Thứ Bảy, 27 tháng 6, 2020

Bí thư, Chủ tịch Quảng Ngãi “trả chức” sau khi bị kỷ luật

Bí thư và Chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi “trả chức” sau khi bị kỷ luật
RFA 2020-06-26 - Ông Nguyễn Khắc Mai, nguyên (Vụ Trưởng) ban Dân vận Trung ương cho rằng quyết định xin thôi chức của hai ông Bí thư và Chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi là một hành động “chạy tội” vì sỹ diện. “Tội của hai ông này thì khá rõ và họ đang đứng trước tình huống liệu rằng có thể được bầu chọn lại trong Đại hội XIII sắp tới không. Do đó, họ phải cân nhắc và làm chuyện như kiểu mình biết trước là xin thôi giữ chức để khi bị gạt ra thì bảo rằng đã ‘từ chối’ trước rồi. Đấy là cái cách họ làm để chạy bớt tội. Thế còn trong Đảng CSVN thì không có văn hóa từ chức đâu.

Bí thư tỉnh Quảng Ngãi, ông Lê Viết Chữ.
“Từ chức” hay “Thôi giữ chức vụ”?
Truyền thông quốc nội, trong vài ngày vừa qua, liên tục đăng tải những ý kiến của một số những người quan tâm đến việc cả hai lãnh đạo cấp cao nhất của tỉnh Quảng Ngãi đồng loạt gửi đơn đến Bộ Chính trị xin thôi giữ chức vụ.

Ông Lê Viết Chữ, Bí thư tỉnh và ông Trần Ngọc Căng, Chủ tịch tỉnh trình bày lý do trong đơn xin thôi giữ chức vụ là để tạo điều kiện kiện toàn công tác nhân sự cho Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi, nhiệm kỳ 2020-2025 sắp tới.

Điều đáng chú là cả hai ông Bí thư Lê Viết Chữ và ông Chủ tịch Trần Ngọc Căng đều bị kỷ luật, với hình thức cảnh cáo.

Bộ Chính trị, vào trung tuần tháng 6, ban hành quyết định kỷ luật đối với ông Lê Viết Chữ trong hai nhiệm kỳ 2010-2015 và 2015-2020 vì đã vi phạm và có khuyết điểm trong điều động, luân chuyển và giới thiệu cán bộ, công chức; đưa sinh viên tốt nghiệp đại học đi học nước ngoài không đúng tiêu chuẩn; đầu tư một số dự án lớn từ nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước; cho thuê đất và giao đất cho doanh nghiệp không qua đấu giá quyền sử dụng đất; tạm ứng trước ngân sách nhà nước để thực hiện dự án; ký văn bản và trực tiếp chỉ đạo giải quyết các kiến nghị của doanh nghiệp không đúng thẩm quyền…

Trước đó, ông Trần Ngọc Căng, hồi đầu tháng 6 đã bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương kỷ luật do đã có sai phạm và khuyết điểm tương tự, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng bộ và Chính quyền tỉnh Quảng Ngãi.
Ngôn ngữ của những người bình thường khi trao đổi với nhau thì muốn nói gì là nói, tùy theo ý của người ta. Nhưng khi nói đến luật thì phải đúng từ ngữ của luật. Giả sử các ông nói rằng ‘tôi trả chức’ hay ‘thôi giữ chức’ thì không ai trách móc gì cả, vì các ông có quyền nói như thế. Nhưng khi viết một đơn chính thức thì phải dùng từ ngữ theo đúng luật pháp quy định, chứ không được quyền nói theo kiểu bỗ bã trong cách nói năng bình thường với người khác được. Một người làm công tác quản lý lâu như các ông thì lẽ nào các ông không thấy điều đó? Chẳng qua các ông nói đúng theo từ ngữ của luật thì khó cho các ông quá, cho nên các ông tìm cách chơi chữ mặc dù biết rằng là không đúng với puật pháp - Tiến sĩ Hoàng Dũng
Đài RFA ghi nhận nhiều người Việt Nam không ít lần kêu gọi quan chức lãnh đạo các cấp nên từ chức khi họ không đủ khả năng điều hành và quản lý trong trách nhiệm được giao phó. Tuy nhiên, hành động gửi đơn đến Bộ Chính trị xin thôi giữ chức vụ của cả hai lãnh đạo cao nhất tỉnh Quảng Ngãi không được đánh giá cao, mà trái lại còn bị chỉ trích.
Nguyên Vụ trưởng Vụ I, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, ông Ngô Văn Sửu, vào ngày 26/6 được Báo mạng Đài Tiếng nói Việt Nam dẫn lời giải thích rằng việc thôi giữ chức của hai ông Bí thư và Chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi không mang ý nghĩa về mặt hành chính, vì theo quy định chỉ có “từ chức” hoặc “cách chức”. Ông Sửu còn khẳng định rằng “chưa nói đến vai trò lãnh đạo cao nhất tỉnh, với tư cách đảng viên, cách làm của họ là không chuẩn, làm khó cho tổ chức”.

Tiếp tục sai phạm qua đơn thôi việc?

Trong tối cùng ngày 26/6, Tiến sĩ Ngôn ngữ học Hoàng Dũng, thuộc Đại học Sư phạm TP.HCM lên tiếng với RFA rằng:
“Ngôn ngữ của những người bình thường khi trao đổi với nhau thì muốn nói gì là nói, tùy theo ý của người ta. Nhưng khi nói đến luật thì phải đúng từ ngữ của luật. Giả sử các ông nói rằng ‘tôi trả chức’ hay ‘thôi giữ chức’ thì không ai trách móc gì cả, vì các ông có quyền nói như thế. Nhưng khi viết một đơn chính thức thì phải dùng từ ngữ theo đúng luật pháp quy định, chứ không được quyền nói theo kiểu bỗ bã trong cách nói năng bình thường với người khác được. Một người làm công tác quản lý lâu như các ông thì lẽ nào các ông không thấy điều đó? Chẳng qua các ông nói đúng theo từ ngữ của luật thì khó cho các ông quá, cho nên các ông tìm cách chơi chữ mặc dù biết rằng là không đúng với puật pháp.”
Tiến sĩ Hoàng Dũng nêu lên quan điểm của ông đối với hai quan chức lãnh đạo đương kim cao nhất của tỉnh Quảng Ngãi:
“Trong đời lãnh đạo của hai ông đã làm nhiều việc sai luật pháp và việc thôi chức cũng là hậu quả từ việc làm sai trái đó. Và hai ông còn làm sai thêm một điều nữa trong luật pháp là trong đơn thôi việc cũng “không quên” làm sai luật.”
Ông Nguyễn Khắc Mai, nguyên (Vụ Trưởng) ban Dân vận Trung ương cho rằng quyết định xin thôi chức của hai ông Bí thư và Chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi là một hành động “chạy tội” vì sỹ diện.
“Tội của hai ông này thì khá rõ và họ đang đứng trước tình huống liệu rằng có thể được bầu chọn lại trong Đại hội XIII sắp tới không. Do đó, họ phải cân nhắc và làm chuyện như kiểu mình biết trước là xin thôi giữ chức để khi bị gạt ra thì bảo rằng đã ‘từ chối’ trước rồi. Đấy là cái cách họ làm để chạy bớt tội. Thế còn trong Đảng CSVN thì không có văn hóa từ chức đâu. Thậm chí còn có những người gây tội lỗi ở cấp dưới thì được ‘đá’ lên cấp trên và giữ chức cao hơn. Ví dụ như vậy! Đây là chuyện thường xuyên trong thể chế này rồi.”
Chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi, ông Trần Ngọc Căng.
Chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi, ông Trần Ngọc Căng. courtesy: cafef.vn
Tuy nhiên, ông Nguyễn Khắc Mai nói rằng việc hai ông quyết định rút lui trong chính quyền cũng là một dấu hiệu được cho là tích cực đối với người dân. Bởi vì cứ chiếu theo lý do của hai vị đó viện dẫn thì họ sẵn sàng nhường chỗ cho những cán bộ khác thích hợp và có khả năng lãnh đạo tốt hơn trong nhiệm kỳ tới.
Mặc dù vậy, nguyên Trưởng ban Dân vận Trung ương, ông Nguyễn Khắc Mai khẳng định rằng vụ việc hai ông Bí thư Lê Viết Chữ và Chủ tịch Trần Ngọc Căng “thôi giữ chức vụ” hay “trả chức” đều là chuyện mà ông gọi là ‘ruồi bu”. Chuyện quan trọng nhất trong cán bộ nhân sự của Đại hội Đảng XIII được lựa chọn, mà ông Nguyễn Khắc Mai nêu lên là họ có đủ tâm và đủ tầm để lãnh đạo đất nước Việt Nam trong thời gian tới hay không, đặc biệt trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động về kinh tế và mối đe dọa nhiều rủi ro từ Trung Quốc, không chỉ riêng vấn đề Biển Đông.
Ông Nguyễn Khắc Mai đề cập đến như vừa nêu, rồi ông kết luận:
Họ coi chuyện trả chức như là một trò chơi. Và nếu như Bộ Chính trị của Đảng CSVN để yên việc này theo cách không làm nữa thì thôi, như một kiểu giận lẫy, không phải là một công bộc của dân thì uy tín của Đảng CSVN càng rệu rã
-Nhà báo Nguyễn Ngọc Già
“Như tình hình hiện nay thì tiêu chí lựa chọn cán bộ theo tiêu chí của ông Trọng đưa ra là tào lao, vớ vẩn và tôi không tin rằng họ sẽ chọn lựa được người tử tế.”
Trong khi đó, nhà báo Nguyễn Ngọc Già nhận định vụ việc xin thôi giữ chức của hai lãnh đạo Bí thư và Chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi rõ ràng đang thách thức dư luận. Bởi vì, ông nguyễn Ngọc Già lập luận rằng nếu như hai vị quan chức này không bị nhận bất cứ hình phạt nào hay biện pháp chế tài nào thì họ đã tạo ra một tiền lệ “vô cùng tốt đẹp” cho những cán bộ lãnh đạo về sau, là cứ tham nhũng, cứ vi phạm pháp luật rồi trả chức là xong.
“Họ coi chuyện trả chức như là một trò chơi. Và nếu như Bộ Chính trị của Đảng CSVN để yên việc này theo cách không làm nữa thì thôi, như một kiểu giận lẫy, không phải là một công bộc của dân thì uy tín của Đảng CSVN càng rệu rã.”

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét