Thứ Ba, 20 tháng 4, 2021

Đừng biến sân Golf thành xung đột chính sách

Một số cán bộ đi công tác Sài Gòn bảo mình mỗi lần ra sân bay Tân Sơn Nhất thấy bên ngoài đường đi kẹt cứng và chật chội, bên trong máy bay chen chúc nhau xếp hàng..., rồi từ phòng chờ nhìn xuống sân golf bên cạnh thấy các quan khách nhàn nhã xách gậy tung tăng dạo chơi trên những bãi cỏ rộng mênh mông mà căm tức ! Đúng là rước thần về thì dễ, tiễn thần đi thì khó. Sân gôn ở sân bay TSN là minh chứng rõ nhất. Từ lâu chính phủ, báo chí và các nhà khoa học đã dự báo các cơ sở hạ tầng sân bay như nhà ga, đường băng, kho hàng, phòng chờ... sẽ nhanh chóng không đủ nhưng bất chấp bác Tổng Chủ oai phong lẫm liệt và hùng hổ đánh tham nhũng, nó vẫn nghênh ngang không sợ, vẫn nằm vững như bàn thạch ở đó, không sao tiễn đi được. Rõ ràng nhóm lợi ích có máu mặt ở đây hoàn toàn không sợ pháp luật và dư luận xã hội phản đối.
Đừng biến sân Golf thành xung đột chính sách
FB Nguyễn Tiến Tường 20-4-2021 - Xin khẳng định rằng người viết bài không định kiến với Golf. Golf là môn thể thao đã có tính phổ biến hơn, cho dù nó vẫn ngoài tầm với của trung lưu. Xã hội có nhiều giai tầng nhu cầu, nhu cầu nào cũng xứng đáng được tôn trọng. Khi các trường đại học mở khoa Golf, không có gì phải bỉ bác. 
Có thể là hình ảnh về một hoặc nhiều người
Nhưng khi các địa phương ùn ùn đội đơn xin giảm thuế và hạ giá thuê đất sân Golf, họ đang mưu cầu một sự thiên lệch về chính sách. Chính Phủ đã bác nhiều lần.
Không có lý do gì biệt đãi cho sân Golf, khi rõ ràng nhiều trong số những người vào sân là quan chức. Quan chức xin ưu đãi sân golf, nghĩa là có ưu đãi chính mình trong đó.

Kể cả khi cấp phép một sân golf, điều đầu tiên phải xem xét là yếu tố giao hoà các nhu cầu xã hội của địa phương. Nhu cầu đó không chỉ có điện đường trường trạm mà còn là vui chơi giải trí, chất lượng sống… Nên các quy hoạch phải ưu tiên phục vụ số đông thay vì một nhóm người. 

Không thể chấp nhận một địa phương mà lãnh đạo mỗi năm chỉ lo hai việc: Làm tượng đài cho dân nghèo và làm sân golf cho người giàu. Thực tế, hiện tượng này đang rất phổ biến.

Nguồn thu ngân sách từ sân Golf cao hay thấp tôi không dám khẳng định, nhưng đánh đổi môi trường là hiện hữu. Trực quan là đã có thể thấy đất đắc địa ven biển, bìa rừng nằm trong vòng tay tham vọng của tư nhân.

Có thể là hình ảnh về một hoặc nhiều người và mọi người đang đứng

Thuê đất 50 năm, qua 10 nhiệm kỳ lãnh đạo, vuông tròn ai biết ra sao. Nhiều sân golf đã biến thành dự án đô thị, nó kéo theo sự đô thị hoá ảo và kích thích cơn sốt đất ở những miền quê với vô vàn hệ luỵ.

Sân golf biến thành xung đột giai tầng thụ hưởng, dễ thấy nhất là Tân Sơn Nhất của Him Lam. Một bên là sân golf cò bay thẳng cánh, vài người nhẩn nhơ vụt gậy, bên kia là vạn người lay lắt vì bị delay do sân bay không đủ đường băng cho máy bay.

Nó đã tồn tại nhiều năm, cho dù không luận vấn đề quan hệ đất đai bên trong sân golf nhưng dễ thấy rằng để chờ mong ai đó hy sinh cho quốc gia và nhân dân là khiên cưỡng, nhất là khi lợi nhuận của đất tăng theo cấp luỹ thừa.

Golf không đáng bị chỉ trích. Người dân cũng không quăng thẻ bài nghèo ra để định kiến với golf. Nhưng quy hoạch sân golf là câu chuyện liên quan đến nhiều giai tầng. Người dân có quyền mưu cầu những quy hoạch sân golf minh bạch quan hệ đất đai và thật sự cần thiết, thay vì mãi mãi mang cảm giác nghi ngờ tư bản thân hữu.

Rước thần đến thì dễ, tiễn thần đi rất khó!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét