Thứ Sáu, 15 tháng 5, 2020

CSGT được dừng xe ko có lỗi: Lạm quyền và vi hiến?


CSGT được dừng tất cả xe không có lỗi: Lạm quyền và vi hiến?
RFA 2020-05-13 - 
Thông tin vừa nêu được nhà hoạt động dân chủ Đinh Quang Tuyến và một số người dân Đài RFA tiếp xúc cho rằng tất cả dân chúng tại Việt Nam trong vòng một tháng tới sẽ bị đặt trong tình huống buộc phải ít nhiều góp phần “tăng thu” cho CSGT một cách trái luật để công việc thường nhật của họ không bị ảnh hưởng, như qua status của Luật sư Lê Công Định đăng tải trên trang Facebook cá nhân vào tối ngày 13/5 “Đây là hành vi lạm quyền bất chấp hiến pháp và luật pháp, nhân danh trật tự và an toàn xã hội. Ở những nước có tòa án bảo hiến, chắc chắn quyết định kiểu này sẽ bị kiện và huỷ bỏ.”
Một trường hợp bị cảnh sát giao thông xử phạt tại Hà Nội.
Tổng kiểm soát xe trong một tháng
Phòng CSGT đường bộ-đường sắt Công an TP.HCM (PC08) thông báo từ ngày 12 đến ngày 14/5 tổ chức tuyên truyền cho người dân biết về đợt kiểm soát để chấp hành nghiêm các quy định về giao thông. Và, kể từ ngày 15/5 đến 14/6, CSGT sẽ phối hợp với các lực lượng cơ quan chức năng của thành phố để ra quân, tăng cường tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm.

PC08 cho báo giới quốc nội biết kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông cơ giới đường bộ trong vòng một tháng tới đây nhằm mục đích giảm ùn tắc giao thông, trong bối cảnh tình hình giao thông tiếp tục phức tạp do lượng xe cộ đông đúc trở lại sau lệnh giãn cách xã hội bởi tác động của dịch bệnh COVID-19.

Báo giới dẫn lời nhấn mạnh của đại diện lãnh đạo PC08 rằng CSGT sẽ tổng kiểm soát đối với xe khách, container, xe hơi, xe máy trong phạm vi thành phố và CSGT sẽ yêu cầu dừng tất cả các loại xe vừa nêu để kiểm tra mà không cần có lỗi ban đầu. Và thông qua việc kiểm tra như thế, công an sẽ kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, là nguyên nhân trực tiếp gây tai nạn giao thông và ùn tắt giao thông.

Quan ngại của dư luận

Đài RFA ghi nhận qua trang fanpage các báo chính thống và cả trên mạng xã hội, nhiều người bày tỏ ý kiến trái chiều. Không ít người ủng hộ với hy vọng lần ra quân tổng kiểm soát của CSGT TP.HCM trong vòng một tháng sẽ có thể cải thiện tình hình giao thông được tốt hơn. Trong khi đó, cũng nhiều ý kiến cho rằng kế hoạch này có thật sự hợp lý hay không?
Bạn trẻ Đăng Quang, một cư dân sinh sống và làm việc tại Sài Gòn, vào tối ngày 13/5 lên tiếng với RFA rằng dưới góc nhìn tích cực thì phần nào đó ngăn ngừa các tệ nạn, thế nhưng vẫn không giải quyết được gốc rễ của vấn đề, tốn kém nhưng lại ko hiệu quả triệt để. Đăng Quang trình bày tiếp:
Thẻ bảo hiểm xe gắn máy bây giờ bán chỉ có 10.000 đồng. Nhưng từ khi ra quy định bảo hiểm xe gắn máy tới giờ thì chưa có vụ nào được đền bù hết. Tức là chỉ có đóng tiền để mua bảo hiểm, nhưng được bảo hiểm cho cái gì thì chưa bao giờ nhận bảo hiểm hết. Chưa có ai nhận được một xu bảo hiểm nào từ chiếc xe gắn máy hết. Vả lại, TP.HCM là thành phố có 9-10 triệu dân, có mật độ xe lớn nhất cả nước. Tỷ lệ xe mua bảo hiểm dù 10.000 đồng/chiếc để khỏi bị phạt nhưng tổng số tiền lên đến tiền tỷ nhiều lắm, mà công ty bảo hiểm không phải đền. Và đó gọi là lợi ích nhóm. Tức là công ty bảo hiểm ‘bơm’ cho công an một ít tiền để công an siết chặt việc đó - Ông Đinh Quang Tuyến
“Theo nhận xét chủ quan của tôi thì chắc hẳn là họ làm chỉ trong thời gian một tháng rồi họ cũng ngưng chiến dịch này thôi, mà không thể làm lâu dài được. Ví dụ nhưng vấn đề như là rượu bia, tai nạn giao thông hay tội phạm… thì họ không giải quyết được tận gốc rễ. Không những thế mà còn phát sinh thêm những vấn đề tiêu cực giữa người dân và chính quyền. Về phía của người dân, ví dụ họ đang đi đường bình thường mà cứ bị dừng lại thì họ cảm thấy bị làm phiền, khó chịu. Thứ hai nữa, vấn đề nhũng nhiễu người dân thì tôi nghĩ chắc chắn là sẽ có chứ không phải không.”
Để tìm câu trả lời cho thắc mắc của những người quan tâm liệu rằng việc dừng xe dù không phạm lỗi ban đầu của CSGT TP.HCM đúng, sai thế nào theo luật định; Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM cho biết Việt Nam đã ban hành luật về quy định CSGT có quyền kiểm tra giấy tờ, có hiệu lực từ năm 2008.
“Việt Nam có Luật Giao thông đường bộ quy định người tham gia giao thông khi đi đường phải mang theo những giấy tờ điều khiển phương tiện giao thông: giấy phép lái xe, giấy đăng ký xe, giấy bảo hiểm xe và những giấy tờ trong luật quy định và nếu không mang theo tất cả những giấy tờ đó trong lúc tham gia giao thông thì họ có quyền phạt. Luật có nhưng mà không làm và bây giờ bắt đầu làm.
Cho nên, trong ngày 14/5 họ sẽ tuyên truyền. Ở đây luật đã có rồi và họ không hề ban luật, mà họ nhắc lại luật và họ nói rằng họ sẽ xử phạt theo điều luật đó. Tại vì khi xử phạt thì họ sẽ ghi rõ vi phạm ở điều nào. Ví dụ như trong quy định nghị định của Chính phủ là người điều khiển phương tiện giao thông không mang theo giấy tờ xe khi tham gia giao thông thì họ có quyền phạt mấy trăm ngàn.”
Liên quan câu hỏi về quyền đi lại của công dân có bị hạn chế theo quy định của Hiến pháp khi bị CSGT bất thình lình chặn lại để kiểm tra giấy tờ, Luật sư Nguyễn Văn Hậu giải thích:
“Quyền công dân chỉ bị hạn chế theo luật định. Trong Hiến pháp, Điều 14 quy định quyền con người và quyền công dân chỉ bị hạn chế theo luật định và phải ghi trong luật. Còn như không ghi trong luật thì họ không được hạn chế quyền tự do đi lại của người dân.
Quyền con người và quyền công dân chỉ bị hạn chế theo luật định trong những trường hợp bao gồm vi phạm an ninh quốc gia, vi phạm trật tự công cộng, vi phạm đạo đức xã hội, vi phạm về sức khỏe của cộng đồng. Do đó, Luật Giao thông đường bộ có quy định đó rồi thì không có làm hạn chế quyền đi lại.”
Luật sư Nguyễn Văn Hậu khẳng định với RFA rằng luật quy định là vậy, tuy nhiên cũng thừa nhận trong quá trình thực hiện dĩ nhiên khó tránh khỏi những điều mà ông gọi là “việc này, việc kia”. 
Ảnh minh họa.  Cảnh sát giao thông tại Hà Nội.
Ảnh minh họa. Cảnh sát giao thông tại Hà Nội. AFP
Qua trao đổi với với RFA, một số người dân Sài Gòn than phiền về tình trạng CSGT gây khó dễ, nhũng nhiễu người đi đường bằng việc dừng xe lại và nói “xin tiền cà phê”. Do đó, với thông báo mới CSGT dừng tất cả xe dù không phạm lỗi ban đầu thì sẽ gây phiền hà đến mức nào nữa.
Lo ngại của các cư dân phố thị ở Sài thành cũng phải lẽ vì hàng triệu người dân khi di chuyển trên đường phố hàng ngày cứ phải phập phồng, nom nóp lo sợ có nguy cơ bị trễ làm hay chậm việc sau tiếng tuýt còi hay vẫy tay cùng cây ba trắc của CSGT.
Nhà hoạt động dân chủ Đinh Quang Tuyến, vào tối ngày 13/5 nói với RFA rằng ông nhìn nhận kế hoạch tổng kiểm soát của CSGT TP.HCM được tiến hành bởi hai yếu tố:
“Một là yếu tố vấn đề bảo hiểm và thứ hai là vấn đề hối lộ, nhũng nhiễu để lấy tiền. Ví dụ như bây giờ bắt một chiếc xe chỉ cần thiếu bảo hiểm thôi thì đưa cho CSGT 100-200 ngàn thì được đi để họ kiếm tiền bỏ túi trực tiếp. Thêm vào đó là họ được bên bảo hiểm lại quả.”
Trong Hiến pháp, Điều 14 quy định quyền con người và quyền công dân chỉ bị hạn chế theo luật định và phải ghi trong luật. Còn như không ghi trong luật thì họ không được hạn chế quyền tự do đi lại của người dân. Quyền con người và quyền công dân chỉ bị hạn chế theo luật định trong những trường hợp bao gồm vi phạm an ninh quốc gia, vi phạm trật tự công cộng, vi phạm đạo đức xã hội, vi phạm về sức khỏe của cộng đồng. Do đó, Luật Giao thông đường bộ có quy định đó rồi thì không có làm hạn chế quyền đi lại - Luật sư Nguyễn Văn Hậu
Ông Đinh Quang Tuyến phân tích:
“Thẻ bảo hiểm xe gắn máy bây giờ bán chỉ có 10.000 đồng. Nhưng từ khi ra quy định bảo hiểm xe gắn máy tới giờ thì chưa có vụ nào được đền bù hết. Tức là chỉ có đóng tiền để mua bảo hiểm, nhưng được bảo hiểm cho cái gì thì chưa bao giờ nhận bảo hiểm hết. Chưa có ai nhận được một xu bảo hiểm nào từ chiếc xe gắn máy hết. Vả lại, TP.HCM là thành phố có 9-10 triệu dân, có mật độ xe lớn nhất cả nước. Tỷ lệ xe mua bảo hiểm dù 10.000 đồng/chiếc để khỏi bị phạt nhưng tổng số tiền lên đến tiền tỷ nhiều lắm, mà công ty bảo hiểm không phải đền. Và đó gọi là lợi ích nhóm. Tức là công ty bảo hiểm ‘bơm’ cho công an một ít tiền để công an siết chặt việc đó.”
Báo mạng Pháp Luật TP.HCM, vào ngày 6/5 cũng loan tin, dẫn nguồn từ Cục CSGT Bộ Công an (C08) cho biết lực lượng CSGT trên toàn quốc sẽ ra quân tổng kiểm soát xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông từ ngày 15/5 đến ngày 14/6.
Thông tin vừa nêu được nhà hoạt động dân chủ Đinh Quang Tuyến và một số người dân Đài RFA tiếp xúc cho rằng tất cả dân chúng tại Việt Nam trong vòng một tháng tới sẽ bị đặt trong tình huống buộc phải ít nhiều góp phần “tăng thu” cho CSGT một cách trái luật để công việc thường nhật của họ không bị ảnh hưởng, như qua status của Luật sư Lê Công Định đăng tải trên trang Facebook cá nhân vào tối ngày 13/5 “Đây là hành vi lạm quyền bất chấp hiến pháp và luật pháp, nhân danh trật tự và an toàn xã hội. Ở những nước có tòa án bảo hiến, chắc chắn quyết định kiểu này sẽ bị kiện và huỷ bỏ.”

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét