Chủ Nhật, 8 tháng 8, 2021

Giải cứu hay sát hại động vật quý hiếm ?

Giải cứu hay sát hại động vật quý hiếm ?
Chúng ta còn nhớ cái dự án cấp cuốc da về nghiên cứu bò tót của Liên Tỉnh giữa Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Ninh Thuận và tỉnh Lâm Đồng, họ thống nhất mua lại 10 con bò tót lai của người dân và tạo vùng khoanh nuôi phù hợp với môi trường sống của bò tót để thực hiện đề tài khoa học nghiên cứu giám định di truyền và đánh giá khả năng phát triển của bò lai F1 giữa bò tót (bos gaurus) và bò nhà (bos taurus) tại Vườn quốc gia Phước Bình.
Đề tài liên tỉnh này được thực hiện với kinh phí gần 2 tỉ đồng. Các kết quả nghiên cứu và tài sản của đề tài nêu trên đã bàn giao cho Trung tâm ứng dụng KH-CN Lâm Đồng để tiếp tục kế thừa chủ trì thực hiện đề tài cấp cuốc da "Khai thác và phát triển nguồn gien bò quý hiếm tại vùng giáp ranh 3 tỉnh Ninh Thuận - Lâm Đồng - Khánh Hòa" với tổng kinh phí hơn 3 tỉ đồng( tổng hai giai đoạn ngốn hết 5 tỉ), đến tháng 6-2019 thì kết thúc đề tài.

Nhưng hiệu quả sau 6 năm nghiên cứu là gì ? 5 con bò cái chẳng sinh sản được một cá thể con nào, chỉ có một cá thể bò đực khi tình cờ lạc từ trên núi xuống đã lai tạo với bò của dân sinh được 11 cá thể bò lai, và sau đó 11 chú bò lai đã được giam đến trơ xương bọc da... chờ ngày quy tiên... Nhưng may mắn thay chúng được người dân phát hiện phản ánh với chính quyền, lúc đó mới được giải cứu ???

Đây là dự án chỉ nghiên cứu cho bò đẻ nhưng đã ngốn hết 5 tỉ đồng tiền thuế của dân, do PGS.TS Lê Xuân Thám chủ nhiệm Dự án.

Khi sự vụ xảy ra, ông ta xuất hiện trên báo chí thản nhiên rằng : "Chưa thể nói gì về kết quả nghiên cứu còn nhiều vấn đề phức tạp, cần chờ thêm các dự án tiếp theo", ý ông ta muốn nhấn mạnh rằng "Dự án đã kết thúc năm 2019, nên ông không còn trách nhiệm gì với đàn bò cả"... Có lẽ nếu có chăng thì chắc chắn phải vẽ ra một dự án tiếp theo với kinh phí hàng chục tỉ đồng nữa mới thỏa mãn lòng tham... còn bò có đẻ được hay không thì kệ mẹ nó.


Bây giờ đến việc giải cứu hổ, nghe hai từ giải cứu mà nghe cảm động thật đấy chứ. Nhưng thực sự đó là giải cứu hay sát hại vậy ? 

Khi mà 17 con hổ tại nhà dân còn sống mập mạp, khỏe mạnh ngon lành... đến khi vào tay chính quyền thì nó ngủm củ tỏi hết 8 con (gần một nửa). Vậy thì trách nhiệm này thuộc về ai ? 

Người dân nuôi bao nhiêu năm không sao, mấy con cọp to khổng lồ lớn lên từ trong chuồng heo.

Rồi có đám cán bộ và bác sĩ gây mê tài ba của chính quyền đến để GIẢI CỨU, CHĂM SÓC.

Và vừa lọt vô bàn tay chăm sóc của chúng là 8 con cọp trưởng thành lăn ra chết.

Đám bác sĩ rừng rú này không biết tính sức nặng và với loài động vật nào cần dùng thuốc gì liều lượng bao nhiêu, nên tôi nghi là chúng thấy cọp lớn nên sợ, bèn lựa các con trưởng thành mà chích cho một đống thuốc mê vô và cứ tưởng bở như vậy là chắc ăn.

Còn không thì đây là chúng cố tình "hạ thủ" tiêu diệt các con lớn đã đến tuổi "thu hoạch"...

Khi không phải là một vài người nhúng tay vào việc này mà có cả một ban bệ liên ngành gồm công an, kiểm lâm, thú y, QLTT, TNMT... thì ai và cơ quan nào sẽ đứng ra chịu trách nhiệm về cái chết của 8 cá thể hổ này ? Rồi việc xử lý nó như thế nào ? 

Phải tốn thêm một lượng kinh phí không nhỏ cho công tác bảo quản, điều tra, xử lý... như vậy thì có lợi lộc gì không ? Hay chỉ tốn thêm tiền thuế của dân ? Và rồi những chú hổ kia sẽ trở thành "CAO HỔ CỐT" để bồi bổ cho các vị liên ngành ấy mà thôi...

Dân bị cướp trắng tay và ăn cơm tù dài hạn. Còn cao hổ cốt để phục vụ ai ?

Thật sự là trong thể chế này, "sờ đến đâu là thối ở đó" chứ chẳng có gì thơm tho cả !

Chính quyền đang giải cứu hay sát hại động vật quý hiếm ?
-------------------

Sau khi 'giải cứu' 17 con hổ trong nhà dân ở Nghệ An thì 8 con đã chết

ĐẮC LAM ngày 6/8/2021 - (PLO)- Sau giải cứu và tịch thu tang vật 17 con hổ tịch thu tại hai hộ dân nuôi nhốt ở Nghệ An thì đến nay có 8 con đã chết.

Ngày 6-8, tin từ Phòng Cảnh sát môi trường, Công an tỉnh Nghệ An cho biết, 8/17 cá thể hổ thu giữ tại nhà dân ở xã Đô Thành (huyện Yên Thành, Nghệ An) đã chết chưa rõ nguyên nhân.


Hổ nuôi nhốt trong nhà dân. Ảnh: ĐL

Tất cả 8 con hổ đã chết đang được cấp đông lạnh để chờ công tác điều tra và xử lý tang vật. Số hổ còn lại đang còn sống thì đang được nuôi dưỡng, chăm sóc tại Khu sinh thái Mường Thanh Diễn Lâm (xã Diễn Lâm, huyện Diễn Châu, Nghệ An).

Như đã đưa tin, sáng 4-8, Phòng Cảnh sát môi trường Công an tỉnh Nghệ An đã phối hợp các đơn vị liên quan bắt quả tang một số người nuôi nhốt hổ trong nhà dân ở xã Đô Thành, huyện Yên Thành.


Chuồng nuôi hổ ở nhà dân làm sơ sài. Ảnh: ĐL

Qua kiểm tra, cảnh sát đã phát hiện, thu giữ 17 con hổ trưởng thành đang nuôi nhốt ở nhà dân. Số hổ này nuôi trong chuồng sắt. Tại thời điểm bắt giữ, mỗi cá thể hổ có trọng lượng từ 200kg đến 265kg.

Cụ thể, tại cơ sở nuôi hổ của Nguyễn Văn Hiền (39 tuổi) và Hồ Thị Thanh (31 tuổi, cùng trú xóm Nam Vực, xã Đô Thành), lực lượng cảnh sát phát hiện, thu giữ 14 cá thể hổ Đông Dương. Tại cơ sở nuôi nhốt hổ của bà Nguyễn Thị Định (50 tuổi, trú xóm Phú Xuân, xã Đô Thành) có 3 con hổ Đô Dương.


Các con hổ sau tiêm thuốc mê. Ảnh: ĐL

Tang vật 17 con hổ sau khi bắt quả tang được tiêm thuốc mê, đưa vào lồng sắt rồi vận chuyển lên xe tải chở tới Khu sinh thái Mường Thanh Diễn Lâm (xã Diễn Lâm, huyện Diễn Châu, Nghệ An) gửi chăm sóc, chờ giám định phục vụ công tác điều tra.

Nhóm trên khai hổ được đưa từ Lào về khi còn nhỏ rồi xây dựng chuồng và làm tầng hầm nuôi hổ lớn để bán.

Hiện Cơ quan CSĐT Công an huyện Yên Thành đang phối hợp cùng Phòng Cảnh sát môi trường, Công an tỉnh Nghệ An tiếp tục mở rộng điều tra.

ĐẮC LAM

https://plo.vn/an-ninh-trat-tu/sau-khi-giai-cuu-17-con-ho-trong-nha-dan-o-nghe-an-thi-8-con-da-chet-1006420.html

1 nhận xét:

  1. Mot vu tham sat dong vat hoang da cua lu nguoi man dai.

    Trả lờiXóa