Thử hỏi trong hai chục năm nay, trừ thế hệ được đào tạo từ thời Pháp và thời Sô Viết, chúng ta có những con chim đầu đàn mới nào trong mỗi lĩnh vực khoa học ? Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc của chúng ta đang đi lên, có hiệu quả hay đang tụt dài mà chưa thấy đáy ?
Giáo sư, Phó giáo sư họ là ai?
Lễ công bố quyết định và trao giấy chứng nhận
đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS năm 2012
Lẽ ra cứ việc mình, mình làm, không nên viết báo làm gì, sinh lắm chuyện nhưng rồi vào Google, chỉ chưa đầy một giây, thấy xổ ra hơn 1 triệu thông tin liên quan đến từ khoá giáo sư, phó giáo sư (GS,PGS) Việt Nam, chủ yếu là những lời kêu ca, kể cả lời chửi bới mạt sát.
Lần theo tên tác giả của khá nhiều bài viết, thấy ký dưới bài kêu ca, thường là các GS,PGS,TS… tóm lại là những người công việc ít nhiều liên quan đến khoa học. Còn những bài nói cho sướng miệng, thậm chí chửi bới, mạt sát các chức danh khoa học này, phần nhiều (có thể đến gần 100%) là những người không phải là GS,PGS hoặc một chức danh nào đó tương tự.
Đa phần các tác giả bài viết đều có trình độ cử nhân, nghĩa là trong đời họ, chưa một lần biết thế nào là nỗi cực nhọc để trở thành thạc sĩ, tiến sĩ và phấn đấu trong cái trận đồ bát quái nhọc nhằn gồm cả đường quang lối phẳng lẫn ma dẫn lối quỉ đưa đường để trở thành GS, PGS ở Việt Nam.
Vậy GS,PGS Việt Nam, họ là ai? Có điều gì cần nói ở họ? Có lẽ cũng nên một đôi lời…
Họ là ai? Trước hết phải khẳng định họ là những người có vai trò nòng cốt và công lao to lớn xây dựng nên nền giáo dục và khoa học của nước ta. Không chỉ họ mà những người như họ trước năm 1945, trước năm 1976 và nhiều người ngay bây giờ nữa, tuy không được gọi là GS, PGS hiểu theo nghĩa hiện nay cũng là những người nòng cốt đã làm nên trí tuệ, trí thức Việt Nam. Tác giả Lê Dương Hà, trong một bài báo đã nói đúng :” Tuyệt đại các GS, PGS được Nhà nước phong tặng đều xứng đáng với kỳ vọng của nhân dân. Mỗi ngành, mỗi lĩnh vực đều có những GS, PGS xuất chúng. Họ thực sự là con chim đầu đàn dẫn dắt và đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học trình độ cao, phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc mấy chục năm qua”.
Để lập nghiệp, lập thân trong cuộc đời, họ đã chọn con đường dạy học, nghiên cứu khoa học, một con đường vô cùng nhọc nhằn, lắm chông gai và rất nhiều rủi ro, một con đường hiếm khi những kẻ bất tài, muốn ăn sung mặc sướng nhưng không chịu làm việc lựa chọn. Tuy bây giờ đã khá hơn trước nhiều, nhưng nhìn chung, mặt bằng đời sống của những người có chức danh GS,PGS chỉ ở mức trung bình và dưới trung bình của xã hội, nếu những người này có giàu có thì cũng giàu có vì một lý do khác chứ khó từ chức danh GS, PGS. Cần nói thẳng như thế vì nếu cứ im lặng, để mặc cho ai đó, dữ dội và dai dẳng chĩa mũi nhọn vào các GS, PGS thì lương tâm sẽ cắn rứt. Một xã hội mà các thức giả bị làm nhục, không được bảo vệ là một xã hội suy vi.
Nhưng nói như thế không có nghĩa là trong số các GS, PGS toàn là người tài, người tốt; qui trình phát hiện, xem xét, đối xử với các GS, PGS không còn gì phải bàn. Giới giáo học, giới khoa học nói chung cũng là một bộ phận cấu thành của xã hội, mang đầy đủ những mặt tích cực cũng như tiêu cực của xã hội. Tình trạng quá câu nệ vào bằng cấp một cách giả tạo, tạo nên tâm lý sính bằng cấp, lấy bằng cấp làm trọng mà bỏ qua con người là có thật. Tình trạng lúng túng, thiếu rõ ràng trong quan niệm về chức danh, phong chức danh là có thật. Tình trạng tiêu cực ( vì tiền, vì quyền, vì tình…) trong việc công nhận các chức danh, kể cả công nhận các học vị thạc sĩ, tiến sĩ, đánh giá công trình… là có thật.
Chính vì những tiêu cực đó đã sản sinh ra một lớp người, có thể là nhiều lớp người bất tài, thất đức nhưng vẫn có những chức danh đáng trọng kia. Đó là những vấn đề cần phê phán nhưng đừng để che lấp những mặt cần khẳng định trong đào tạo, phát hiện, công nhận các học vị, các chức danh ở nước ta hiện nay.
Người ta cũng nêu lên một số vấn đề khác nhưng theo tôi không thật quan trọng. Chẳng hạn, chỉ có nước ta có chức danh GS, PGS còn nước ngoài không có (tại sao lại cứ phải rập khuôn theo nước ngoài?). Nhà nước nên phong tặng hay chỉ công nhận đủ điều kiện, việc phong GS, PGS là tuỳ các trường đại học (để các trường phong cũng lại nảy sinh những phức tạp. Đã chống tiêu cực thì ở đâu chẳng phải chống tiêu cực. Chẳng lẽ ở cấp trường thì ít tiêu cực hơn cấp Nhà nước?). Cần có kiểm tra, đánh giá để loại bỏ những GS, PGS không còn cần thiết, không có đóng góp gì thêm cho khoa học (Tuy thế lại nảy sinh thêm nhiều vấn đề phức tạp ở khâu này).
Trên thế giới có hàng triệu người làm khoa học, họ có đủ học vị, chức danh, địa chỉ làm việc nhưng những nhà khoa học được mọi người thừa nhận thì ít hơn nhiều.Vấn đề cuối cùng là thực chất. Ở Nga, có rất nhiều Viện khoa học rởm cấp bằng khoa học rởm ngang nhiên hoạt động nhưng không vì thế mà nền khoa học Nga, trí tuệ Nga bị thế giới coi thường. Ở Mỹ, một nền khoa học danh tiếng, nơi chiếm đến 40% giải Nô ben khoa học của thế giới nhưng vẫn có những tổ chức, những viện buôn bán bằng giả trên internet. Ở Việt Nam hiện nay, hàng vạn người tự nhận mình là nhà thơ, nhưng hội viên Hội Nhà Văn chỉ có dưới một nghìn và cái hội này cũng không cần “đưa ra khỏi hội” những người không còn làm thơ, viết văn mà nhân dân vẫn biết ai là nhà thơ, ai chỉ thích làm thơ vv… và vv…
Một vấn đề nữa là họ đang sống như thế nào ? Vừa qua, một tin nức lòng người, được báo chí đưa rất nhanh, rất trang trọng là Nhà nước đã trích ngân sách để mua cho giáo sư Ngô Bảo Châu và gia đình một căn hộ giá hàng trăm nghìn đô la ngay giữa trung tâm Hà Nội. Nhưng ngoài Ngô Bảo Châu, còn ai nữa?
Theo thông tin từ một cuộc hội thảo tại TPHCM, GS,TSKH Nguyễn Ngọc Thêm cho biết, lương bình quân của các GS,PGS ở Việt Nam hiện nay là 200 USD/tháng còn ở, đi lại và làm việc thì không khác gì người khác, trong khi ở nước ngoài, lương của một người có năng lực tương tự, có cống hiến tương tự thường gấp 3 đến gấp 8 mức thu nhập bình quân của người dân nước đó, tức là vào khoảng từ 2.000 USD trở lên.
Theo giáo sư Hoàng Tuỵ, thu nhập bình quân của một GS,PGS ở Việt Nam chỉ đáp ứng được khoảng 1/5 nhu cầu thiết yếu của họ và gia đình họ. Lương, bổng, điều kiện ăn ở, làm việc như thế, khó mà đòi hỏi các GS,PGS yên tâm, cống hiến hết tài năng, sức lực, thời gian cho khoa học và sự nghiệp đào tạo của mình. Cũng khó mà đòi hỏi các nhà khoa học Việt Nam đang ở nước ngoài về nước làm việc dù họ rất mong muốn ./.
Thành Tâm
Đa phần các tác giả bài viết đều có trình độ cử nhân, nghĩa là trong đời họ, chưa một lần biết thế nào là nỗi cực nhọc để trở thành thạc sĩ, tiến sĩ và phấn đấu trong cái trận đồ bát quái nhọc nhằn gồm cả đường quang lối phẳng lẫn ma dẫn lối quỉ đưa đường để trở thành GS, PGS ở Việt Nam.
Vậy GS,PGS Việt Nam, họ là ai? Có điều gì cần nói ở họ? Có lẽ cũng nên một đôi lời…
Họ là ai? Trước hết phải khẳng định họ là những người có vai trò nòng cốt và công lao to lớn xây dựng nên nền giáo dục và khoa học của nước ta. Không chỉ họ mà những người như họ trước năm 1945, trước năm 1976 và nhiều người ngay bây giờ nữa, tuy không được gọi là GS, PGS hiểu theo nghĩa hiện nay cũng là những người nòng cốt đã làm nên trí tuệ, trí thức Việt Nam. Tác giả Lê Dương Hà, trong một bài báo đã nói đúng :” Tuyệt đại các GS, PGS được Nhà nước phong tặng đều xứng đáng với kỳ vọng của nhân dân. Mỗi ngành, mỗi lĩnh vực đều có những GS, PGS xuất chúng. Họ thực sự là con chim đầu đàn dẫn dắt và đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học trình độ cao, phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc mấy chục năm qua”.
Để lập nghiệp, lập thân trong cuộc đời, họ đã chọn con đường dạy học, nghiên cứu khoa học, một con đường vô cùng nhọc nhằn, lắm chông gai và rất nhiều rủi ro, một con đường hiếm khi những kẻ bất tài, muốn ăn sung mặc sướng nhưng không chịu làm việc lựa chọn. Tuy bây giờ đã khá hơn trước nhiều, nhưng nhìn chung, mặt bằng đời sống của những người có chức danh GS,PGS chỉ ở mức trung bình và dưới trung bình của xã hội, nếu những người này có giàu có thì cũng giàu có vì một lý do khác chứ khó từ chức danh GS, PGS. Cần nói thẳng như thế vì nếu cứ im lặng, để mặc cho ai đó, dữ dội và dai dẳng chĩa mũi nhọn vào các GS, PGS thì lương tâm sẽ cắn rứt. Một xã hội mà các thức giả bị làm nhục, không được bảo vệ là một xã hội suy vi.
Nhưng nói như thế không có nghĩa là trong số các GS, PGS toàn là người tài, người tốt; qui trình phát hiện, xem xét, đối xử với các GS, PGS không còn gì phải bàn. Giới giáo học, giới khoa học nói chung cũng là một bộ phận cấu thành của xã hội, mang đầy đủ những mặt tích cực cũng như tiêu cực của xã hội. Tình trạng quá câu nệ vào bằng cấp một cách giả tạo, tạo nên tâm lý sính bằng cấp, lấy bằng cấp làm trọng mà bỏ qua con người là có thật. Tình trạng lúng túng, thiếu rõ ràng trong quan niệm về chức danh, phong chức danh là có thật. Tình trạng tiêu cực ( vì tiền, vì quyền, vì tình…) trong việc công nhận các chức danh, kể cả công nhận các học vị thạc sĩ, tiến sĩ, đánh giá công trình… là có thật.
Chính vì những tiêu cực đó đã sản sinh ra một lớp người, có thể là nhiều lớp người bất tài, thất đức nhưng vẫn có những chức danh đáng trọng kia. Đó là những vấn đề cần phê phán nhưng đừng để che lấp những mặt cần khẳng định trong đào tạo, phát hiện, công nhận các học vị, các chức danh ở nước ta hiện nay.
Người ta cũng nêu lên một số vấn đề khác nhưng theo tôi không thật quan trọng. Chẳng hạn, chỉ có nước ta có chức danh GS, PGS còn nước ngoài không có (tại sao lại cứ phải rập khuôn theo nước ngoài?). Nhà nước nên phong tặng hay chỉ công nhận đủ điều kiện, việc phong GS, PGS là tuỳ các trường đại học (để các trường phong cũng lại nảy sinh những phức tạp. Đã chống tiêu cực thì ở đâu chẳng phải chống tiêu cực. Chẳng lẽ ở cấp trường thì ít tiêu cực hơn cấp Nhà nước?). Cần có kiểm tra, đánh giá để loại bỏ những GS, PGS không còn cần thiết, không có đóng góp gì thêm cho khoa học (Tuy thế lại nảy sinh thêm nhiều vấn đề phức tạp ở khâu này).
Trên thế giới có hàng triệu người làm khoa học, họ có đủ học vị, chức danh, địa chỉ làm việc nhưng những nhà khoa học được mọi người thừa nhận thì ít hơn nhiều.Vấn đề cuối cùng là thực chất. Ở Nga, có rất nhiều Viện khoa học rởm cấp bằng khoa học rởm ngang nhiên hoạt động nhưng không vì thế mà nền khoa học Nga, trí tuệ Nga bị thế giới coi thường. Ở Mỹ, một nền khoa học danh tiếng, nơi chiếm đến 40% giải Nô ben khoa học của thế giới nhưng vẫn có những tổ chức, những viện buôn bán bằng giả trên internet. Ở Việt Nam hiện nay, hàng vạn người tự nhận mình là nhà thơ, nhưng hội viên Hội Nhà Văn chỉ có dưới một nghìn và cái hội này cũng không cần “đưa ra khỏi hội” những người không còn làm thơ, viết văn mà nhân dân vẫn biết ai là nhà thơ, ai chỉ thích làm thơ vv… và vv…
Một vấn đề nữa là họ đang sống như thế nào ? Vừa qua, một tin nức lòng người, được báo chí đưa rất nhanh, rất trang trọng là Nhà nước đã trích ngân sách để mua cho giáo sư Ngô Bảo Châu và gia đình một căn hộ giá hàng trăm nghìn đô la ngay giữa trung tâm Hà Nội. Nhưng ngoài Ngô Bảo Châu, còn ai nữa?
Theo thông tin từ một cuộc hội thảo tại TPHCM, GS,TSKH Nguyễn Ngọc Thêm cho biết, lương bình quân của các GS,PGS ở Việt Nam hiện nay là 200 USD/tháng còn ở, đi lại và làm việc thì không khác gì người khác, trong khi ở nước ngoài, lương của một người có năng lực tương tự, có cống hiến tương tự thường gấp 3 đến gấp 8 mức thu nhập bình quân của người dân nước đó, tức là vào khoảng từ 2.000 USD trở lên.
Theo giáo sư Hoàng Tuỵ, thu nhập bình quân của một GS,PGS ở Việt Nam chỉ đáp ứng được khoảng 1/5 nhu cầu thiết yếu của họ và gia đình họ. Lương, bổng, điều kiện ăn ở, làm việc như thế, khó mà đòi hỏi các GS,PGS yên tâm, cống hiến hết tài năng, sức lực, thời gian cho khoa học và sự nghiệp đào tạo của mình. Cũng khó mà đòi hỏi các nhà khoa học Việt Nam đang ở nước ngoài về nước làm việc dù họ rất mong muốn ./.
Thành Tâm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét