùn ngụt mỗi ngày, tìm cách móc nối đường dây do Kim Anh làm chủ để được “mua bãi” vượt biên an toàn mà không hề có bất cứ cuộc kiểm tra, truy đuổi nào. Số vàng bạc, đá quý và đô-la thu được hàng bao tải mỗi đêm, Mười Vân và Kim Anh tha hồ hưởng thụ, trụy lạc và rắp tâm chuẩn bị cho một âm mưu lớn về sau.

Âm mưu đó là, sau khi thu hơn nửa tấn vàng, Mười Vân bố trí cho Kim Anh và tài sản bất chính kếch sù, bố trí tàu lớn lên đường vượt biên sang Mỹ trước, mua nhà cửa, sắm điền sản chờ ngày Mười Vân bỏ trốn sang đoàn tụ an hưởng đến già nơi thiên đường tình ái ở nước Mỹ.


Bãi biển Hồ Cốc

Kẻ tham lam và quen làm điều ác thường là kẻ hàm hồ và ngớ ngẩn rối trí khi tính nước đi cho cuộc cờ tàn. Hơn nữa, người chơi cờ là một con hồ li tinh như Kim Anh. Với một ả gián điệp lão luyện, dày dạn kinh nghiệm giang hồ như Kim Anh, há có thể dễ dàng sa lụy vì tình yêu nhảm nhí như Mười Vân là điều không thể có bao giờ. Đúng là vỏ quýt dày có móng tay nhọn. Kẻ cắp gặp phải bà già như lời người xưa nói vẫn muôn đời còn giá trị đúng.

Sang Mỹ quốc an toàn, Kim Anh tìm ngay cách liên hệ với Nguyễn Văn Thiệu đang sống lưu vong tại Anh, và lên kế hoạch “phản kèo” viết đơn thư, gởi hình ảnh, phim quay những cảnh ái ân mặn nồng và thu tiền vàng cho người vượt biên gởi về Việt Nam tố cáo tội ác của Mười Vân.

Mười Vân bị bắt với một kế hoạch chuẩn bị rất chu đáo, bất ngờ làm không kịp trở tay hay kháng cự nhỏ nào. Nhưng để đủ chứng cứ buộc tội y không phải là chuyện dễ dàng. Trong trại giam, bản chất ngoan cố, gian trá và lưu manh của y vẫn không chừa mà càng bộc lộ rõ hơn.


Một góc bãi biển Hồ Cốc

Khi khai đến bản cung cuối cùng, Mười Giộc còn bịa ra việc tên gián điệp Trần Hùng trước đây bị ta bắt lúc trong chiến khu, mỗi lần đi săn thường gặp gỡ và nghỉ tại nhà tên Nguyễn Văn Sang.

Tên gián điệp Trần Hùng tiết lộ cho Sang biết, ngoài nhiệm vụ giả vờ đi săn để dò la căn cứ Trung ương Cục Miền Nam và Khu ủy Miền Đông làm chỉ điểm cho máy bay Mỹ ném bom, Hùng còn có nhiệm vụ liên lạc với “người của CIA” là các đồng chí Năm T., Ba L., Tư T., … tiếp tục tố cáo láo để hãm hại các đồng chí cách mạng kiên trung, lão thành của Ban An ninh miền Đông lúc bấy giờ.

Nhưng điều mà Mười Giộc không thể ngờ là việc tên Sang (H. 20) của y dựng lên không kịp vượt biên sang Mỹ mà đã sa vào lưới của an ninh cách mạng.

Năm 1983, phiên tòa đặc biệt sơ chung thẩm xét xử Nguyễn Hữu Giộc và đồng bọn đã diễn ra ba ngày tại hội trường lớn tỉnh Đồng Nai do Thẩm phán Phạm Như Phấn – Phó Chánh án Tòa phúc thẩm TAND tối cao làm chủ tọa. Hàng vạn đồng bào từ Long An, Vũng Tàu, TP. HCM kéo về dự khán hồi hộp chờ đợi phán quyết của công lý trừng trị tội ác mà Nguyễn Hữu Giộc đã gây ra từ năm 1950 đến giờ.

Trước vành móng ngựa, Mười Giộc rất ngoan cố, không ăn năn hối cải, đến khi Tòa cho gọi nhân chứng Nguyễn Văn Sang (H. 20) ra, khi ấy khuôn mặt kẻ tàn ác như Mười Giộc không còn hột máu, cúi đầu nhận tội.

Công lý đã thực thi, Nguyễn Hữu Giộc và tên Thanh đồng bọn bị tuyên án tử hình. Biết không thể còn ân huệ nào dành cho tội ác đã gây ra, Mười Giộc không kháng án. Sáu phát súng thi hành án tử hình và viên đạn ân huệ từ tay người chỉ huy thi hành án vang lên từ pháp trường, kết thúc cuộc đời và sự sống của một kẻ gian ác, tội tày trời đã gây ra trong niềm vui mừng khôn xiết cho hơn 82 gia đình bị oan sai ở Cần Đước, Cần Giờ và trả lại sự trong sạch, kiên trung của nhiều cán bộ cao cấp mà Mười Giộc hãm hại, vu cáo.

Công lý đã được thực thi, oan sai đã sáng tỏ khi trời hừng đông, buổi bình minh đẹp đẽ đầu tiên của bao nhiêu gia đình từng bị Mười Giộc hãm hại. Một ngày mới bắt đầu. Một đêm đen phủ xuống đâu đó trên nước Mỹ nơi người đàn bà Kim Anh Cyrnos đang hưởng thụ cuộc sống xa hoa cùng người chồng cựu Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cho đến lúc cuối đời.

Kỳ 6 : Người phụ nữ đẹp nhất phủ đầu rồng làm say đắm "tướng râu kẽm" Nguyễn Cao Kỳ

Nam Yên

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét