'Cần trí tuệ để có lối thoát kinh tế'
BBC 4-9-13Bà Phạm Thị Loan, Tổng giám đốc Tập đoàn Việt Á cho rằng những báo cáo về tăng trưởng kinh tế của cả chính phủ và các tổ chức nước ngoài đều 'không đáng tin cậy' và kinh tế Việt Nam đang rất bế tắc.Nguyên đại biểu Quốc hội khóa XII chia sẻ có cái nhìn khá ảm đạm về kinh tế Việt Nam hiện nay với BBC và cho rằng tư nhân hóa khối doanh nghiệp nhà nước nhiều nợ nần không thể thực hiện trong lúc này.
Theo bà, lối thoát cho kinh tế Việt Nam chỉ có được khi có những lãnh đạo trí tuệ và tâm đức đặt lợi ích của dân lên trên lợi ích của một bộ phận nào đó.
Trả lời BBC tiếng Việt từ Hà Nội hôm 4/9/2013, bà Loan nói cho rằng, tình trạng kinh tế ở Việt Nam từ mấy năm qua có đang ở vào tình trạng "khó có đường ra".
BBC: Trong buổi tọa đàm doanh nghiệp trẻ Việt Nam hôm 01/09, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên có nói "kinh tế Việt Nam còn khó khăn ít nhất hai năm nữa", bà nghĩ sao?
Tôi nghĩ phán đoán kinh tế Việt Nam còn khó khăn 2 năm nữa là rất có cơ sở và tôi đồng tình với quan điểm đó. Theo tôi thì không chỉ hai năm mà có thể còn ba năm nữa cơ. Ý kiến đó là tương đối chính xác.
Chắc ai cũng nhìn thấy là kinh tế Việt Nam mấy năm nay đã khó khăn rồi, và nó đang mắc nặng và khó có đường ra là tình hình bất động sản đang dư thừa như thế, cung vượt quá cầu xa như thế, và tình hình tài chính mất cân đối như thế thì ảnh hưởng rất nhiều đến các vấn đề kinh tế, xã hội.
Ví dụ như thị trường cho các nhà sản xuất, rồi nguồn vốn cho các nhà sản xuất, rồi nguồn tài chính, dòng tiền của các ngân hàng cũng là những vấn đề cần giải quyết.
Hiện nay thị trường bị hạn chế rất nhiều, và dư nợ tiền vay của ngân hàng giảm và hoạt động của các ngân hàng kém hiệu quả đi.
Và tình hình công nợ của các doanh nghiệp cũng chưa giải quyết được như vậy dẫn đến tình trạng trì trệ kéo dài. Cho nên với thực trạng này, một vài năm nữa cũng rất khó giải quyết.
Tôi cũng hy vọng là dần dần cũng có cách tháo gỡ. Bế tắc có những nơi cũng không đơn giản để giải thoát được, vì tài sản có thể có nhưng nguồn tài chính thì lại thiếu.
Để mà giải quyết toàn bộ nền kinh tế chắc cũng phải vài ba năm nữa.
BBC: Hiện nay doanh nghiệp vay tiền của các ngân hàng khó tới mức nào?
Hiện nay các ngân hàng vẫn đi tìm những doanh nghiệp có chất lượng để cho vay, nhưng cái đó thì lại không có nhiều. Tôi tin rằng tỉ lệ cho vay ra tôi tin chắc không đạt được như mong muốn.
Còn lãi tức thì có giảm, nhưng mà ở một bước khác. Thực tế, ngân hàng cổ phần cho vay ra vẫn ở mức cao hơn mong muốn của doanh nghiệp. Và đặc biệt là so tỉ lệ lãi suất mà nhân dân gửi vào so với lãi suất ngân hàng cho vay ra chênh lệch vẫn còn rất lớn.
Có nghĩa là dân thì vẫn thiệt thòi, mà doanh nghiệp cũng bị thiệt thòi, và chính ngân hàng hưởng lợi từ cái đó.
Nhưng tôi cũng biết rằng, liệu thực sự ngân hàng có được lãi cao như thực tế hưởng chênh lệch đó không, hay lại bù đắp vào lỗ hổng chỗ khác, ví dụ như những khoản nợ xấu mà người ta không có khả năng thu lại.
Tôi không làm trong lĩnh vực ngân hàng thì tôi không biết nhưng tôi hình dung ra có thể phải lấy chỗ nọ đắp chỗ kia thì cái đó là cái tổn hại cho toàn dân.
BBC: Phân khúc nào trong cấu trúc kinh tế Việt Nam cần thay đổi rõ rệt nhất và mạnh tay nhất?
Tái cấu trúc thì nói rất là nhiều rồi, nhưng với cách làm tái cấu trúc như vừa rồi thì làm sao mà tái cấu trúc được.
Quan trọng nhất là làm sao để thấy được vai trò của nhà nước và vai trò của kinh tế nhà nước và đặc biệt là vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, các tổng công ty, các tập đoàn kinh tế nhà nước.
Cứ để như vừa rồi thì tôi nghĩ việc tái cấu trúc rất khó khăn và nó không đạt được mong muốn thực sự mà nó chỉ chuyển hóa theo kiểu bình mới rượu cũ, hay đánh bùn sang ao thôi chứ không giải quyết được vấn đề triệt để.
Nhưng theo quan điểm của tôi thì lúc này giải quyết các doanh nghiệp nhà nước cũng rất đau, nên lúc này cũng chưa thể làm được cái tái cấu trúc đấy.
Quan trọng nhất là phải giải cứu được các doanh nghiệp đã, và khi bình ổn rồi thì phải có chính sách để tái cấu trúc các doanh nghiệp đó và giao đúng vai trò trách nhiệm của nó.
Vấn đề mấu chốt ở đây là quan hệ sở hữu của các doanh nghiệp nhà nước, tôi cho là vẫn để quan hệ sở hữu như thế thì không giải quyết được vấn đề.
Và một vấn đề mấu chốt nữa là nếu có giải quyết được vấn đề bất động sản mà không giải quyết được lợi ích nhóm, và không làm quyết liệt thì cũng không thay đổi được vấn đề.
Để giải quyết thấu đáo mọi việc thì còn rất nhiều vấn đề khác nữa mà mình làm không dựa trên lợi ích của toàn dân, của quốc gia mà chỉ dựa trên lợi ích của một vài nhóm thì không giải quyết được.
Phải có những người hết lòng vì đất nước, quyết tâm vì đất nước, trí tuệ và có bàn tay rất mạnh, có tâm có đức thì mới có thể làm được, còn tình trạng như thế này thì e rằng rất khó.
BBC: Nghe như vậy thì kinh tế Việt Nam đang khá bế tắc?
Với cái nhìn của tôi thì tôi thấy là có bế tắc. Còn có thể là lãnh đạp họ có phương pháp nào đấy thì tôi cũng không biết được.
Biết đâu họ có đường lối mà người ta chưa đưa ra, chứ còn với đường lối như vừa rồi thì tôi thấy là khó mà giải quyết một cách thấu đáo.
BBC: Khối doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ và có khối nợ xấu rất lớn, thì theo bà việc tư nhân hóa nhanh chóng khối đó có giải quyết được vấn đề?
Theo quan điểm của tôi thì phải tư nhân hóa khối đấy. Nhưng trong lúc này tư nhân hóa mà không cẩn thận thì thiệt hại rất nhiều cho đất nước.
Tư nhân hóa vào lúc nào và như thế nào? Nếu không có sự chuẩn bị thì có thể sẽ lại bị mất như thời kỳ đầu cổ phần hóa một số cơ sở vật chất, một số doanh nghiệp.
BBC: Vì sao lúc này chưa thuận lợi?
Chưa thuận lợi vì sự chuẩn bị lúc này chưa kỹ lưỡng, thứ hai là kinh tế còn khó khăn. Muốn tư nhân hóa vào lực lượng tư nhân, nhưng lực lượng tư nhân lúc này đang mỏng, đang yếu.
Yếu mỏng về năng lực quản lý cũng như năng lực tài chính thì làm sao người ta có thể gánh nổi những tổ chức kinh tế nhà nước lớn như vậy?
Phải là những lúc các doanh nghiệp tư nhân mạnh khỏe, có tiềm lực.
Điều nữa là, thị trường phải bình ổn, chứ hiện nay kinh tế vĩ mô còn yếu như thế thì làm sao có thể chuyển đổi được một cách bình thường.
BBC: Theo bà, những báo cáo về kinh tế Việt Nam của chính phủ hay các tổ chức nước ngoài có độ khả tín và độ chính xác tới đâu?
Riêng bản thân tôi thì tôi không tin lắm vào các báo cáo đấy, tôi chỉ nhìn vào thực trạng, tôi biết tôi thấy được là có tăng trưởng hay không, còn con số chỉ là con số.
BBC: Sau khi Việt Nam gia nhập WTO thì đã có những cải biến gì đối với doanh nghiệp, kinh tế Việt Nam, và nếu Việt Nam vào TPP thì sẽ có thay đổi gì?
Đương nhiên là khi tham gia và các tổ chức kinh tế ghế giới nó cũng mở ra những cái lợi cho Việt Nam, và đương nhiên là nó cũng có hai mặt của vấn đề.
Vì sân chơi có thể mở rộng hơn nhưng bản thân doanh nghiệp Việt Nam cũng phải xem xem lực của mình như thế nào.
Tôi cho rằng cũng sẽ có một số công ty trao đổi được và cho người ta nhiều cơ hội hơn, nhưng số đó không nhiều, mà khó khăn cho mình cũng sẽ nhiều.
Mở sân ra cho mình thì cũng mở sân ra cho người, cạnh tranh trong nước cũng sẽ nhiều hơn. Các doanh nghiệp trong nước cũng sẽ phải chịu áp lực của các doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam.
Và những chính sách đối với hàng nhập khẩu cũng phải cởi mở hơn, trong sáng hơn, và nhiều khi mình không cạnh tranh được với hàng nhập khẩu và nhiều khi doanh nghiệp Việt Nam đành phải bó tay nhìn hàng nhập khẩu tràn vào.
Hàng của Việt Nam thì cũng khó mà xuất đi vì khả năng đầu tư chiều sâu của mình rất có hạn.
Gần đây chính sách đầu tư trung hạn và dài hạn ở con số rất nhỏ. Như vậy, mở ra có sân chơi thì có đấy, nhưng mình có tham gia thực được không, hay chỉ một số thôi rồi đa số lại chịu áp lực trở lại.
BBC Tiếng Việt sẽ tiếp tục đăng tải các bài về kinh tế Việt Nam cùng các giải pháp cho những khó khăn hiện nay của nước này.
Tôi nghĩ phán đoán kinh tế Việt Nam còn khó khăn 2 năm nữa là rất có cơ sở và tôi đồng tình với quan điểm đó. Theo tôi thì không chỉ hai năm mà có thể còn ba năm nữa cơ. Ý kiến đó là tương đối chính xác.
Chắc ai cũng nhìn thấy là kinh tế Việt Nam mấy năm nay đã khó khăn rồi, và nó đang mắc nặng và khó có đường ra là tình hình bất động sản đang dư thừa như thế, cung vượt quá cầu xa như thế, và tình hình tài chính mất cân đối như thế thì ảnh hưởng rất nhiều đến các vấn đề kinh tế, xã hội.
Ví dụ như thị trường cho các nhà sản xuất, rồi nguồn vốn cho các nhà sản xuất, rồi nguồn tài chính, dòng tiền của các ngân hàng cũng là những vấn đề cần giải quyết.
Hiện nay thị trường bị hạn chế rất nhiều, và dư nợ tiền vay của ngân hàng giảm và hoạt động của các ngân hàng kém hiệu quả đi.
Và tình hình công nợ của các doanh nghiệp cũng chưa giải quyết được như vậy dẫn đến tình trạng trì trệ kéo dài. Cho nên với thực trạng này, một vài năm nữa cũng rất khó giải quyết.
Tôi cũng hy vọng là dần dần cũng có cách tháo gỡ. Bế tắc có những nơi cũng không đơn giản để giải thoát được, vì tài sản có thể có nhưng nguồn tài chính thì lại thiếu.
Để mà giải quyết toàn bộ nền kinh tế chắc cũng phải vài ba năm nữa.
BBC: Hiện nay doanh nghiệp vay tiền của các ngân hàng khó tới mức nào?
Hiện nay các ngân hàng vẫn đi tìm những doanh nghiệp có chất lượng để cho vay, nhưng cái đó thì lại không có nhiều. Tôi tin rằng tỉ lệ cho vay ra tôi tin chắc không đạt được như mong muốn.
Còn lãi tức thì có giảm, nhưng mà ở một bước khác. Thực tế, ngân hàng cổ phần cho vay ra vẫn ở mức cao hơn mong muốn của doanh nghiệp. Và đặc biệt là so tỉ lệ lãi suất mà nhân dân gửi vào so với lãi suất ngân hàng cho vay ra chênh lệch vẫn còn rất lớn.
Có nghĩa là dân thì vẫn thiệt thòi, mà doanh nghiệp cũng bị thiệt thòi, và chính ngân hàng hưởng lợi từ cái đó.
Nhưng tôi cũng biết rằng, liệu thực sự ngân hàng có được lãi cao như thực tế hưởng chênh lệch đó không, hay lại bù đắp vào lỗ hổng chỗ khác, ví dụ như những khoản nợ xấu mà người ta không có khả năng thu lại.
Tôi không làm trong lĩnh vực ngân hàng thì tôi không biết nhưng tôi hình dung ra có thể phải lấy chỗ nọ đắp chỗ kia thì cái đó là cái tổn hại cho toàn dân.
BBC: Phân khúc nào trong cấu trúc kinh tế Việt Nam cần thay đổi rõ rệt nhất và mạnh tay nhất?
Tái cấu trúc thì nói rất là nhiều rồi, nhưng với cách làm tái cấu trúc như vừa rồi thì làm sao mà tái cấu trúc được.
Quan trọng nhất là làm sao để thấy được vai trò của nhà nước và vai trò của kinh tế nhà nước và đặc biệt là vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, các tổng công ty, các tập đoàn kinh tế nhà nước.
Cứ để như vừa rồi thì tôi nghĩ việc tái cấu trúc rất khó khăn và nó không đạt được mong muốn thực sự mà nó chỉ chuyển hóa theo kiểu bình mới rượu cũ, hay đánh bùn sang ao thôi chứ không giải quyết được vấn đề triệt để.
Nhưng theo quan điểm của tôi thì lúc này giải quyết các doanh nghiệp nhà nước cũng rất đau, nên lúc này cũng chưa thể làm được cái tái cấu trúc đấy.
Quan trọng nhất là phải giải cứu được các doanh nghiệp đã, và khi bình ổn rồi thì phải có chính sách để tái cấu trúc các doanh nghiệp đó và giao đúng vai trò trách nhiệm của nó.
Vấn đề mấu chốt ở đây là quan hệ sở hữu của các doanh nghiệp nhà nước, tôi cho là vẫn để quan hệ sở hữu như thế thì không giải quyết được vấn đề.
Và một vấn đề mấu chốt nữa là nếu có giải quyết được vấn đề bất động sản mà không giải quyết được lợi ích nhóm, và không làm quyết liệt thì cũng không thay đổi được vấn đề.
Để giải quyết thấu đáo mọi việc thì còn rất nhiều vấn đề khác nữa mà mình làm không dựa trên lợi ích của toàn dân, của quốc gia mà chỉ dựa trên lợi ích của một vài nhóm thì không giải quyết được.
Phải có những người hết lòng vì đất nước, quyết tâm vì đất nước, trí tuệ và có bàn tay rất mạnh, có tâm có đức thì mới có thể làm được, còn tình trạng như thế này thì e rằng rất khó.
BBC: Nghe như vậy thì kinh tế Việt Nam đang khá bế tắc?
Với cái nhìn của tôi thì tôi thấy là có bế tắc. Còn có thể là lãnh đạp họ có phương pháp nào đấy thì tôi cũng không biết được.
Biết đâu họ có đường lối mà người ta chưa đưa ra, chứ còn với đường lối như vừa rồi thì tôi thấy là khó mà giải quyết một cách thấu đáo.
BBC: Khối doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ và có khối nợ xấu rất lớn, thì theo bà việc tư nhân hóa nhanh chóng khối đó có giải quyết được vấn đề?
Theo quan điểm của tôi thì phải tư nhân hóa khối đấy. Nhưng trong lúc này tư nhân hóa mà không cẩn thận thì thiệt hại rất nhiều cho đất nước.
Tư nhân hóa vào lúc nào và như thế nào? Nếu không có sự chuẩn bị thì có thể sẽ lại bị mất như thời kỳ đầu cổ phần hóa một số cơ sở vật chất, một số doanh nghiệp.
BBC: Vì sao lúc này chưa thuận lợi?
Chưa thuận lợi vì sự chuẩn bị lúc này chưa kỹ lưỡng, thứ hai là kinh tế còn khó khăn. Muốn tư nhân hóa vào lực lượng tư nhân, nhưng lực lượng tư nhân lúc này đang mỏng, đang yếu.
Yếu mỏng về năng lực quản lý cũng như năng lực tài chính thì làm sao người ta có thể gánh nổi những tổ chức kinh tế nhà nước lớn như vậy?
Phải là những lúc các doanh nghiệp tư nhân mạnh khỏe, có tiềm lực.
Điều nữa là, thị trường phải bình ổn, chứ hiện nay kinh tế vĩ mô còn yếu như thế thì làm sao có thể chuyển đổi được một cách bình thường.
BBC: Theo bà, những báo cáo về kinh tế Việt Nam của chính phủ hay các tổ chức nước ngoài có độ khả tín và độ chính xác tới đâu?
Riêng bản thân tôi thì tôi không tin lắm vào các báo cáo đấy, tôi chỉ nhìn vào thực trạng, tôi biết tôi thấy được là có tăng trưởng hay không, còn con số chỉ là con số.
BBC: Sau khi Việt Nam gia nhập WTO thì đã có những cải biến gì đối với doanh nghiệp, kinh tế Việt Nam, và nếu Việt Nam vào TPP thì sẽ có thay đổi gì?
Đương nhiên là khi tham gia và các tổ chức kinh tế ghế giới nó cũng mở ra những cái lợi cho Việt Nam, và đương nhiên là nó cũng có hai mặt của vấn đề.
Vì sân chơi có thể mở rộng hơn nhưng bản thân doanh nghiệp Việt Nam cũng phải xem xem lực của mình như thế nào.
Tôi cho rằng cũng sẽ có một số công ty trao đổi được và cho người ta nhiều cơ hội hơn, nhưng số đó không nhiều, mà khó khăn cho mình cũng sẽ nhiều.
Mở sân ra cho mình thì cũng mở sân ra cho người, cạnh tranh trong nước cũng sẽ nhiều hơn. Các doanh nghiệp trong nước cũng sẽ phải chịu áp lực của các doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam.
Và những chính sách đối với hàng nhập khẩu cũng phải cởi mở hơn, trong sáng hơn, và nhiều khi mình không cạnh tranh được với hàng nhập khẩu và nhiều khi doanh nghiệp Việt Nam đành phải bó tay nhìn hàng nhập khẩu tràn vào.
Hàng của Việt Nam thì cũng khó mà xuất đi vì khả năng đầu tư chiều sâu của mình rất có hạn.
Gần đây chính sách đầu tư trung hạn và dài hạn ở con số rất nhỏ. Như vậy, mở ra có sân chơi thì có đấy, nhưng mình có tham gia thực được không, hay chỉ một số thôi rồi đa số lại chịu áp lực trở lại.
BBC Tiếng Việt sẽ tiếp tục đăng tải các bài về kinh tế Việt Nam cùng các giải pháp cho những khó khăn hiện nay của nước này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét