Học để làm … ‘ông nọ, bà kia’ ?
Thành tích “nổi bật” của GD Việt Nam thời gian qua là đã đào tạo được một đội ngũ quan chức chiếm tới 70% “nguyên khí” quốc gia, chỉ còn 30% làm việc trong lĩnh vực GD, khoa học. Đó phải chăng là lý do khiến đất nước không thể cất cánh.
Trách ai?
Trên thế giới những nước nghèo về tài nguyên như Nhật Bản, Thụy Sĩ, Singapore lại là những nước có thu nhập bình quân đứng hàng đầu. Ở đó nạn thất nghiệp luôn được xem là một tiêu chí đánh giá năng lực điều hành của chính phủ, của các quan chức, đặc biệt là người đứng đầu. Quan chức các nước tiên tiến rời chính trường vẫn tiếp tục làm việc ở công ty, có thể viết sách hoặc giảng dạy, nước ta bao nhiêu người có năng lực và sẵn sàng làm việc như vậy?
Học sinh, sinh viên Việt Nam hiện nay học để làm gì? Có ba nấc thang được hình thành: Học sinh phổ thông học để thi đại học, sinh viên ĐH học để kiếm một nghề nhiều tiền mà nhàn nhã, cử nhân kỹ sư ra trường học tiếp để trở thành quan chức.
Một số ý kiến cho rằng, sai lầm của GD nước nhà là định hướng cho học sinh: “Mọi con đường đều để đến cánh cửa trường ĐH”. Nhận định trên không sai nhưng cũng không hoàn toàn đúng, lỗi không hoàn toàn thuộc về GD. Phải thừa nhận rằng nội dung học trong suốt 12 năm phổ thông, nhất là ba năm cuối luôn nhằm một mục đích là giúp cho học sinh thi đỗ ĐH.
Những trường có tỷ lệ học sinh thi đỗ ĐH cao được đánh giá là trường dạy giỏi. Mục tiêu của GD phổ thông “ngắn” như vậy một phần do cách thức chỉ đạo điều hành. Mặt khác cũng do tâm lý của phần lớn các bậc cha mẹ và bản thân học sinh, họ chưa thấy được việc làm và thu nhập từ lao động quan trọng hơn bằng cấp. Đặt cho sinh viên câu hỏi: “Mục đích học tập của các em là gì?”, câu trả lời mà người viết nhận được thường là nụ cười và những cái lắc đầu.
Sai lầm thứ nhất “học để thi vào ĐH” dẫn tới sai lầm thứ hai “học để không phải làm công việc nặng học”. Tình trạng quá dư thừa cử nhân các ngành Kinh tế, Kế toán, Ngân hàng… thời gian qua là một minh chứng. Không thiếu cử nhân các ngành trên rong ruổi xe máy đi tiếp thị dầu gội đầu, đi phát tờ rơi cho các cửa hàng, siêu thị.
Dẫu chẳng danh giá gì song họ cũng có thu nhập và quan trọng là không bị lấm lem dầu mỡ, bùn đất như các ngành Xây dựng, Giao thông… Thi vào ngành Y được 27 điểm vẫn trượt, vì sao học sinh vẫn lao vào? Bởi vì mỗi khi đến cửa bệnh viện, các “đại gia” còn phải nể sợ bác sĩ, huống chi những người bị liệt vào hàng “chân quê”. Y đức, y thuật tất cả đều thua y “tờ”, lương y không thể sánh được với lương “lậu”.
Hai “mục tiêu học tập” kể trên kết hợp lại tạo ra mục tiêu học tập thứ ba: Học để làm quan, đây là cách làm giàu nhanh nhất, an toàn nhất, có lợi nhất cho con cháu mai sau.
Điều này có trách thì phải trách “truyền thống”, ngày xưa thi đỗ, dù chưa biết có mang lại lợi ích gì cho dân, cho nước các ông nghè đã được cả xã, cả tổng nghênh đón tận đầu làng. Đỗ một cái là chắc một suất quan huyện, quan tổng hoặc quan trong triều. Cho đến tận bây giờ, chuyện vinh quy bái tổ của các tân khoa vẫn còn được ca ngợi trong phim ảnh, trong nghệ thuật truyền thống…
Không phải chỉ giới trí thức trẻ mà là đại bộ phận dân chúng đều thấy rõ sự giàu có của các quan chức.
Quan cỡ “trung bình” như mấy vị giám đốc công ty thoát nước, cây xanh ở T/p Hồ Chí Minh lương đã trên 02 tỷ một năm chưa kể “lậu”, nếu dính đến “ba cái” khoáng sản, đất cát… thì họ sẽ còn giàu như thế nào? Doanh nhân muốn giàu phải lo làm ăn, lo lách luật, lo vận động hành lang, lo thâm nhập để trở thành thành viên “nhóm lợi ích”, tóm lại là lo đủ thứ.
Quan chức chỉ cần lo sao cho hạ cánh an toàn trước khi bị lộ.
Câu nói kính thưa các đồng chí chưa bị lộ xem ra đã lỗi thời. Lộ hay chưa bị lộ chẳng có gì quan trọng miễn là được các chiến hữu cùng “nhóm lợi ích” bao che, đùm bọc.
Hiện trượng “mua” bằng, kể cả bằng “thật” lẫn bằng “rởm” trong quan chức hình thành nên một “nhóm lợi ích bằng rởm” và sự vận động hành lang của nhóm này đã mang lại hiệu quả là chưa ai bị xử lý hình sự, có chăng là phê bình, cảnh cáo chuyển công tác để “né bão” một thời gian, ít lâu sau guồng máy lại hoạt động bình thường.
Có thể đây là một kẽ hở pháp luật vì Luật Hình sự chỉ quy định chung chung về tội sử dụng “con dấu, tài liệu giả mạo” chứ chưa thấy nói cụ thể “văn bằng giả mạo” hoặc “bằng thật nhưng trình độ giả”.
Cải cách bắt đầu từ… bộ tham mưu
Đã có nhiều ý kiến về khâu đột phá trong CCGD. Ba năm trước người viết cũng từng nêu quan điểm về việc này: CCGD trước hết hãy cải cách việc đào tạo giáo viên và cách đối xử với thầy cô giáo. Không có thầy giỏi không bao giờ có được trò giỏi và cũng không bao giờ có được một nền GD theo kịp thời đại”. [1]
Đến nay, có lẽ ý kiến này không còn phù hợp nữa. Cải cách GD phải lựa chọn khâu đột phá từ việc cải cách “chính bộ tham mưu CC”. Bộ tham mưu ấy phải có thực quyền để chỉ đạo không chỉ ngành GD mà là cả hệ thống chính trị bao gồm: Văn hóa, truyền thông, tư pháp, tài chính…
Bộ tham mưu CC ấy phải ít các quan chức đương nhiệm. Thực tế cho thấy sau khi từ giã nhiệm sở, nhiều quan chức mới dám nói thẳng, nói thật, thậm chí là nói mạnh. Đương chức không phải họ không thấy những bất cập của chính sách, nhưng có những vách ngăn vô hình khiến cho âm thanh không thoát ra khỏi cửa miệng. Không phải ngẫu nhiên mà Quốc hội đã chất vấn Bộ trưởng Tư Pháp rằng có hay không “nhóm lợi ích” khi ban hành các chủ trương chính sách, đặc biệt là các văn bản quy phạm pháp luật?
Báo Thanh Niên đã nêu nhận xét: “Môi trường thiếu minh bạch chính là lỗ hổng trong cơ chế để các nhóm lợi ích có thể chi phối chính sách. Chẳng hạn như cơ chế bộ chủ quản đối với các doanh nghiệp, trường học là nguy cơ cho các nhóm lợi ích nằm ngay trong bộ máy”. [2]
Bước tiếp là chọn mô hình GD như thế nào? Chúng ta có thuận lợi là nước đi sau nên có nhiều mô hình GD để tham khảo. Chẳng hạn mô hình GD ĐH của các nước châu Âu (gồm cả Liên bang Nga) theo hiệp định Bologna. Theo mô hình này GDĐH gồm 03 bậc là cử nhân – thạc sĩ – tiến sĩ.
Cử nhân đào tạo trong 03 năm, thạc sĩ 02 năm và tiến sĩ trung bình là 04 năm. Tương tự, mô hình GD phổ thông có thể tham khảo nhiều nước, có những nước như Hoa Kỳ, GD bậc tiểu học chủ yếu là GD thể chất, ngôn ngữ và đạo đức, các kiến thức toán, lý… chưa phải là trọng tâm.
Mục tiêu của GD phổ thông nước ta phải là đào tạo một lớp người phát triển đồng đều về tâm sinh lý và thể lực, đủ sức khỏe để theo học các chương trình nặng ở bậc ĐH. Giáo dục phổ thông chưa phải là nơi đào tạo nghề. Tại sao sau bao nhiêu năm, dù bữa ăn đã được cải thiện cơ bản, tầm vóc người Việt vẫn thuộc loại “thấp bé nhẹ cân?”
Một mô hình GD tiên tiến, phù hợp với sự phát triển trí tuệ và tâm sinh lý người Việt sẽ là yếu tố quyết định sự thành bại của CCGD. Hoàn thành bước xây dựng mô hình GD, dẫn đến việc bố trí lịch trình đào tạo.
Các cụ xưa có câu tam thập nhi lập, nghĩa là bước vào tuổi 30, con người phải hoàn toàn tự lập, phải hoàn thành những công việc trọng đại của đời người.
Mô hình GD: Nên 9-2-9
Như nêu trên, mô hình GDĐH châu Âu kéo dài 09 năm, vận dụng mô hình đó và tính ưu việt về sự ổn định trong học thuyết đối xứng, chúng ta có thể xây dựng mô hình GD Việt Nam là 9 – 2 – 9. Chín năm GD cơ bản, 02 năm GD định hướng, 09 năm GDĐH. Một người học tập liên tục sẽ đạt trình độ tiến sĩ trước năm 30 tuổi. Sau đó là giai đoạn làm việc và cống hiến cho xã hội.
Có mô hình GD, hoạch định được tiến trình đào tạo thì tự nhiên sẽ thấy những vấn đề còn lại như đào tạo giáo viên, biên soạn sách giáo khoa… sẽ mang tính kỹ thuật nhiều hơn là tính chiến lược.
Nhìn tổng thể nền GD nước ta xưa nay vẫn thế, vẫn chú trọng đào tạo các ông Nghè, ông Cống để làm quan chứ không phải đào tạo đào tạo những người lao động có tri thức, càng không phải đào tạo các nhà khoa học. Minh chứng cho điều này có thể thấy qua ý kiến của GS Nguyễn Văn Tuấn (ĐH New South Walel, Úc):
Việt Nam có khoảng 24.000 TS và 9.000 GS- Phó GS nhưng 70% không làm nghiên cứu khoa học mà chỉ làm các chức vụ hành chính và quản lý [3]. Còn lại, một số ít làm việc trong các viện nghiên cứu [4]. TS. Nguyễn Khắc Hùng (nguyên chuyên viên đối ngoại, Học viện Hành chính Quốc gia) thống kê cho thấy “các chức vụ tương đương từ Thứ trưởng trở lên có trình độ TS ở Việt Nam nhiều gấp 05 lần Nhật Bản [5].
Qua các số liệu nêu trên có thể khẳng định, thành tích “nổi bật” của GD Việt Nam thời gian qua là đã đào tạo được một đội ngũ quan chức chiếm tới 70% “nguyên khí” quốc gia, chỉ còn 30% làm việc trong lĩnh vực GD, khoa học. Đó phải chăng là lý do khiến đất nước không thể cất cánh.
Tâm lý thường trực từ trẻ em đến người lớn là lo cho các kỳ thi: Thi vào lớp 1, thi vào trung học phổ thông, thi ĐH, thi công chức, viên chức, thi chuyên viên và cuối cùng thi… làm quan. Kỳ thi cuối cùng này nhiều người ngại nói ra, song ai cũng biết nếu không có tấm bằng mà kỳ thi này cung cấp thì chắc chắn không được bổ nhiệm vào chức vụ mong muốn!
Giáo sư, TSKH Hồ Ngọc Đại đã nêu một ý kiến thật dí dỏm: “Cuộc CCGD năm 1980 từ bỏ giải pháp Hoàng Xuân Hãn, sáng tạo ra o / c / co, kèm theo cách đánh vần kì quặc: cam → a – m – am / c – am – cam… Chương trình sau năm 2015 nhằm đổi mới căn bản và toàn diện nền GD, trị giá 70.000.000.000.000 đồng (13 chữ số không), nếu giao cho tư duy kiểu ấy, với nghiệp vụ sư phạm cỡ ấy, thì tôi đánh cuộc, họ sẽ từ bỏ e / b / be và sáng tạo ra cái mới: ô / l / lô” [6].
Chỉ còn hai năm nữa là đến 2015, liệu các nhà CC, các “trí thức” còn đang “ngái ngủ” có kịp bỏ cái ô / l / lô hay là cần thêm dấu ngã thành ra “l ô lô ngã… “lỗ”. Thêm “ngã” cho có cải tiến chứ chẳng lẽ lại dập theo nguyên mẫu của GS. Hồ Ngọc Đại? Mà dù có “lỗ” thì “các phản biện rồi sẽ nhất trí thông qua, rồi cũng ký vào biên bản nghiệm thu, rồi cũng ký vào giấy nhận tiền” [6]. Lỗ là thuộc về ai đó chứ không phải thuộc về những người biết “ngã”.
Cải cách GD cần lắm và gấp lắm song không thể vội nếu chưa có một chiến lược tổng thể. Càng không thể vội nếu “Bộ tham mưu CC” chưa tập hợp được một đội ngũ những người tâm huyết, am hiểu GD, đặc biệt là những người không còn ham muốn làm … quan.
http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/thong-tin-da-chieu/2013-09-04-hoc-de-lam-ong-no-ba-kia-
Trên thế giới những nước nghèo về tài nguyên như Nhật Bản, Thụy Sĩ, Singapore lại là những nước có thu nhập bình quân đứng hàng đầu. Ở đó nạn thất nghiệp luôn được xem là một tiêu chí đánh giá năng lực điều hành của chính phủ, của các quan chức, đặc biệt là người đứng đầu. Quan chức các nước tiên tiến rời chính trường vẫn tiếp tục làm việc ở công ty, có thể viết sách hoặc giảng dạy, nước ta bao nhiêu người có năng lực và sẵn sàng làm việc như vậy?
Học sinh, sinh viên Việt Nam hiện nay học để làm gì? Có ba nấc thang được hình thành: Học sinh phổ thông học để thi đại học, sinh viên ĐH học để kiếm một nghề nhiều tiền mà nhàn nhã, cử nhân kỹ sư ra trường học tiếp để trở thành quan chức.
Một số ý kiến cho rằng, sai lầm của GD nước nhà là định hướng cho học sinh: “Mọi con đường đều để đến cánh cửa trường ĐH”. Nhận định trên không sai nhưng cũng không hoàn toàn đúng, lỗi không hoàn toàn thuộc về GD. Phải thừa nhận rằng nội dung học trong suốt 12 năm phổ thông, nhất là ba năm cuối luôn nhằm một mục đích là giúp cho học sinh thi đỗ ĐH.
Những trường có tỷ lệ học sinh thi đỗ ĐH cao được đánh giá là trường dạy giỏi. Mục tiêu của GD phổ thông “ngắn” như vậy một phần do cách thức chỉ đạo điều hành. Mặt khác cũng do tâm lý của phần lớn các bậc cha mẹ và bản thân học sinh, họ chưa thấy được việc làm và thu nhập từ lao động quan trọng hơn bằng cấp. Đặt cho sinh viên câu hỏi: “Mục đích học tập của các em là gì?”, câu trả lời mà người viết nhận được thường là nụ cười và những cái lắc đầu.
Sai lầm thứ nhất “học để thi vào ĐH” dẫn tới sai lầm thứ hai “học để không phải làm công việc nặng học”. Tình trạng quá dư thừa cử nhân các ngành Kinh tế, Kế toán, Ngân hàng… thời gian qua là một minh chứng. Không thiếu cử nhân các ngành trên rong ruổi xe máy đi tiếp thị dầu gội đầu, đi phát tờ rơi cho các cửa hàng, siêu thị.
Dẫu chẳng danh giá gì song họ cũng có thu nhập và quan trọng là không bị lấm lem dầu mỡ, bùn đất như các ngành Xây dựng, Giao thông… Thi vào ngành Y được 27 điểm vẫn trượt, vì sao học sinh vẫn lao vào? Bởi vì mỗi khi đến cửa bệnh viện, các “đại gia” còn phải nể sợ bác sĩ, huống chi những người bị liệt vào hàng “chân quê”. Y đức, y thuật tất cả đều thua y “tờ”, lương y không thể sánh được với lương “lậu”.
Hai “mục tiêu học tập” kể trên kết hợp lại tạo ra mục tiêu học tập thứ ba: Học để làm quan, đây là cách làm giàu nhanh nhất, an toàn nhất, có lợi nhất cho con cháu mai sau.
Điều này có trách thì phải trách “truyền thống”, ngày xưa thi đỗ, dù chưa biết có mang lại lợi ích gì cho dân, cho nước các ông nghè đã được cả xã, cả tổng nghênh đón tận đầu làng. Đỗ một cái là chắc một suất quan huyện, quan tổng hoặc quan trong triều. Cho đến tận bây giờ, chuyện vinh quy bái tổ của các tân khoa vẫn còn được ca ngợi trong phim ảnh, trong nghệ thuật truyền thống…
Không phải chỉ giới trí thức trẻ mà là đại bộ phận dân chúng đều thấy rõ sự giàu có của các quan chức.
Quan cỡ “trung bình” như mấy vị giám đốc công ty thoát nước, cây xanh ở T/p Hồ Chí Minh lương đã trên 02 tỷ một năm chưa kể “lậu”, nếu dính đến “ba cái” khoáng sản, đất cát… thì họ sẽ còn giàu như thế nào? Doanh nhân muốn giàu phải lo làm ăn, lo lách luật, lo vận động hành lang, lo thâm nhập để trở thành thành viên “nhóm lợi ích”, tóm lại là lo đủ thứ.
Quan chức chỉ cần lo sao cho hạ cánh an toàn trước khi bị lộ.
Câu nói kính thưa các đồng chí chưa bị lộ xem ra đã lỗi thời. Lộ hay chưa bị lộ chẳng có gì quan trọng miễn là được các chiến hữu cùng “nhóm lợi ích” bao che, đùm bọc.
Hiện trượng “mua” bằng, kể cả bằng “thật” lẫn bằng “rởm” trong quan chức hình thành nên một “nhóm lợi ích bằng rởm” và sự vận động hành lang của nhóm này đã mang lại hiệu quả là chưa ai bị xử lý hình sự, có chăng là phê bình, cảnh cáo chuyển công tác để “né bão” một thời gian, ít lâu sau guồng máy lại hoạt động bình thường.
Có thể đây là một kẽ hở pháp luật vì Luật Hình sự chỉ quy định chung chung về tội sử dụng “con dấu, tài liệu giả mạo” chứ chưa thấy nói cụ thể “văn bằng giả mạo” hoặc “bằng thật nhưng trình độ giả”.
Cải cách bắt đầu từ… bộ tham mưu
Đã có nhiều ý kiến về khâu đột phá trong CCGD. Ba năm trước người viết cũng từng nêu quan điểm về việc này: CCGD trước hết hãy cải cách việc đào tạo giáo viên và cách đối xử với thầy cô giáo. Không có thầy giỏi không bao giờ có được trò giỏi và cũng không bao giờ có được một nền GD theo kịp thời đại”. [1]
Đến nay, có lẽ ý kiến này không còn phù hợp nữa. Cải cách GD phải lựa chọn khâu đột phá từ việc cải cách “chính bộ tham mưu CC”. Bộ tham mưu ấy phải có thực quyền để chỉ đạo không chỉ ngành GD mà là cả hệ thống chính trị bao gồm: Văn hóa, truyền thông, tư pháp, tài chính…
Bộ tham mưu CC ấy phải ít các quan chức đương nhiệm. Thực tế cho thấy sau khi từ giã nhiệm sở, nhiều quan chức mới dám nói thẳng, nói thật, thậm chí là nói mạnh. Đương chức không phải họ không thấy những bất cập của chính sách, nhưng có những vách ngăn vô hình khiến cho âm thanh không thoát ra khỏi cửa miệng. Không phải ngẫu nhiên mà Quốc hội đã chất vấn Bộ trưởng Tư Pháp rằng có hay không “nhóm lợi ích” khi ban hành các chủ trương chính sách, đặc biệt là các văn bản quy phạm pháp luật?
Báo Thanh Niên đã nêu nhận xét: “Môi trường thiếu minh bạch chính là lỗ hổng trong cơ chế để các nhóm lợi ích có thể chi phối chính sách. Chẳng hạn như cơ chế bộ chủ quản đối với các doanh nghiệp, trường học là nguy cơ cho các nhóm lợi ích nằm ngay trong bộ máy”. [2]
Bước tiếp là chọn mô hình GD như thế nào? Chúng ta có thuận lợi là nước đi sau nên có nhiều mô hình GD để tham khảo. Chẳng hạn mô hình GD ĐH của các nước châu Âu (gồm cả Liên bang Nga) theo hiệp định Bologna. Theo mô hình này GDĐH gồm 03 bậc là cử nhân – thạc sĩ – tiến sĩ.
Cử nhân đào tạo trong 03 năm, thạc sĩ 02 năm và tiến sĩ trung bình là 04 năm. Tương tự, mô hình GD phổ thông có thể tham khảo nhiều nước, có những nước như Hoa Kỳ, GD bậc tiểu học chủ yếu là GD thể chất, ngôn ngữ và đạo đức, các kiến thức toán, lý… chưa phải là trọng tâm.
Mục tiêu của GD phổ thông nước ta phải là đào tạo một lớp người phát triển đồng đều về tâm sinh lý và thể lực, đủ sức khỏe để theo học các chương trình nặng ở bậc ĐH. Giáo dục phổ thông chưa phải là nơi đào tạo nghề. Tại sao sau bao nhiêu năm, dù bữa ăn đã được cải thiện cơ bản, tầm vóc người Việt vẫn thuộc loại “thấp bé nhẹ cân?”
Một mô hình GD tiên tiến, phù hợp với sự phát triển trí tuệ và tâm sinh lý người Việt sẽ là yếu tố quyết định sự thành bại của CCGD. Hoàn thành bước xây dựng mô hình GD, dẫn đến việc bố trí lịch trình đào tạo.
Các cụ xưa có câu tam thập nhi lập, nghĩa là bước vào tuổi 30, con người phải hoàn toàn tự lập, phải hoàn thành những công việc trọng đại của đời người.
Mô hình GD: Nên 9-2-9
Như nêu trên, mô hình GDĐH châu Âu kéo dài 09 năm, vận dụng mô hình đó và tính ưu việt về sự ổn định trong học thuyết đối xứng, chúng ta có thể xây dựng mô hình GD Việt Nam là 9 – 2 – 9. Chín năm GD cơ bản, 02 năm GD định hướng, 09 năm GDĐH. Một người học tập liên tục sẽ đạt trình độ tiến sĩ trước năm 30 tuổi. Sau đó là giai đoạn làm việc và cống hiến cho xã hội.
Có mô hình GD, hoạch định được tiến trình đào tạo thì tự nhiên sẽ thấy những vấn đề còn lại như đào tạo giáo viên, biên soạn sách giáo khoa… sẽ mang tính kỹ thuật nhiều hơn là tính chiến lược.
Nhìn tổng thể nền GD nước ta xưa nay vẫn thế, vẫn chú trọng đào tạo các ông Nghè, ông Cống để làm quan chứ không phải đào tạo đào tạo những người lao động có tri thức, càng không phải đào tạo các nhà khoa học. Minh chứng cho điều này có thể thấy qua ý kiến của GS Nguyễn Văn Tuấn (ĐH New South Walel, Úc):
Việt Nam có khoảng 24.000 TS và 9.000 GS- Phó GS nhưng 70% không làm nghiên cứu khoa học mà chỉ làm các chức vụ hành chính và quản lý [3]. Còn lại, một số ít làm việc trong các viện nghiên cứu [4]. TS. Nguyễn Khắc Hùng (nguyên chuyên viên đối ngoại, Học viện Hành chính Quốc gia) thống kê cho thấy “các chức vụ tương đương từ Thứ trưởng trở lên có trình độ TS ở Việt Nam nhiều gấp 05 lần Nhật Bản [5].
Qua các số liệu nêu trên có thể khẳng định, thành tích “nổi bật” của GD Việt Nam thời gian qua là đã đào tạo được một đội ngũ quan chức chiếm tới 70% “nguyên khí” quốc gia, chỉ còn 30% làm việc trong lĩnh vực GD, khoa học. Đó phải chăng là lý do khiến đất nước không thể cất cánh.
Tâm lý thường trực từ trẻ em đến người lớn là lo cho các kỳ thi: Thi vào lớp 1, thi vào trung học phổ thông, thi ĐH, thi công chức, viên chức, thi chuyên viên và cuối cùng thi… làm quan. Kỳ thi cuối cùng này nhiều người ngại nói ra, song ai cũng biết nếu không có tấm bằng mà kỳ thi này cung cấp thì chắc chắn không được bổ nhiệm vào chức vụ mong muốn!
Giáo sư, TSKH Hồ Ngọc Đại đã nêu một ý kiến thật dí dỏm: “Cuộc CCGD năm 1980 từ bỏ giải pháp Hoàng Xuân Hãn, sáng tạo ra o / c / co, kèm theo cách đánh vần kì quặc: cam → a – m – am / c – am – cam… Chương trình sau năm 2015 nhằm đổi mới căn bản và toàn diện nền GD, trị giá 70.000.000.000.000 đồng (13 chữ số không), nếu giao cho tư duy kiểu ấy, với nghiệp vụ sư phạm cỡ ấy, thì tôi đánh cuộc, họ sẽ từ bỏ e / b / be và sáng tạo ra cái mới: ô / l / lô” [6].
Chỉ còn hai năm nữa là đến 2015, liệu các nhà CC, các “trí thức” còn đang “ngái ngủ” có kịp bỏ cái ô / l / lô hay là cần thêm dấu ngã thành ra “l ô lô ngã… “lỗ”. Thêm “ngã” cho có cải tiến chứ chẳng lẽ lại dập theo nguyên mẫu của GS. Hồ Ngọc Đại? Mà dù có “lỗ” thì “các phản biện rồi sẽ nhất trí thông qua, rồi cũng ký vào biên bản nghiệm thu, rồi cũng ký vào giấy nhận tiền” [6]. Lỗ là thuộc về ai đó chứ không phải thuộc về những người biết “ngã”.
Cải cách GD cần lắm và gấp lắm song không thể vội nếu chưa có một chiến lược tổng thể. Càng không thể vội nếu “Bộ tham mưu CC” chưa tập hợp được một đội ngũ những người tâm huyết, am hiểu GD, đặc biệt là những người không còn ham muốn làm … quan.
Tài liệu tham khảo:
[3] http://kenhtuyensinh.vn/viet-nam-co-khoang-24-ngan-tien-si (hội thảo "Giáo dục ĐH VN hội nhập quốc tế", Quỹ phát triển ĐHQG TP.HCM 9/11/2012)
Theo TuanVietnamhttp://tuanvietnam.vietnamnet.vn/thong-tin-da-chieu/2013-09-04-hoc-de-lam-ong-no-ba-kia-
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét