Thứ Sáu, 27 tháng 12, 2024

Tại sao Trung Quốc không sợ Trump?

Tại sao Trung Quốc không sợ Trump?
Nguồn: Diêm Học Thông, “Why China Isn’t Scared of Trump,” Foreign Affairs, 20/12/2024. Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Căng thẳng Mỹ-Trung có thể gia tăng, nhưng chủ nghĩa biệt lập của Trump sẽ có lợi cho Bắc Kinh. 
Bắc Kinh sẽ tuân thủ “cam kết tôn trọng lẫn nhau, cùng tồn tại hòa bình, và hợp tác cùng có lợi như những nguyên tắc để xử lý quan hệ Trung Quốc-Mỹ.” “Tôn trọng lẫn nhau” ẩn ý rằng Trung Quốc sẽ trả đũa bất kỳ hành động khiêu khích nào của Trump; “cùng tồn tại hòa bình” có nghĩa là Trung Quốc sẽ tìm cách kéo Trump vào cuộc đối thoại về việc quản lý những khác biệt và xung đột để ổn định quan hệ song phương; và “hợp tác cùng có lợi” đề cập đến việc làm việc cùng nhau trong những vấn đề toàn cầu mà Trung Quốc và Mỹ có chung lợi ích

Suốt nhiều năm, Donald Trump đã chỉ trích Trung Quốc, mô tả nước này là nguyên nhân gốc rễ của mọi tệ nạn ở Mỹ. Ông than thở về thâm hụt thương mại khổng lồ giữa Washington với Bắc Kinh, và đổ lỗi rằng Trung Quốc đã làm mục ruỗng trung tâm công nghiệp của Mỹ. Ông khẳng định đại dịch COVID-19 là do lỗi của Trung Quốc. Gần đây hơn, ông tiếp tục gán cuộc khủng hoảng thuốc giảm đau opoid của Mỹ cho Bắc Kinh, cáo buộc Trung Quốc “tấn công” Mỹ bằng fentanyl. Trung Quốc xuất hiện trong các cuộc mít tinh và họp báo của Trump như một kẻ thù khổng lồ, một kẻ thù mà chỉ riêng ông mới có thể khuất phục. 

Thành công kỳ lạ của Triều Tiên

Thành công kỳ lạ của Triều Tiên
Nguồn: Andrei Lankov, “The Strange Success of North Korea,” Foreign Affairs, 18/12/2024. Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Trung Quốc và Nga đang cải thiện quan hệ với một Kim Jong Un nguy hiểm hơn – và Mỹ cũng có thể làm như vậy. 
Tổng thống Trump đã gợi ý rằng ông sẵn sàng từ bỏ mục tiêu chính sách mà Mỹ đã ủng hộ từ lâu nhưng ngày càng trở nên không thực tế là “CVID” – phi hạt nhân hóa hoàn toàn, có thể kiểm chứng, và không thể đảo ngược của Triều Tiên – và đàm phán một thỏa thuận dựa trên việc chấp nhận Triều Tiên là một cường quốc hạt nhân, nhưng với những hạn chế.

Vào năm 2017, chế độ quân sự hóa cao độ của Kim Jong Un ở Triều Tiên đã phải đối đầu với một liên minh hiếm hoi gồm Trung Quốc, Nga, và Mỹ. Để đáp trả vụ thử thành công tên lửa đạn đạo xuyên lục địa và thiết bị nhiệt hạch đầu tiên của Triều Tiên, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc thường bế tắc đã nhất trí ban hành một loạt các lệnh trừng phạt cứng rắn. 

Mục đích Trung Quốc xây dựng kho vũ khí hạt nhân

Mục đích thật sự của việc Trung Quốc xây dựng kho vũ khí hạt nhân
Nguồn: Kyle Balzer and Dan Blumenthal, “The True Aims of China’s Nuclear Buildup”, Foreign Affairs, 21/11/2024. Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương
Kho vũ khí ngày càng phình to của Bắc Kinh có mục đích làm tan rã hệ thống liên minh của Mỹ tại châu Á. 
Mỹ có một kho vũ khí hạt nhân đang hoạt động khoảng 3.700 đầu đạn hạt nhân, mặc dù chưa đến một nửa trong số này đang được triển khai. Bắc Kinh đang nhanh chóng thu hẹp khoảng cách, đã tăng kho dự trữ đầu đạn từ khoảng 200 lên 500 trong khoảng thời gian từ năm 2020 đến năm 2023. Lầu Năm Góc dự báo rằng Trung Quốc sẽ sở hữu hơn 1.000 đầu đạn vào năm 2030 và lên tới hơn 1.500 vào năm 2035. Và Trung Quốc đã có một khả năng đáng gờm để sử dụng các loại vũ khí đó trong các cuộc tấn công có độ chính xác cao: họ có nhiều bệ phóng tên lửa liên lục địa và tầm trung trên đất liền hơn Mỹ.

Kể từ năm 2018, các nhà phân tích quốc phòng Mỹ đã nhiều lần xác định Trung Quốc là mối đe dọa lớn nhất đối với an ninh quốc gia Mỹ. Họ đã mô tả Bắc Kinh bằng nhiều cách khác nhau như là một “thách thức mang tính hệ thống” (systemic challenge), một “mối đe dọa lâu dài” (pacing threat) và thậm chí là một “đối thủ ngang hàng” (peer adversary), do sự gia tăng quân sự ồ ạt của Trung Quốc, hành vi hiếu chiến của nước này ở Châu Á – Thái Bình Dương và một chiến dịch cưỡng ép kinh tế toàn cầu. 

Thuế quan của Trump đã giúp miền bắc Việt Nam bùng nổ...

Thuế quan của Trump đã giúp miền bắc Việt Nam bùng nổ, nhưng tương lai thì sao?
Nguồn: Damien Cave, “Trump’s Tariffs Helped Northern Vietnam Boom Like Never Before. What Now?” New York Times, 17/12/2024
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
“Không có bên nào chiến thắng” trong thương chiến Mỹ-Trung, nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã tuyên bố hồi tuần trước, trong một cuộc họp với các nhà tài chính toàn cầu. Nhưng trải nghiệm ở miền bắc Việt Nam cho thấy điều ngược lại. Năm 1954, sau khi giành độc lập khỏi Pháp, Việt Nam là một trong những quốc gia nghèo nhất và kém phát triển nhất ở Châu Á, gần như hoàn toàn dựa vào nền nông nghiệp tự cung tự cấp. Ngày nay, tốc độ tăng trưởng hai chữ số của miền bắc đã trở thành chuẩn mực. Miền bắc Việt Nam đã được hưởng lợi do làn sóng tìm kiếm các giải pháp thay thế cho sản xuất từ Trung Quốc trên toàn cầu. 

Nên ăn trái cây khi bụng đói

Nên ăn trái cây khi bụng đói
Bác Sĩ Stephen Mak – 
Quý vị có thể chỉ ăn trái cây trong 3 ngày để thanh lọc cơ thể. Chỉ ăn trái cây và uống nước trái cây trong suốt 3 ngày, và quý vị sẽ ngạc nhiên khi bạn bè cho biết quý vị nhìn thật tươi sáng! Đặc biệt nên ăn các loại quả dại, mọc tự nhiên ! Chúng rất nhiều enzym. 

Gần đây, tỷ lệ thành công của tôi trong việc điều trị ung thư là khoảng 80% . Bệnh nhân ung thư lẽ ra không phải chết. Cách điều trị ung thư đã được tìm ra, chỉ là chúng ta có tin hay không. Tôi rất tiếc về việc hàng trăm bệnh nhân ung thư đã chết theo cách chữa trị truyền thống.

Xin cám ơn và cầu Thượng Ðế gia hộ. Tất cả chúng ta cho rằng ăn trái cây chỉ có nghĩa là mua trái cây, cắt ra từng lát và bỏ vào miệng, nhưng không dễ như vậy. Ðiều quan trọng là phải biết ăn ra sao và khi nào.

Ăn trái cây như thế nào mới đúng ?

Tư tưởng Tập Cận Bình định hình Trung Quốc như thế nào?

Đất nước ta được coi như chính thức bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đại tướng công an Tô Lâm, nên từ bây giờ (thực ra từ tháng 5-7 năm nay), trang toithichdoc này không hoạt động nhiều nữa, nhất là không có những bình luận về thời sự và kinh tế như trước. Nguyên nhân là vì bối cảnh chính trị của giai đoạn bắt đầu kỷ nguyên này hiện nay đang quá phức tạp và đầy bất trắc, mỗi người chúng ta cần đặt sự an toàn của bản thân mình và gia đình mình lên trên hết. Rất mong các bạn đọc thông cảm. Hiện nay tôi cũng không dùng FB và các trang mạng xã hội khác. Bài viết dưới đây về Tập Cận Bình khá hay, tôi rất tán thành. Tôi đã có một số lần đi thăm Trung Quốc, chứng kiến các thành tựu phát triển kinh tế xã hội của Trung Quốc, tôi rất khâm phục. Tôi ủng hộ quan điểm của Tập Cận Bình: Phát triển cân đối giữa kinh tế, xã hội và môi trường. Thời Đặng Tiểu Bình kinh tế phát triển nhanh quá gây ra rất nhiều vấn đề xã hội và môi trường. Thời Tập Cận Bình kinh tế phát triển chậm lại, nhiều vấn đề xã hội và môi trường được giải quyết nên xã hội Trung Quốc trở nên hài hòa, văn minh; môi trường càng ngày càng sạch đẹp. Bây giờ đi Trung Quốc, có thể thấy ở đâu cũng khá văn minh, sạch đẹp; so với Mỹ và Châu Âu giờ đây rất bẩn thỉu, hỗn loạn thì Trung Quốc văn minh, sạch đẹp hơn nhiều. VN đang đi theo còn đường trái ngược với Trung Quốc.
Tư tưởng Tập Cận Bình định hình Trung Quốc như thế nào?
Tập Cận Bình nhận thấy nếu tiếp tục đi theo con đường “mở cửa” mà không có sự điều chỉnh, Trung Quốc sẽ phải đối mặt với những nguy cơ tiềm ẩn, đe dọa đến sự ổn định chính trị và văn hóa. Vì vậy, ông chủ động thay đổi hướng đi, tập trung vào việc củng cố hệ tư tưởng, kiểm soát thị trường, giảm thiểu bất bình đẳng và khôi phục các giá trị truyền thống. Sự chuyển hướng này là sự phản ứng lại những hệ lụy tiêu cực của quá trình “mở cửa” trước đó. Việc Tập Cận Bình kết hợp chủ nghĩa Marx – Lenin với tư tưởng truyền thống, đặc biệt là triết lý Đạo giáo, đã tạo nên một hệ tư tưởng riêng biệt, mang đậm dấu ấn cá nhân và phù hợp với bối cảnh Trung Quốc hiện đại.
Quảng trường Thiên An Môn. (Hình minh họa: Christian Lue/Unsplash)

Thứ Năm, 26 tháng 12, 2024

Bao giờ VN có các sản phẩm đạt đẳng cấp quốc tế?

Tôi ủng hộ nhiều phát biểu và mong muốn của Tổng bí thư Tô Lâm, nhưng tôi không có niềm tin vào sự thành công của ông, dù ông đứng đầu Ban chỉ đạo Trung ương phát triển khoa học, công nghệ, chuyển đổi số quốc gia. Đơn giản là dù ông có danh là GSTS nhưng bản chất ông chỉ là một cán bộ công an không có lý luận khoa học, nhất là khoa học kinh tế và quản lý; mà không có lý luận chỉ lối đưa đường thì không thể tiến xa được. Khi nghe ông phát biểu VN phải tăng trưởng hai con số trong vài thập kỷ tới, rồi hàng loạt quan chức cấp cao hô hào theo, tôi sợ rằng cứ đà này thì thời đại khủng hoảng của Nguyễn Tấn Dũng sẽ sớm trở lại. Cách đây đúng 2 năm, ngày 16/12/2022, tôi đã viết một bài trên Blog này với tiêu đề tương tự như vậy. Trong 2 năm qua, đất nước chưa lâm vào khủng hoảng lớn hay đại khủng hoảng, nhưng khủng hoảng vừa và nhỏ thì rất nhiều và hầu như không được xử lý. Hàng vạn, hàng triệu người dân bị lừa đảo công khai, bị cướp tiền trắng trợn mà không làm gì được; kinh tế trì trệ, giá cả tăng cao... Doanh nghiệp chây ỳ không trả nợ lẫn nhau và không trả tiền cho người cho chúng vay... chỉ vì chúng có câu cẩm nang, bùa chú hộ mạng: "lợi ích phải hài hòa; rủi ro phải chia sẻ". Bản thân tôi cũng bị lừa trắng trợn, cũng cho doanh nghiệp vay rồi không lấy lại được tiền, vì triết lý lãnh đạo "rủi ro phải chia sẻ" của ông Thủ tướng. Doanh nghiệp có tiền, nhưng được chính quyền cho phép không trả vì lý do "rủi ro", nên cần gì phải trả. Khủng hoảng lớn hay đại khủng hoảng chưa xảy ra trong 2 năm qua vì xu hướng tăng trưởng gấp gáp của giai đoạn 2022-2023 đã tạm dừng lại, nhường chỗ cho sự tăng trưởng thận trọng do quan chức lo ngại, sợ hãi vì bối cảnh chính trị 2023-2024 quá phức tạp và đầy bất trắc, với sự mất chức của hàng loạt quan chức rất cấp cao; khởi đầu là chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc mất chức ngày 17 tháng 1 năm 2023.
Bao giờ VN có các sản phẩm đạt đẳng cấp quốc tế?
TS Nguyễn Ngọc Chu, 25-12-2024 - Thế hệ hiện thời ‘học tập Bác Hồ’ như thế nào, ngoài khẩu hiệu ra, không ai dám chắc. Mong muốn như cụ Hồ về ứng dụng khoa học vào cuộc sống, hiện chưa có thí dụ ngang bằng. Năm 1968 – 1969, vào những ngày cuối cùng của cuộc đời, cụ Hồ đã yêu cầu gặp GS Hoàng Tuỵ để thảo luận về ứng dụng Vận trù học. Các nhà lãnh đạo sau cụ Hồ, tiếc thay, xem các nhà khoa học như là thuộc cấp. Và buồn hơn, các nhà khoa học tự đặt mình vào vị trí thưa gửi.

Thứ Hai, 2 tháng 12, 2024

Tác động từ chính sách thuế của Trump đối với Trung Quốc

Tác động từ chính sách thuế quan của Trump đối với Trung Quốc
Nguồn: James Palmer, “What Trump’s Tariffs Will Mean for China,” Foreign Policy, 26/11/2024. Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đưa ra những lời đe doạ mới, Bắc Kinh cũng đã sẵn sàng để đối phó với sự thay đổi.

Vào thứ Hai, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đe doạ sẽ áp đặt thuế quan mới lên Trung Quốc (10%) cũng như Canada và Mexico (tổng cộng 25%) – điều này được ông lý giải là một nỗ lực để đối phó với nạn nhập cư bất hợp pháp và “Tội phạm và Ma túy”, như ông đã viết trong một bài đăng trên mạng xã hội Truth Social. Về lý thuyết, Trump không có thẩm quyền để trực tiếp áp đặt thuế quan, nhưng trước đây ông đã từng dựa vào các luật hiện hành cho phép tổng thống tự quyết định thực hiện điều đó.

Trong trường hợp áp thuế lên Trung Quốc, việc này bao gồm Điều 301 của Đạo luật Thương mại 1974. Tuy nhiên, việc áp dụng Điều 301 yêu cầu một cuộc điều tra sơ bộ và thường mất nhiều thời gian. Lần này, Trump có thể sẽ đổi sang các biện pháp khác.

Trump dọa đánh thuế 100% nếu BRICS bỏ đồng đô la

Tôi thích ông Trump vì Trump chống Biden và không muốn thế giới có chiến tranh, nhưng chính sách nước Mỹ trên hết của ông làm tôi cũng rất ghét ông. Mỹ là nước quyết định luật lệ thế giới và cũng là nước bóc lột thế giới thậm tệ nhất thông qua rất nhiều hình thức, nhất là sử dụng đồng đô la. Thực tế dù Trump đã làm TT Mỹ 4 năm, nhưng tôi chưa thấy sự xuất sắc của ông và đóng góp của ông cho sự phát triển thế giới. Ngược lại chính sách bảo hộ của ông, việc rút Mỹ ra khỏi một loạt tổ chức quốc tế, và chính sách thuế cao của ông chỉ gây tai hại cho thế giới, thậm chí cho chính nước Mỹ. Tôi đồng ý với câu cuối của bài này: "Khoản thuế này do chính các doanh nghiệp nhập khẩu trong nước Mỹ trả chứ không phải do bên xuất khẩu. Đây là một loại thuế trực tiếp mà các công ty trong nước đóng cho chính phủ Mỹ và phần lớn gánh nặng kinh tế cuối cùng là do người tiêu dùng Mỹ gánh chịu". Nhân dân thế giới đã quá chán ngấy với sự thống trị dã man của Hoa Kỳ đối với hệ thống tài chính toàn cầu, nhưng họ không đoàn kết nên không làm sao có thể xóa bỏ được sự thống trị này.
Ông Trump dọa đánh thuế 100% nếu BRICS tìm cách thay thế đồng đô la
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đe dọa sẽ áp thuế 100% đối với các nước thuộc khối BRICS nếu họ tạo ra một đồng tiền chung nhằm thay thế đô la Mỹ. "Hãy quên chuyện các nước BRICS tìm cách loại bỏ đồng đô la Mỹ mà chúng ta chỉ đứng im nhìn đi," ông Trump viết trên mạng xã hội vào hôm 30/11.

BRICS gồm các cường quốc Nga, Trung Quốc cùng các quốc gia Brazil, Ấn Độ, Nam Phi, Iran, Ai Cập, Ethiopia và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE).